Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2024
Xây dựng là một ngành liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt trong số đó là vấn đề an toàn lao động. Vì vậy, với các cá nhân khi hoạt động với vai trò giám sát, chủ nhiệm hay chỉ huy trưởng công trình thì việc có giấy chứng nhận hành nghề xây dựng là rất quan trọng. Đây được coi là cơ sở để thực hiện các công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật đề ra. Vậy, làm thế nào để có chứng chỉ hành nghề xây dựng? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là một văn bản do Bộ Xây dựng hoặc Sở xây dựng cấp phép cho các cá nhân. Những cá nhân sở hữu chứng chỉ này mới có quyền được tham gia vào các hoạt động xây dựng một cách độc lập với vai trò là giám sát trưởng, chỉ huy trưởng hay chủ nhiệm,... Việc yêu cầu có chứng chỉ hành nghề với các cá nhân trở thành điều kiện bắt buộc đã được quy định ở điều 148 của luật xây dựng.
Thực tế, chứng chỉ hành nghề xây dựng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp luật mà đây còn là văn bản thể hiện trình độ, năng lực của cá nhân đó trong việc hoạt động tại lĩnh vực xây dựng. Nhờ có chứng chỉ hành nghề xây dựng này mà bạn có thể tăng thêm sức cạnh tranh cho chính bản thân mình.
Ngoài dựa trên luật xây dựng thì các cơ sở pháp lý của chứng chỉ hành nghề xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật sau:
- Luật Xây dựng năm 2024 số 50/2024/QH13 vào ngày 18/6/2024.
- Nghị định của chính phủ ban hành về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, số 59/2024/NĐ-CP vào ngày 18/06/2024.
- Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh các công trình thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng, số 100/2024/NĐ-CP vào ngày 16/7/2024.
- Quyết định của Bộ Xây dựng ban hành về việc các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, số 1155/QĐ-BXD vào ngày 22/8/2024.
- Thông tư của Bộ Xây dựng ban hành về việc hướng dẫn một vài nội dung về chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng và việc quản lý các nhà thầu nước ngoài có hoạt động xây dựng tại Việt Nam, số 8/2024/TT-BXD vào ngày 5/10/2024.
Trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh các tổ chức, cơ quan thì các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này nếu muốn giữ các chức danh cụ thể như quản lý hay chủ nhiệm,...nói chung là các chức danh chủ chốt của một dự án xây dựng thì chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản yêu cầu cần thiết phải có.
Một vài lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề xây dựng như:
- Khảo sát địa điểm thi công xây dựng
- Thiết kế việc quy hoạch dự án công trình xây dựng
- Thiết kế xây dựng các loại công trình
- Giám sát việc thi công các công trình xây dựng
- Thực hiện định giá công trình xây dựng
- Thực hiện quản lý các dự án xây dựng
Hiện nay, việc phân loại chứng chỉ hành nghề có thể dựa theo lĩnh vực xây dựng khác nhau. Tương tự như ở trên, có những loại chứng chỉ cụ thể như:
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: gồm địa hình và địa chất.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế các loại công trình xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công các công trình xây dựng
- Chứng chỉ hành nghề định giá các công trình xây dựng
- Chứng chỉ hành nghề quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình
- Chứng chỉ hành nghề kiểm định dự án công trình xây dựng
Bên cạnh cách phân loại trên thì chứng chỉ hành nghề xây dựng còn được phân thành các hạng. Bao gồm:
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3
Việc làm chỉ huy trưởng công trình
Với chứng chỉ hành nghề xây dựng thì các cá nhân muốn sở hữu được chứng chỉ này thì phải tìm đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Vậy, những cơ quan nào có quyền cấp chứng chỉ cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng?
- Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 thì các cá nhân muốn xin được cấp phép thì phải tìm đến Cục quản lý xây dựng tại địa phương mình hoạt động lĩnh vực xây dựng hoặc tại nơi đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng.
- Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 và hạng 3 thì sẽ do Sở xây dựng thực hiện việc cấp phép. Các cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hạng 2 hoặc hạng 3 thì có thể tìm đến Sở Xây dựng tại địa phương mình đang tham gia vào các dự án công trình xây dựng hoặc nơi mình đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng,...
Với chứng chỉ hành nghề xây dựng các hạng như hạng 1, hạng 2, hạng 3 do Cục Quản lý hoạt động Xây dựng, Sở xây dựng thuộc Bộ xây dựng trực tiếp cấp phép thì dựa trên thông tư số 08/2024/TT-BXD và nghị định số 100/2024/TT-CP quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề xây dựng là 5 năm. Điều này được áp dụng trên toàn quốc và đối với tất cả các lĩnh vực xây dựng yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Với thời hạn 5 năm này thì cứ sau 5 năm, các cá nhân sẽ phải thực hiện việc làm hồ sơ xin cấp phép lại chứng chỉ hành nghề xây dựng cho mình.
Việc làm Xây dựng tại Hồ Chí Minh
Để có thẻ sở hữu cho mình chứng chỉ hành nghề xây dựng một cách đúng quy trình và nhanh chóng thì việc nắm bắt các thông tin về điều kiện cấp phép, hồ sơ xin cấp phép chứng chỉ là điều rất quan trọng và cần thiết.
