Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Quản trị bán hàng là gì? Làm gì với ngành tiềm năng này?

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Xã hội ngày càng phát triển hiện đại chứng tỏ nền kinh tế thị trường đang ngày càng năng động. Các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước vấn đề lớn chính là làm thế nào dẫn đầu và chiếm vị trí ưu thế trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Có nhiều mối bận tâm về doanh số cũng như chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp thấy cần thiết phải có người quản trị bán hàng. Vậy quản trị bán hàng là gì? Chúng ta cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

1. Quản trị bán hàng

1.1. Quản trị bán hàng là gì?

Không để các bạn phải đợi lâu với câu hỏi này nữa. Chính vì thế mà chúng tôi sẽ đi vào trả lời luôn “quản trị bán hàng là gì?

Quản trị bán hàng không chỉ đơn thuần là một ngành, mà nó còn là một nghệ thuật “điêu luyện” của người bán hàng, kết hợp giữa nhân lực và vật lực trong đội ngũ nhân viên bán hàng hay còn được gọi là nhân viên sales để tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty trong ngưỡng cao nhất. Không chỉ đem lại lợi ích riêng cho công ty mà còn cả khách hàng nữa. Quản trị bán hàng cũng sẽ đem lại cho khách hàng những lợi ích, những giá trị sản phẩm, quy cách hàng hóa tốt nhất để nhằm phục vụ khách hàng.

Với ngành quản trị bán hàng trong hệ thống quản lý bán hàng, chính là người hỗ trợ cho lực lượng bán hàng, họ sẽ thực hiện quản lý các thành phần của bán hàng, giám sát bán hàng, hỗ trợ và định hướng cho lực lượng bán hàng đi đúng hướng với chiến lược marketing của doanh nghiệp đó.

Như vậy, quản trị bán hàng có một vai trò không hề nhỏ trong công ty, họ là những người giúp cho công ty, doanh nghiệp đem về lợi nhuận, doanh số bán hàng tối đa nhất, giúp cho bộ phận công việc sale đi đúng chiến lược của công ty. Điều này có thể thấy, quản trị bán hàng đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của công ty không hề nhỏ.

Sau khi bạn đã có những hiểu biết về quản trị bán hàng thì bạn có tò mò rằng, trong ngành này họ sẽ được học những gì mà lại có vai trò lớn trong doanh nghiệp như vậy không? Nếu như bạn cũng đang hứng thú và tò mò với những điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng

1.2. Những kiến thức bạn sẽ được học trong quản trị bán hàng

“Bán hàng” mới nhắc đến hai từ này thôi ta cũng đã thấy được sự năng động cũng như tự do của ngành rồi. Khi nhắc đến bán hàng, chúng ta sẽ hình dung ngay đến môi trường làm việc rộng lớn với vô số “loại” khách hàng khác nhau. Vậy trong ngành quản trị bán hàng thì sao? Nó cũng năng động không hề kém với bán hàng.

Các bạn sinh viên theo học ngành quản trị bán hàng sẽ được học tập trong môi trường vô cùng năng động, không những được học lý thuyết mà bạn sẽ được học cả những kỹ năng bán hàng, những kiến thức thực tiễn như kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàngkỹ năng giao tiếp với khách hàng,... để sinh viên ngành nắm bắt được xu thế cũng như tốc độ phát triển thay đổi nhanh chóng của ngành. Không những thế sinh viên còn được học làm thế nào để có thể nắm bắt xu thế và nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả tốt nhất về cho doanh nghiệp.

Đến với ngành quản trị bán hàng bạn sẽ được học những kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc của mình. Những lý thuyết này sẽ được nhà trường cung cấp cho bạn trong suốt quá trình học. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn như: Marketing, quản trị căn bản, quản trị đội ngũ bán hàng, hành vi khách hàng,...thì sinh viên ngành này còn được trang bị cho một loạt kỹ năng mềm về bán hàng, và quản trị. Giúp cho sinh viên tự tin đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, những kỹ năng này, bạn sẽ được học và tích lũy khi tham gia thực tập và thực hành.

Như vậy, với chuyên ngành quản trị bán hàng này, bạn sẽ được trang bị cho mình những “vũ khí” tối tân nhất để có thể tự tin ra trường và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường việc làm khó tính nhất. Không còn những lo lắng về ngành học sẽ được trang bị gì nữa đúng không nào? Bạn hãy tự tin với chính ngành học của mình.

Việc làm giám sát bán hàng

1.3. Quy trình khắt khe của quản trị bán hàng

Với mỗi một công việc đều có cho mình những quy trình riêng, thế nhưng có những ngành quy trình của nó không hiện hữu, không thể gọi tên và mọi người tự quy định ngầm với nhau như vậy. Thế nhưng có ngành quy trình cần phải hiện hữu ra bên ngoài để thể hiện sự chuyên nghiệp. Đối với ngành quản trị bán hàng, quy trình của nó phải đảm bảo thực hiện như sau:

- Thứ nhất, xác định khách hàng chính là mục tiêu

- Thứ hai, tiếp cận khách hàng

- Thứ ba, thực hiện thăm dò và tìm hiểu khách hàng khi đã có những tiếp cận

- Thứ tư, đưa ra những giải pháp hỗ trợ tốt nhất và thiết thực nhất

- Thứ năm, xử lý những công việc phát sinh và phản biện

- Thứ sáu, ký hợp đồng với khách hàng

- Thứ bảy, thực hiện chăm sóc khách hàng

Với ngành quản trị bán hàng thì nhất thiết phải thực hiện theo 7 quy trình như trên thì mới có thể thành công và thực hiện quản trị bán hàng tốt nhất.

Với ngành quản trị bán hàng, bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ có những cơ hội và tương lai như thế nào không? Đối với những bạn đã học ngành này, hay chưa học ngành này thì chắc hẳn ít nhiều cũng đã hiểu qua về ngành, để biết rõ hơn về những công việc mà bạn có thể làm được sau khi ra trường thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

2. Những công việc ngành quản trị bán hàng có thể đảm nhiệm

 Những công việc ngành quản trị bán hàng có thể đảm nhiệm
 Những công việc ngành quản trị bán hàng có thể đảm nhiệm

Xã hội ngày nay luôn phát triển song hành cùng với nhu cầu con người. Để phục vụ cũng như đáp ứng như nhu cầu đó tốt nhất thì trên tất cả các trang web tìm việc đều cần tuyển nhân viên ngành quản trị bán hàng, với những vị trí hết sức tiềm năng và đem về thu nhập khủng cho người làm.

2.1. Nhân viên bán hàng

Khi nhắc đến nhân viên bán hàng, bạn đừng nghĩ ngay đến công việc “không có đẳng cấp”, nhân viên bán hàng tốt, và chuyên nghiệp cần phải hội tụ rất nhiều kỹ năng và chuyên môn khác nhau mới có thể đảm nhận được vị trí này. Với vị trí là nhân viên bán hàng tại các cửa hàng hay doanh nghiệp thì bạn sẽ được hưởng với mức lương tương đối tốt, giao động từ 7-10 triệu đồng/1 tháng, tuy nhiên đó chưa phải là mức lương cuối cùng mà bạn được hưởng, bên cạnh mức lương cứng hàng tháng bạn được hưởng thì bạn còn được hưởng thêm % doanh số bán hàng và tiền hoa hồng. Như vậy nếu như doanh thu một tháng tăng cao thì mức lương mà bạn nhận được có thể lên đến chục triệu đồng.

Nhân viên bán hàng không phải là công việc mới mẻ và hót, thế nhưng nó lại thu hút được vô số người tham gia vào loại hình công việc này. Điều này không phải là công việc "bình thường" như nhiều người nghĩ, mà cơ hội thăng tiến của bạn vẫn còn rất lớn nếu bạn là người chăm chỉ và có năng lực.

Việc làm nhân viên bán hàng

2.2. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp và công ty chưa bao giờ là hết hot. Xuất hiện và phát triển khá lâu, thế nhưng công việc này lại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức từ người làm. Nhân viên kinh doanh cũng giống như bộ mặt của doanh nghiệp, có doanh nghiệp còn cho rằng, phòng kinh doanh là phòng “nuôi cả công ty”. Vì họ là người trực tiếp đem về lợi nhuận và doanh số cho công ty. Nhân viên kinh doanh không những phải gặp gỡ và làm việc với khách hàng mà họ còn phải lập ra kế hoạch kinh doanh để trình lên cấp trên.

Trong bất kì một doanh nghiệp nào hiện nay cũng đều cần đến vị trí của nhân viên kinh doanh, bộ phận này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh. Khi vai trò được đẩy mạnh thì mức lương mà họ nhận được sẽ vô cùng hấp dẫn.

2.3. Nhân viên hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp

Mới nghe đến cái tên của công việc thôi là bạn cũng có thể thấy được tầm quan trọng của bộ phận này rồi đúng không? Nhân viên bộ phận này sẽ dùng chính những kiến thức mà mình được học để khảo sát thị trường, thăm dò nhu cầu của người dân như thế nào? Sau đó mới giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng, những bước đi trong việc phát triển sản phẩm mới ra thị trường.

Với vị trí nhân viên bộ phận này, bạn sẽ phải thường xuyên di chuyển nhiều địa điểm khác nhau để tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Chính vì thế phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt.

Ngoài những công việc trên, thì bạn còn có thể đảm nhiệm những vai trò công việc như: Nhân viên nghiệp vụ bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên quản trị chất lượng và dịch vụ bán hàng,...và nhiều vị trí trong các doanh nghiệp khác.

Với sự phát triển năng động như hiện nay thì bạn không còn quá khó để tìm được công việc ngành quản trị bán hàng bởi vì bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần đến cử nhân ngành này. Nếu như bạn chưa tìm cho mình được công việc thích hợp tại thành phố mà bạn muốn thì bạn có thể tìm đến địa chỉ timviec365.vn khi đến đây bạn sẽ được hỗ trợ tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Hoàn toàn miễn phí cho người dùng, bạn chỉ cần truy cập vào website timviec365.vn sau đó thực hiện tạo CV online và đăng kí tài khoản thành viên tại đây và bạn sẽ được chúng tôi hỗ trợ tìm việc làm nhanh chóng nhất.

Việc làm cộng tác viên bán hàng online tại nhà

3. Làm gì với ngành quản trị bán hàng đầy tiềm năng?

Làm gì với ngành quản trị bán hàng đầy tiềm năng?
Làm gì với ngành quản trị bán hàng đầy tiềm năng?

Bạn sẽ phải làm gì để trở thành một người quản trị bán hàng giỏi trong tương lai, bạn sẽ phải làm những gì để thành công và thăng hoa trong công việc quản trị bán hàng. Không chỉ là một vị trí nhất định mà bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm được nhiều vị trí khác nhau nữa. Vậy bạn cần phải làm gì với ngành tiềm năng bậc nhất này?

Ngày nay, để bạn trở thành một người bán hàng giỏi không những cần phải có kiến thức tốt, mà còn phải có những kỹ năng mềm đề thành công trong công việc. Không những để giúp cho bạn thành công mà nó còn giúp bạn lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng với công việc đó. Vậy để đạt được những điều như vậy thì bắt buộc bạn phải học tập và trau dồi những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình.

Thứ nhất ” đóng vai làm người mua hàng”. Chúng ta luôn nói “khách hàng là  thượng đế”, “khách hàng là trung tâm” tuy nhiên để hiểu và biết khách hàng cần gì thì bạn phải đặt vị trí của mình vào khách hàng để hiểu rõ hơn nhu cầu của họ. Bên cạnh đó cũng là để hiểu xem điều gì sẽ khiến họ hài lòng và khó chịu. Chỉ có như vậy bạn mới nắm bắt được tâm lý khách hàng tốt nhất.

Ngày đầu tuần, việc đánh giá dựa trên ấn tượng ban đầu là trách nhiệm của nhân viên tiếp thị, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Đó là lý do tại sao bạn cần tạo dựng ấn tượng ban đầu tốt với khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì con người có 10 giây đầu tiên gặp mặt để gây ấn tượng, nếu ấn tượng tốt thì bạn sẽ dễ tiếp cận với khách hàng, còn nếu ấn tượng xấu thì có thể bạn sẽ bị loại ra khỏi danh sách quan tâm của khách hàng.

Thứ ba, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mối quan hệ với khách hàng là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn rất nhiều. Chăm sóc và tận tâm với khách hàng thì bạn sẽ có cho mình những khách hàng tiềm năng lớn. Và có thể với sự nhiệt tình của bạn mà họ sẽ giới thiệu cho bạn những người có nhu cầu khác nữa.

Thứ tư, kiên nhẫn, đâu phải khách hàng nào cũng có nhu cầu mua luôn lúc đó. Chính vì thế mà bạn cần phải cho họ có thời gian để suy nghĩ và cân nhắc về tài chính. Tuy nhiên cũng có những khách hàng sẽ cố tình làm như vậy để xem thái độ phục vụ của bạn như thế nào. Vì vậy, xin hãy thực sự kiên nhẫn với khách hàng của mình nhé, không ai biết họ sẽ thay đổi ý kiến ra sao đấy.

Thứ năm, hãy tư duy tích cực với công việc và cuộc sống, trong công việc không phải lúc nào cũng may mắn giúp bạn thành công. Đối với những người bán hàng mà nói thì sẽ có những lúc hàng ế ẩm, bởi thế mà không nên suy nghĩ bi quan. Hãy suy nghĩ tích cực rằng bạn có thể làm được công việc đó.

Thành công của người quản trị bán hàng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng, tuy nhiên, thành công nó cũng xuất phát từ chính sự nỗ lực và cố gắng của bạn, vì thế mà hãy cố gắng trau dồi và học hỏi thêm để thành công nhé.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn cũng đã biết quản trị bán hàng là gì? Và bạn cần phải làm gì với ngành tiềm năng rồi chứ!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;