
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Có 2 trường hợp xảy ra khi bạn đi xin việc làm biên phiên dịch đó là được nhận và không được nhận. Chắc chắn là chẳng ai muốn mình rơi vào trường hợp thứ hai, ngay cả bạn cũng vậy.
Khi đi tìm việc làm biên phiên dịch, ứng viên cần chú ý điều gì? Những điều gì nên làm và không nên làm để bạn nhanh chóng sở hữu việc làm mong muốn? Cùng timviec365.vn khám phá ngay những thông tin ở bài viết bên dưới để có câu trả lời rõ ràng nhất.
Nếu là sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa từng đi tìm việc làm thì có lẽ đây còn là ẩn số. Không nắm bắt được những bí quyết này khiến cho bạn đi tới thành công xa hơn, khó khăn trong khâu ứng tuyển. Vậy những điều nên làm khi đi tìm việc biên phiên dịch bao gồm những gì?
Khi bạn tham lam về của cải vật chất, những thứ của người khác nhưng lại muốn nó thuộc về mình thì mới sợ xã hội lên án, còn khi bạn muốn mở rộng kiến thức, muốn học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân thì điều đó hoàn toàn được ủng hộ.
Có thể nói nghề biên phiên dịch là một nghề đặc trưng, một biên phiên dịch viên cần phải am hiểu rõ ngọn ngành tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống như là chính trị, kinh tế, văn hoá, thời trang hay kỹ thuật,...
Bởi lẽ công việc của họ là dịch thuật lại theo yêu cầu của khách hàng, mà những yêu cầu đó lại rất đa dạng về chủ đề, nếu không hiểu biết rộng chắc chắn bạn sẽ khó mà thấu hiểu ý của tác giả.
Ngày nay, cả xã hội đều thay đổi, nếu bạn không chịu thay đổi bằng cách cập nhật thông tin và nâng cao sự hiểu biết vậy thì chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành người lạc hậu hay đi sau thời đại.
Mở rộng kiến thức ra nhiều lĩnh vực là nhiệm vụ cần thiết mà một biên phiên dịch viên cần làm, tuy nhiên nếu đam mê hay phải đầu quân cho một đơn vị chuyên nghiệp nào đó thì bạn cũng nên chú trọng nhiều hơn vào mảng chính. Sự chuyên môn hoá luôn đem lại hiệu quả công việc cao và điều đó đúng với cả các ứng viên trong ngành biên phiên dịch này.
Xem thêm: Những mẫu cv xin việc đẹp
Không chỉ bác sĩ, biên phiên dịch cũng là ngành mà người ta đề cao yếu tố đạo đức hành nghề. Những người không hiểu biết ngoại ngữ - thứ tiếng mà bạn đang có thì họ mới thuê bạn phiên dịch lại. Do vậy dù là bản gốc có nói truyền đạt ý gì thì bạn cũng cần phải sao chép y hệt để người đọc hiểu rõ.
Việc sao chép y hệt ở đây là muốn nói tới ý chính của câu, không chỉ việc bạn copy từng câu từng chữ để khi sang tiếng Việt nó trở thành câu vô nghĩa.
Tuyệt đối không nhằm vào nhân vật chính sau đó nêu quan điểm cá nhân, nhiệm vụ của người làm biên phiên dịch chỉ là truyền đạt lại ý của người viết hoặc người nói để đối tác của họ hiểu những gì họ nghĩ.
Hơn nữa, trong công việc rất có thể bạn sẽ phải tiếp xúc với những giấy tờ, văn bản pháp luật, loại văn bản này lại càng độ chính xác cực kỳ cao. Việc thêm bớt, cải tiến nghĩa của câu là một điều cấm kỵ, rất có thể gây ảnh hưởng tới tác giả hoặc phía đối tác của họ.
“Lương tâm nghề nghiệp” vẫn luôn là kim chỉ nam cho nghề biên phiên dịch bởi “sai một ly đi cả một dặm”. Bạn chỉ cần dịch sai một ý nhỏ, cả câu chuyện sẽ được thay đổi, hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến là kiện tụng, tranh chấp giữa 2 bên mà bạn đang làm cầu nối.
Để trở nên khác biệt so với những ứng viên biên phiên dịch khác, bạn cần phải thay đổi bản thân, nâng cấp trình độ và kiến thức chuyên môn lên một tầm cao mới.
Một biên phiên dịch viên chuyên nghiệp chắc chắn phải có sự nhạy bén, sự thấu hiểu vấn đề, thấu hiểu tâm tư của tác giả và cả người tiếp nhận.
Với một phiên dịch viên hay biên dịch biên chuyên nghiệp, không thể dịch mọi thứ khô khan, làm sao để ý nghĩa vẫn giữ nguyên nhưng câu từ lại khiến người đọc cảm thấy cuốn hút. Một bài dịch cứng nhắc, không hấp dẫn mặc dù đúng về nghĩa nhưng đoán chắc sẽ chẳng ai đón nhận cả.
Khi tìm việc làm ngành này, ứng viên có thể phô tài năng của mình đến mức tối đa nhất, để nhà tuyển dụng có thể đưa ra đánh giá khách quan, ưu thế luôn tìm đến những người biết tận dụng cơ hội.
Hãy so sánh giữa những người có khả năng giao tiếp tốt với người ít nói, ai sẽ là người thu hút được đối phương? Hoặc bạn so sánh 1 nhà văn hành nghề 10 năm với 1 bạn sinh viên chẳng có nhiều kiến thức về văn học, đây là một sự so sánh khập khiễng thế nhưng nó có thể chỉ cho bạn biết sự chuyên nghiệp luôn đến từ sự học hỏi, kinh nghiệm và khéo léo.
Không phải là bác sĩ tâm lý nhưng biên phiên dịch viên vẫn có thể nắm bắt tâm lý của người khác bằng cách lắng nghe, đặt mình vào vị thế của người viết và người tiếp nhận, sau đó đưa ra những quan điểm khách quan nhất.
Chắc chắn một ứng viên sở hữu sự khéo léo, thấu hiểu tâm lý người khác lại nhạy bén trong các tình huống sẽ luôn được nhà tuyển dụng chú ý.
Khi đi tìm việc biên phiên dịch bạn không nên làm điều gì? Cùng khám phá ngay với nội dung bên dưới nhé:
Không nhất thiết phải là các trường đại học, cao đẳng, một biên phiên dịch viên vẫn có thể xuất thân từ những trung tâm đào tạo ngoại ngữ miễn sao bạn thành thạo ngoại ngữ là được.
Tất nhiên, việc không sở hữu bằng cấp sẽ khiến bạn phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba người khác. Bởi lẽ bằng cấp chính là ưu thế mà ưu thế này luôn được nhà tuyển dụng tin tưởng. Muốn người khác công nhận bạn khi không có bằng cấp chuyên môn, hãy làm bằng hành động thực tế. Hoàn thành những thử thách được giao trong thời gian sớm nhất có thể, đó là một phương án hữu hiệu nhất dành cho bạn.
Nếu nhà tuyển dụng chưa tin tưởng bạn, hãy nói với họ rằng bạn có thể chấp nhận thử thách mà họ giao phó. Từ lời khẳng định này phần nào cũng nói lên được năng lực của bạn rồi, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ sớm bị bạn thuyết phục thôi.
Có thể bạn là người rất giỏi chuyên môn lại thành thạo ngoại ngữ, tuy nhiên trong công việc không có giới hạn nào để bạn dựa vào đó và tự mãn với bản thân cả. Bạn giỏi nhưng còn rất nhiều người giỏi hơn bạn, chỉ là họ chưa xuất hiện, đợi đến lúc họ xuất hiện và cạnh tranh với bạn, lúc này thì phải tính thế nào?
Đừng bao giờ thấy những thứ mình đang có là đủ, bạ có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào nếu không đề phòng. Kiến thức chính là thứ vũ khí lợi hại nhất bạn bám trụ được với nghề vậy nên hãy chú trọng tới nó.
Chuyển đổi một ngôn ngữ này sang một thứ ngôn ngữ khác không chỉ đơn giản là nghe, nói, đọc viết, bạn còn phải sở hữu rất nhiều kỹ năng khác. Nếu không phải là người bản xứ, thì ít nhất bạn cũng phải nắm trong tay cuốn từ điển của thứ tiếng đó, hiểu rõ văn hoá, lịch sử hay thực trạng hiện tại để đưa ra những thông tin chuẩn xác và khách quan nhất.
Muốn thông thạo kiến thức chuyên ngành, không có cách nào khác ngoài việc học tập và rèn luyện. Hãy nhớ mọi lời khuyên được đưa ra chỉ mong muốn bạn tốt lên từng ngày.
Xem thêm: Việc biên dịch tiếng anh tại nhà
Không rõ những ngành nghề khác ra sao, chỉ biết rằng nghề biên phiên dịch luôn chứa đựng những áp lực, căng thẳng và mệt mỏi. Tất cả những điều đó có thể khiến biên phiên dịch viên “nổ tung” bất cứ lúc nào.
Vẫn biết là thế tuy nhiên sự nóng nảy lại không được phép tồn tại trong cái nghề này, sẽ chẳng có khách hàng nào muốn hợp tác với một nhân viên cáu gắt và bực dọc với họ cả.
Làm nghề dịch vụ giống như bạn đang làm dâu thiên hạ vậy, nhất nhất phải chiều lòng người khác, cụ thể là khách hàng của mình, nếu không bạn sẽ nhận về kết quả rất khó nhìn.
Trong khi hành nghề, tình huống xấu mà bạn phải đối mặt như là bị nhắc nhở nhiều lần, bắt lỗi chuyên môn hay bị yêu cầu ngừng dịch,...đều xảy ra rất nhiều. Vậy trước khi vào nghề, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ về vấn đề này, dù là trường hợp nào thì bạn cũng không được phép nóng nảy hay hằn học với người khác.
Khi người khác nhắc nhở bạn, đồng nghĩa với việc học đang thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đồng thời việc nhắc nhở này cũng giúp bạn nhận ra rằng mình chưa thực sự hoàn hảo, cần phải khắc phục.
Hãy quyết định theo lý trí của mình, xác định đúng đắn xem đó có phải là đam mê của bạn hay không để tránh xa những hành vi khiến bạn mất đi cơ hội khi tìm việc làm biên phiên dịch nhé.
Vừa rồi timviec365.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những điều nên và không nên khi tìm việc làm biên phiên dịch, hy vọng rằng bạn sẽ sớm có được việc làm ưng ý và đúng với chuyên ngành mình theo đuổi.
Sau đây là một vài câu thơ để bạn thư giãn về chủ đề nghề biên phiên dịch, hãy cùng tôi đón đọc nhé:
“Nên hay không làm nghề biên dịch?
Dẫu thân nhàn mà đầu óc chẳng chơi
Bạn đi đâu ta có mặt ở đó
Thứ tiếng nào chẳng làm khó được ta
Kiến thức đây ta làm nên tất cả
Dẫu vất vả cùng một lòng quyết tâm
Bạn có nghe tiếng con tim vẫy gọi
Yêu nghề rồi thì gắng phải thành công"
Kinh nghiệm phiên dịch
Hình ảnh của một phiên dịch viên chuyên nghiệp lúc nào cũng xuất hiện trong đầu bạn, chắc có lẽ là vì bạn đam mê và yêu thích nghề đó quá. Vậy nếu như được nhận vào làm ở một công ty nào đó thì bạn sẽ phiên dịch như thế nào? Cùng tham khảo những kinh nghiệm phiên dịch hữu ích và hiệu quả ở bài viết bên dưới để mở rộng vốn kiến thức cho bản thân mình nhé!
Chia sẻ
Bình luận