Các cá nhân nếu muốn được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho mình thì phải thỏa mãn một vài các điều kiện cụ thể sau đây:
- Một vài điều kiện chung cần có:
+ Các cá nhân là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài nhưng được phép cư trú và hoạt động, làm việc tại Việt Nam.
+ Có đầy đủ hành vi, năng lực, trách nhiệm dân sự. Có khả năng chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động do mình quyết định trước pháp luật.
+ Trình độ và kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
+ Vượt qua được bài kiểm tra sát hạch theo quy định.
- Những điều kiện riêng của chứng chỉ hành nghề xây dựng
+ Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1:
Chứng chỉ này yêu cầu ứng viên cần có trình độ Đại học trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động xây dựng xin cấp phép. Bên cạnh đó là yêu cầu về kinh nghiệm với lĩnh vực chuyên môn xin chứng chỉ hành nghề ít nhất là 7 năm.
+ Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2:
Đây là chứng chỉ mà ứng viên muốn sở hữu thì cần phải tốt nghiệp đại học với trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung lĩnh vực xây dựng xin cấp phép hoạt động. Ngoài ra, kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn cần có là từ 5 năm trở lên.
+ Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3:
Với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 thì các cá nhân cần tốt nghiệp trình độ Trung cấp, Cao đẳng trở lên với chuyên ngành phù hợp xin cấp phép. Kinh nghiệm làm việc để sở hữu chứng chỉ này là từ 3 năm trở lên với trình độ Đại học và từ 5 năm trở lên với trình độ Cao đẳng hoặc là trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.
Sau khi đã nắm bắt được điều kiện cần có thì việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là chuẩn bị một bộ hồ sơ thật đầy đủ với các loại giấy tờ cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quy trình xin cấp chứng chỉ được tiến hành và diễn ra nhanh chóng hơn.
Hồ sơ này sẽ bao gồm với các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng nói chung, cho dù là hạng 1, hạng 2 hay hạng 3. Một bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm:
- 2 thẻ chân dung người xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng có kích thước 4x6 với phông nền trắng. Thời gian chụp ảnh thẻ không quá 6 tháng kể từ lúc nộp đơn.
- 1 đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Mẫu đơn này được in ra theo đúng mẫu quy định của Bộ Xây dựng tại Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định.
- Tư liệu hình ảnh về bản chính của giấy phép đăng ký kinh doanh trong việc hoạt động lĩnh vực xây dựng.
- 2 bản sao bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp. Các bản sao cần được công chứng đầy đủ, rõ ràng tại cơ quan địa phương có thẩm quyền.
- 1 bản kê khai các kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình. Các văn bản, văn bằng do các cơ sở chuyên môn đào tạo hợp pháp trực tiếp cấp có nội dung phù hợp với nội dung đề ra trong chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Sát hạch được coi là một trong những yêu cầu bắt buộc phải có để sở hữu chứng chỉ hành nghề xây dựng. Các trình tự sát hạch được diễn ra như thế nào và thời gian sau bao lâu có thể nhận được chứng chỉ?
Việc thi sát hạch trở thành yêu cầu bắt buộc. Bài thi sát hạch này ẽ có những đặc điểm sau:
- Hình thức thi của bài sát hạch sẽ là thi trắc nghiệm.
- Mỗi bài thi sát hạch sẽ gồm 25 câu hỏi và thời gian làm bài là 30 phút. trong 25 câu hỏi này thì sẽ có 10 câu về kiến thức pháp luật và 15 câu còn lại là về kiến thức chuyên môn.
- Thang điểm chấm của bài thi sát hạch là 100 điểm. Trong đó 40 điểm tương ứng với 10 câu pháp luật và 60 điểm tương ứng với 15 câu kiến thức chuyên môn.
- Cá nhân vượt qua được bài thi sát hạch là những cá nhân có kết quả bài thi này từ 80 điểm trở lên. Dưới 80 điểm coi như không vượt qua và chưa đạt yêu cầu.
Việc cấp chứng chỉ sẽ diễn ra khi cá nhân đã nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ đồng thời đã làm bài thi sát hạch của mình theo quy định.
- Hội đồng sẽ thực hiện việc triển khai các thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho các ứng viên sau khi đã có kết quả sát hạch 3 ngày. Việc này cần trình lên Thủ trưởng của đơn vị để có thể xét duyệt, đưa ra quyết định cấp chứng chỉ cho cá nhân đó.
- Sau khi quyết định cấp chứng chỉ được đưa ra thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải gửi giấy đề nghị cấp mã số của chứng chỉ hành nghề xây dựng cho ứng viên tới Bộ Xây dựng trong khoảng thời gian là 3 ngày làm việc.
- Trong 5 ngày làm việc, sau khi Bộ Xây dựng đã nhận được đơn xin đề nghị cấp mã số chứng chỉ hành nghề thì Bộ xây dựng sẽ tiến hành cung cấp mã số đó và đăng tải các thông tin của cá nhân đó lên trên trang thông tin của mình.
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận mã số và thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định cho cá nhân đó.
Trên đây là những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về điều kiện và các thủ tục xin cấp chứng chỉ để có thể áp dụng vào trong thực tiễn một cách tốt nhất.
Trọn bộ thông tin về chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng
Chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng được coi là căn cứ cơ sở pháp lý của một cá nhân để đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá các công trình, dự án đang thi công, triển khai xây dựng. Vậy, làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Các bạn cùng tìm hiểu ngay chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng qua bài viết sau nhé!
Chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc