Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Để lại ấn tượng đẹp nhờ những lưu ý trước khi xin nghỉ việc

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thôi việc không chỉ là hành động gửi đơn xin thôi việc hay thu dọn hành lý rời khỏi công ty.  Đó còn là sự chấp thuận của cấp trên, là cả một nghệ thuật ứng xử chuyên nghiệp khéo léo. Dù ra đi khi nào và thế nào thì bạn vẫn nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Trước khi quyết định “một đi không trở lại”, hãy chắc chắn rằng bạn biết được những điều lưu ý trước khi xin nghỉ việc dưới đây

Cần tìm việc làm gấp

1. “Nhảy việc” bừa bãi, vô ý thức – Văn hoá nghỉ việc không lành mạnh

Có nhiều người nghĩ rằng thay đổi công việc thường xuyên chứng tỏ bạn là một người năng động và có năng lực, người khác lại nghĩ rằng bạn là người không trung thành và không tin tưởng được và quan niệm của những nhà tuyển dụng tại Việt Nam thì pha trộn giữa 2 suy nghĩ trên.

Tất nhiên, quan niệm nào cũng có những lý lẽ riêng nhưng điều quan trọng là người nghỉ việc phải làm thế nào để không gây khó khăn cho công ty và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của bản thân. Khá nhiều bạn trẻ hiện nay có suy nghĩ rằng “Xin việc mới khó chứ nghỉ việc thì đơn giản”. Chính vì lối suy nghĩ này mà có những người thay việc như “thay áo”. Hàng trăm hàng nghìn lý do được đưa ra cho những nhà quản lý: Không chịu được áp lực công việc, bất hoà với đồng nghiệp, mức lương không xứng đáng,.. Tuy nhiên tất cả cái “không” đó đều xuất phát từ một cơ hội việc làm ở doanh nghiệp ngoài cùng mức lương cạnh tranh hơn.

Một người chủ thông minh sẽ không níu chân nhân viên, còn một người nhân viên thông minh là một người dù nghỉ việc nhưng vẫn luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp. Thế nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là những người nhân viên xin thôi việc hầu hết là hành động theo tác phong không chuyên nghiệp và có thể nói là thiếu “đẳng cấp”. Người ta thường cố lấy lòng và thể hiện khi bắt đầu một công việc nhưng lại xem nhẹ những lưu ý trước khi xin nghỉ việc. Đa số hiện nay đều nghỉ việc đột ngột bởi lúc cơ hội bên ngoài khác ập đến, họ chưa sẵn sàng và chưa chắc chắn, nhưng đến một lúc nào đó họ quyết định rồi thì lại dẫn theo hệ luỵ khiến những nhà quản lý khó mà xoay xở nhân sự kịp

Đáng lý người được biết quyết định nghỉ việc đầu tiên của bạn phải là sếp nhưng sếp lại nghe phong phanh qua nhân viên. Với nhiều người, trước khi làm cho một công ty mới, họ xin làm một thời gian ngắn hạn tại một công ty đối thủ của dự án để lấy “kinh nghiệm” rồi khi có được thứ mình cần họ lại “chuồn” khá lẹ

Người “cao tay” hơn còn biết đánh vào tình cảm của sếp nhưng cuối cùng thì vẫn quyết định ra đi vì không còn lựa chọn nào khác, thậm chí họ còn “mang nhầm” cả tài sản của công ty. Một tình trạng diễn ra phổ biến hiện nay là “tâng mới tìm cũ”. Bạn có thể thấy hiếm có nhân viên mới nào đến công ty mới mà ca ngợi công ty cũ nếu không vì mục đích cá nhân cả. Thường họ sẽ ba hoa chích choè về công việc mới để lấy lòng mọi người. Không hiểu có phải do sự cạnh tranh các công ty ngày càng quyết liệt hay không mà họ lại nghỉ việc một cách bừa bãi và không lành mạnh như vậy.

ký đơn xin nghỉ việc

Gần đây, những người trong giới truyền thông cũng được một phen về việc “nghỉ hội đồng” ở cơ quan này để tới một cơ quan khác với những hứa hẹn hấp dẫn về lương bổng. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu giám đốc của công ty đó phải đặt bút ký 1 – 2 là đơn xin việc thì không sao mà giờ họ phải ký chục lá đơn xin việc thì cảm giác sẽ thế nào? Nghỉ việc có cần phải là phong trào, có cần phải là “hiệu ứng” lây lan như thế không? Họ đã tốn bao nhiêu công sức để “bắt tép nuôi cò”, nhưng cũng đành bó tay vì một khi nhân viên muốn đồng loạt nghỉ việc thì cũng không thể ép họ ở lại

Cuộc sống đang mở ra nhiều cơ hội và những người có năng lực lại được “săn đón” nhiều hơn. Từ bỏ công ty cũ để có được một cơ hội tốt hơn cho bạn trong tương lai là hợp lý nhưng cũng không đồng nghĩa bạn được phép nghỉ đột xuất không báo trước. Văn hoá nghỉ việc bừa bãi, vô tổ chức diễn ra khá phổ biến hiện nay cần phải được loại bỏ. Vậy thì câu hỏi tiếp theo đặt ra ở đây là: Những lưu ý trước khi xin nghỉ việc là gì?

2. Những lưu ý trước khi xin nghỉ việc bạn cần nhớ

2.1. Cân nhắc kỹ trước khi gửi đơn xin nghỉ

Trước khi “dứt áo ra đi”, bạn cần giữ bí mật và không nên kể cho đồng nghiệp nghe rằng bạn đang tìm một công việc khác. Không có gì chắc chắn rằng người đó không ngồi lê đôi mách với sếp cả. Vì vậy, người quản lý của bạn có thể coi bạn như một kẻ phản bội. Ngay khi cấp trên biết bạn đang muốn đi tìm việc khác, bạn sẽ ngay lập tức đánh mất cơ hội như thăng tiến, lương thưởng hay học khoá đào tạo ngắn hạn. Vì thế hãy nắm giữ bí mật cho đến khi bạn thực sự rời khỏi công ty để tránh những tai tiếng, điều xấu về mình

Bên cạnh đó, thông thường các doanh nghiệp đều có quy định về thôi việc. Đa số đều yêu cầu nhân viên phải báo trước 1 tháng trước khi nghỉ hẳn. Hãy chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra như xử lý công việc dang dở, có tìm được việc mới khi rời công ty không. Chẳng hạn, công ty A quy định cần phải gửi đơn nghỉ việc trước một tháng, bạn có ý định bắt đầu công việc từ tháng 9, vậy thì sẽ phải gửi đơn hoặc gửi mail xin nghỉ việc vào tháng 8

Viết thư xin nghỉ việc: Bạn nên bỏ một chút thời gian để viết đơn xin nghỉ việc tử tế. Điều này sẽ chứng tỏ bạn tôn trọng ban lãnh đạo của công ty và thể hiện trách nhiệm với công việc. Đồng thời, bộ phận nhân sự cũng sẽ có kế hoạch để tuyển thêm nhân viên mới thay thế bạn. Trong bức thư, bạn nên trình bày rõ những kinh nghiệm và có những điều tốt đẹp mà bạn đã trải nghiệm và tích luỹ được trong quá trình làm việc. Bạn có thể trích dẫn hoặc kể lại những sự việc khiến bạn ấn tượng nhất trong thời gian ấy. Đừng quên trình bày mong muốn công ty sẽ không ngừng phát triển trong tương lai

Việc làm nhân sự

2.2. Gỉai thích lý do ra đi

Hãy cân nhắc nếu bạn ra đi vì bức xúc với đồng nghiệp hay những cảm xúc bốc đồng, nhất thời là một lưu ý trước khi xin nghỉ việc khá quan trọng. Nếu bạn có gặp khó khắc vướng mắc ở điểm đó thì nên chia sẻ với cấp trên thay vì xin nghỉ việc ngay lập tức để họ có thể nắm bắt tâm tư nguyện vọng và có cách giải quyết tối ưu cho bạn. Nếu đó không phải lý do chính mà là những lý do tế nhị hơn (lương thưởng không xứng đáng, lãnh đạo không công bằng, thiên vị,..) thì bạn nên tìm một lý do gì đó dễ chịu hơn

Bạn có thể tham khảo 3 lý do xin nghỉ việc dưới đây:

- Các lý do khách quan: Quyết tâm ra đi và không muốn bị sếp giữ lại thì bạn hãy sử dụng những lý do khách quan như: phải chăm lo cho mẹ, có ý đinh kết hôn, chuyển nhà,..

- Không muốn ảnh hưởng tới tiến độ của công việc chung: Lý do nghỉ việc này sẽ dễ được chấp nhận hơn vì khi trình bày nó, lãnh đạo sẽ có cảm giác là bạn đang tập trung cho lợi ích của cả công ty chứ không phải vì mong muốn riêng của bản thân

- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: Đây cũng là một trong những lý do mà sếp vẫn giữ bạn ở lại công ty. Nếu nhất định muốn nghỉ việc thì hãy đề cập đến mong muốn thay đổi mục tiêu nghề nghiệp sau một thời gian dài suy nghĩ. Bạn có thể viết kĩ hơn về việc nhận ra bản thân thích công việc khác như thế nào và tại sao công việc hiện tại lại không phù hợp. Lời khuyên này chỉ thực sự dành cho bạn nếu bạn đã nhận ra mình mong muốn theo đuổi cái gì. Đừng có suy nghĩ rằng mình phù hợp với những công việc hot hiện nay hơn, hay việc nhẹ lương cao. Lãnh đạo và các nhà quản lý sẽ rất khó chịu nếu như bạn không biết cách trình bày khéo léo lý do này.

2.3. Lên kế hoạch chuyển giao công việc

Hãy cố gắng tạo ra một cái kết có hậu cho hành động nghỉ việc. Hiện nay đặc biệt các bạn trẻ cho rằng đã quyết định nghỉ thì là nghỉ luôn chứ cần gì lo chuyển giao công việc. Sếp và người quản lý sẽ thay thế bạn làm điều đó? Hãy đặt mình vào vị trí của người chủ, họ sẽ lắc đầu ngao ngán với một nhân viên hành xử không chuyên nghiệp như vậy. Nếu không muốn để lại những dư âm xấu thì bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi như: Ai sẽ là người thay bạn làm các dự án dang dở, đến lúc thôi việc bạn đã hoàn thoàn được mấy phần trách nhiệm? Đừng quên tham khảo thêm các mẫu bàn giao công việc để biết minh cần làm sao cho đúng với quy đinh trong hợp đồng đã ký trước đó.

Lên kế hoạch chuyển giao không những chứng tỏ bạn là một người trách nhiệm mà bạn chắc chắn sẽ được sếp khen ngợi và cảm ơn. 

2.4. Tìm công việc mới trước khi xin nghỉ việc

Chắc chắn rằng tìm việc mới sẽ khó khăn hơn nếu như bạn đang thất nghiệp. Tốt nhất là bạn nên tìm công việc ưng ý trước rồi mới xin nghỉ. Đó là lựa chọn tối ưu nhất bởi nhà tuyển dụng giỏi sẽ luôn tìm thấy sức hút của các ứng viên đang làm việc tại công ty khác. Điều ấy sẽ khiến bạn trở thành một “con mồi” đầy tiềm năng mà nhà tuyển dụng muốn chinh phục. Và đừng quên rằng website Timviec365.vn luôn có những thông tin tuyển dụng hấp dẫn, uy tín nhé.

Hãy thực hiện ngay vì cơ hội công việc tốt đến với bạn không nhiều. Lúc này bạn có thể tìm các mẫu cv đẹp mà bạn cho là phù hợp với vị trí mà mình đang ứng tuyển để chuẩn bị sẵn cho quá trình tìm việc làm mới.

2.5. Hãy lưu giữ những kho báu về tài liệu công việc

Khi đã "ra đi không trở lại", hầu hết nhân viên đều làm mất những bảo bối quan trọng trong máy tính như tài liệu, thông tin khách hàng hay các phần mềm chuyên ngành. Do đó để đảm bảo những nội dung hữu ích này sẽ đi theo bạn ngay cả khi bạn đã nghỉ việc rồi thì một lưu ý trước khi xin nghỉ việc là bạn hãy dành thời gian để lưu trữ chúng. Biết đâu những bảo bối này có ngày bạn sẽ cần dùng đến trong công việc mới thì sao.

nhân viên nghỉ việc

2.6. Thân thiện và chuyên nghiệp đến phút chót

Người ta nói rằng các nhà lãnh đạo chỉ có thể đánh giá chính xác một nhân viên qua cách họ xin nghỉ việc. Kể cả bạn có sung sướng hay buồn bã khi phải rời công ty thì cũng đừng quân chia tay mọi người một cách thân thiện và vui vẻ nhất. Nếu bạn làm những người ở lại giận dữ. Điều này sẽ khiến nhiều người “cố tình quên” một số khoản phải thanh toán cho bạn trước khi ra đi. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình nghỉ việc mà bạn nhận được lời mời phỏng vấn từ công ty khác thì hãy cố gắng sắp xếp lịch và thời gian sau giờ làm việc hoặc trong giờ ăn trưa. Nếu quá khó khăn thì hãy sử dụng thời gian nghỉ phép của bạn

2.7. Giữ liên lạc và xây dựng các mối quan hệ

Bạn đừng quên giữ liên lạc với các đồng nghiệp khi quyết định xin nghỉ việc tại công ty. Trong thời gian làm việc, hãy đảm bảo mọi người đều có thông tin liên lạc của bạn và biết được bạn đang làm gì và ngược lại, họ cũng thế. Thỉnh thoảng, hãy sắp xếp thời gian gặp gỡ vài người để nghe họ lắng nghe và chia sẻ về cuộc sống. Giữ liên lạc với người cũ và đồng thời bạn cũng phải tạo dựng nhiều mối quan hệ với người xung quanh để nắm lấy những cơ hội mới. Ai cũng biết rằng: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, tư trí tuệ”. Rõ ràng ai cũng biết được sức mạnh của việc có những mối quan hệ tốt. Vừa có quan hệ, vừa có tri thức thì việc gì phải lo sợ thất nghiệp nhỉ?

Việc làm chăm sóc khách hàng

2.8. Lên kế hoạch nghỉ mát, du lịch

Đây là lời khuyên mà Timviec365.vn mong muốn bạn thực hiện nhất! Công việc cũ làm bạn cảm thấy quá stress, quá gò bó thì lúc xin nghỉ việc, bạn cũng phải dành thời gian cho bản thân mình. Đó là lúc bạn có nhiều thời gian rảnh, vậy ngại gì mà không tự thưởng cho mình một chuyến du lịch hay vui chơi “tẹt ga” trước khi bước vào guồng quay mới. Nếu muốn thư thái, yên bình thì hãy tìm đến những khu nghỉ dưỡng hay những bãi biển. Thưởng phạt bản thân đúng cách sẽ giúp bạn lấy lại “phong độ” sau khi nghỉ việc cũ và trước khi hoà nhập vào môi trường mới

Nghỉ việc – Hãy ngẩng cao đầu và hành động trong tư thế của một người đàng hoàng. Biết cách cư xử đúng mực sẽ giúp bạn để lại “dư âm” tốt đẹp ở công ty cũ và biết đâu trong tương lai bạn lại trở về “tắm ao nhà” thì sao? Hy vọng những vấn đề cần lưu ý trước khi xin nghỉ việc Đừng quên những nỗ lực và kỷ niệm đẹp tại công ty cũ, dù đã có nhận thức đúng đắn từ những thông tin mà Timviec365 đã chia sẻ.

>>> Xem thêm: Những lời khuyên hữu ích dành cho người muốn xin thôi việc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;