
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Cao Thị Ninh Giang
Ngành xây dựng có mật độ cạnh tranh khá cao do nhu cầu nâng cấp hạ tầng, cải thiện cuộc sống ở đất nước ta ngày một phát triển. Đứng trước những cơ hội, thử thách và khó khăn trong ngành, các kỹ sư xây dựng mới ra trường hẳn sẽ không tránh khỏi những phút giây yếu lòng, mệt mỏi. Cùng timviec365.vn khám phá xem các kỹ sư xây dựng mới ra trường cần làm gì để trụ vững với nghề cũng như chia sẻ những tâm sự nghề nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.
Trước tiên, khi mới ra trường, các kỹ sư xây dựng sẽ phải trải qua quãng thời gian tìm việc. Đối với nhiều người, đây sẽ là quãng thời gian hoang mang, khó khăn. Tuy nhiên với không ít người đây là lúc để họ lên kế hoạch chuẩn bị cho bản thân hành trang chỉn chu cho công việc trước mắt. Cùng tìm hiểu nhé.
Trước tiên, về mặt kiến thức các kỹ sư xây dựng mới ra trường phải đảm bảo bản thân có vốn kiến thức từ cơ bản đến khá trong ngành học bạn chọn. Nếu có điều kiện, bạn có thể tìm hiểu thêm về những ngành khác thuộc chung khối ngành xây dựng.
Nhiều quan điểm cho rằng, công việc như kỹ sư xây dựng thường đề cao năng lực thực tiễn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức trên trường lớp thường không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có được tất cả những ưu điểm trên thì hành trình tìm việc, gửi CV, tham gia phỏng vấn và đặc biệt là làm việc sau này của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, bất kỳ công tác thực hành nào cũng được áp dụng dựa trên những lý thuyết và ngược lại. Chính vì vậy trong quá trình tìm việc, bạn có thể tranh thủ trau dồi lại kiến thức chuyên ngành đồng thời học thêm những kỹ năng, kiến thức khác phục vụ công việc như ngoại ngữ, tin học,...
Tìm một công việc đúng với ngành học luôn là bài toán khó đối với nhiều sinh viên mới ra trường. Không phải ai cũng may mắn và có đủ năng lực để làm đúng ngành nghề bản thân theo học.
Tuy nhiên, với mật độ phát triển hiện nay của ngành xây dựng, bạn đừng nên dễ dàng từ bỏ mà hãy song song vừa trau dồi kiến thức vừa tìm kiếm công việc phù hợp. Đặc biệt, bạn cũng nên quan tâm đến văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Sự đồng đều và phù hợp trong văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những tiêu chí giữ bạn lại với ngành đấy.
Mỗi ngành nghề, mỗi công việc có một khó khăn vất vả riêng. Nhưng có thể nói ngành xây dựng được coi là một trong những ngành vất vả nhất.
Không chỉ những người công nhân xây dựng trực tiếp tham gia thi công mới vất vả mà chính người kỹ sư xây dựng cũng phải đối diện với những điều kiện làm việc khó khăn, không như ý.
Trong thời gian tìm việc, bạn nên xác định rõ bản thân sẽ phải đối diện với những hoàn cảnh làm việc không như ý cũng như trải qua rất nhiều gian khổ trong nghề. Khi bạn đã tự đảm bảo được tinh thần bản thân sẽ không bị sốc trước những hạn chế trong công việc, bạn sẽ không còn ngần ngại khi lăn xả. Đồng thời, càng hiểu những khó khăn trong công việc, bạn sẽ càng thêm gắn bó và yêu công việc của bản thân hơn.
Xem thêm: Danh sách việc làm xây dựng
Khi đã nhận việc và chính thức tham gia vào thị trường lao động, sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Vậy, bạn cần làm gì để trụ vững trong ngành xây dựng khi vừa mới ra trường? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Khi mới ra trường, một trong những điều khiến các kỹ sư xây dựng dễ tự ti, mất lòng tin vào bản thân nằm ở việc các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt, đối với một ngành nghề có tính thực tiễn cao như xây dựng, khi chưa va vấp nhiều các bạn sẽ dễ cảm thấy yếu kém, thụt lùi so với những đồng nghiệp đã có thâm niên đi làm.
Hãy luôn nhớ một trong những điểm mạnh của bản thân bạn nằm ở sức trẻ. Hãy để tinh thần nhiệt huyết của bản thân trở thành điểm mạnh. Biến sự thiếu thốn trong kinh nghiệm thành tinh thần năng nổ, sẵn sàng lăn xả thử thách bản thân với những nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Hãy luôn vững niềm tin chỉ có việc làm chưa làm chứ không có việc bạn không làm được. Đừng e dè mà hãy mạnh dạn thực hành nhé.
Khi còn trẻ, đặc biệt trong giai đoạn mới ra trường, bạn sẽ dễ gặp phải những áp lực không tên đến từ môi trường xung quanh. Một trong số đó có thể kể đến lương.
Tuy lương của kỹ sư xây dựng luôn nhận được đánh giá tích cực trên thị trường tuyển dụng nhưng khi mới ra trường, với hạng mục công việc và vốn kinh nghiệm ít ỏi bạn sẽ rất khó có thể có một mức lương như ý muốn.
Bạn sẽ phải học cách đánh đổi giữa điều bạn muốn: một mức lương cao, địa vị trong công việc để có được cái bạn cần: kinh nghiệm trong công việc, những bài học, chia sẻ từ lãnh đạo. Đứng trước thành công của những người xung quanh, rất có thể bạn sẽ thấy mình thụt lùi. Tuy nhiên đừng để bản thân biến thành thước đo cho sự thành công của người khác.
Hãy tạo ra giá trị của bản thân để từ đó phát triển trong những công việc tiếp theo nhé.
Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng là gì?
Nhiều bạn cho rằng, khi đã có một công việc ổn định việc học thêm các kiến thức khác là không cần thiết. Đặc biệt với ngành xây dựng, bạn sẽ chỉ cần chăm chỉ tham gia các dự án công trình là sẽ dễ dàng được cất nhắc lên những vị trí cao.
Nhận định này có phần đúng nhưng chưa hoàn toàn đủ và chính xác. Học hỏi không chỉ thông qua trường lớp, tiếp thu những kiến thức mới mà bạn sẽ phải học từ những đồng nghiệp, lãnh đạo xung quanh. Với những sai phạm, thành tích họ đạt được, bạn sẽ rút ra được bài học gì cho chính mình, có quan điểm gì để bản thân không mắc lỗi hoặc đạt được những thành tựu vượt xa hơn?
Đối với những kỹ sư xây dựng mới ra trường, một trong những điểm mạnh các bạn đang có là thời gian và tuổi trẻ. Các bạn nên tận dụng để học hỏi thêm những kiến thức chuyên môn, kỹ năng từ những đồng nghiệp khác và cả dành tho
Tình yêu nghề không tự sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ bị bào mòn bởi những thám năm làm việc. Không phải ai cũng giữ được tình yêu nghề, tránh được sự cạnh tranh, đào thải trong ngành.
Trong ngành xây dựng, chất lượng của mỗi công trình chính là dẫn chứng dễ thấy nhất để khẳng định chất lượng công việc của kỹ sư xây dựng. Muốn đảm bảo được năng lực này, các kỹ sư xây dựng sẽ phải nắm vững những yêu cầu trong ngành.
Từ những kỹ năng đơn giản như đọc bản vẽ, vận dụng các phần mềm đo đạc thiết kế đến những kỹ năng chuyên môn hóa cao hơn đều là chìa khóa để bạn mở ra cánh cửa thành công và ở lại với nghề xây dựng trước những sóng gió trên thị trường lao động.
Khi mới ra trường, hẳn các bạn kỹ sư xây dựng sẽ có nhiều băn khoăn, lo lắng về công việc tương lai. Mong rằng bài viết trên của timviec365.vn đã giúp các bạn biết được các kỹ sư xây dựng mới ra trường cần làm gì để trụ vững với nghề và có thêm niềm tin cũng như được truyền ngọn lửa yêu nghề xây dựng. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Việc làm kỹ thuật xây dựng
Mô tả công việc kỹ sư xây dựng
Nếu bạn còn chưa nắm rõ những nhiệm vụ, yêu cầu của doanh nghiệp đối với công việc kỹ sư xây dựng, hẳn bài viết dưới đây là dành cho bạn. Cùng tìm hiểu xem công việc kỹ sư xây dựng phải làm gì, đảm nhiệm những chức năng như thế nào nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận