Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2024
Bất kể là bạn đang tìm kiếm việc làm hãy đã trở thành người đi làm tại một công ty nào đó, thì những thông tin căn bản về các hoạt động quản lý của công ty cũng là những kiến thức mà bạn cần phải trang bị đầy đủ cho bản thân mình, Ở đây vấn đề mà chúng tôi - timviec365.vn muốn nói đến đó chính là các thông tin về quy chế quản lý tài sản công ty. Vậy liệu bạn đã biết những gì được xoay quanh theo vấn đề này hay chưa? Nếu chưa thì bạn cũng chớ đừng vội lo vì timviec365.vn sẽ đưa đến bạn những thông tin hữu ích nhất ngay bây giờ
Đối với các quy chế quản lý tài sản thì mỗi một công ty sẽ có những quy định khác nhau. Cách thức đề ra các yêu cầu đối với quy chế quản lý tài sản cũng phần nhiều phụ thuộc vào định hướng của công ty đó. Ví dụ, một công ty thương mại - nhà buôn nhập các sản phẩm hữu hình từ nguồn cung và bán lại cho người tiêu dùng sẽ có các quy chế quản lý tài sản khác hẳn so với một công ty tự sản xuất cung cấp các sản phẩm thuộc về tiếp thị dịch vụ, được hiểu là sản phẩm vô hình đến với khách hàng có nhu cầu muốn trải nghiệm.
Căn nguyên của sự khác nhau này chính là tài sản của cơ quan công ty, Nhưng mục đích của việc đề ra các quy chế quản lý công ty đều hướng đến một hiệu quả, kết quả giống nhau. Bên cạnh đó, chúng ta có những điều luật rõ ràng được ban hành nhằm quy lại các điều cơ bản mà một quy chế quản lý tài sản công ty cần phải đảm bảo thực hiện. Vậy mục đích của quy chế quản lý tài sản là gì? Những điều luật liên quan phổ cập các nội quy, quy định đối với vấn đề này ra sao? Chúng ta sẽ cùng đi đến những đề mục sau đây để cùng tìm hiểu rõ hơn.
Mục đích đầu tiên đối với việc đề ra quy chế quản lý tài sản công ty phải nói đến là nhằm đạt được hiệu quả thực hiện thống nhất về quản lý tài sản của công ty mà ở đây chính công ty là đơn vị giao lại cho đội ngũ nhân viên của mình của mình để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và hướng dẫn dựa theo cơ quan hay bộ phận có thẩm quyền ban hành ra để áp dụng.
Thứ hai, quy chế quản lý tài sản công ty sẽ là cơ sở để công ty thực hiện hoạt động khai thác và sử dụng tài sản một cách hiệu quả cũng như tiết kiệm, chống lãng phí hay hạn chế việc để xả ra thất thoát.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy chế quản lý tài sản công ty sẽ hỗ trợ các công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện một cách sát sao hơn.
Ngoài những mục đích chính được nêu ra bên trên, thì các quy chế đối với vấn đề quản lý tài sản công ty sẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận, đội ngũ nhân viên trong công ty trước các hoạt động công tác, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như sử dụng tài sản của nơi mình đang theo làm một cách tốt hơn.
Xem thêm: Cách quản lý tài sản công ty đảm bảo an toàn và hiệu quả
Như đã nói sơ qua ở bên trên, việc thực hiện quy chế quản lý tài sản công ty của từng cơ quan sẽ là khác nhau bởi mục đích được đề hướng hoạt động đối với các công ty. Do đó, trong các quy định của chúng tôi, sẽ có sự phân loại các mục khác nhau để áp dụng cách quản lý tài sản phù hợp với từng loại doanh nghiệp cụ thể. Sau đây, chúng ta sẽ cùng khám phá xem những nội quy ấy như thế nào nhé!
Đối với các phương diện tài sản của công ty, chúng ta có hai loại, một là tài sản cố định hữu hình và hai là tài sản cố định vô hình. Ở đây, các công ty có quyền thay đổi thành phần cơ cấu tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất cũng như kinh doanh của công ty.
Trong việc đầu tư, mua sắm, xây dựng, cải tạo mở rộng tài sản cố định luôn luôn phải dựa vào và tuân thủ theo các quy định được ban hành của nhà nước, cùng với đó phải đảm bảo hiệu quả kinh tế nằm trong điều kiện khả thi được thẩm định về việc quyết định đầu tư.
Theo quy chế quản lý tài chính, hay còn được biết đến tên viết tắt là IMI, được ban hành và có hiệu lực bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 năm 2024, hội đồng quản trị trong công ty có quyền được xem xét, phê duyệt và quyết định các khoản đầu tư nằm dưới 35% tổng giá trị tài sản của khoản đầu tư đó, phần giá trị được ước tính này sẽ phải được dự trù chi phí trước trong báo cáo tài chính đối với công ty ấy.
Trong trường hợp giá trị của khoản đầu tư lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính thì các cấp cao như Đại hội đồng cổ đông phải tham gia phê duyệt quyết định về việc đổ vốn vào đầu tư đó.
Bên cạnh đó, đối với thẩm quyền của vị trí tổng giám đốc, tổng giám đốc sẽ được quyết định, phê duyệt các giá trị đầu tư, xây dựng, củng cố tài sản cố định có mệnh giá từ 1 tỷ đồng trở xuống.
Xét đến tất cả các tài sản cố định đang được có của công ty hay của các đơn vị thì đều phải trích khấu hao, ở đây bao gồm cả các tài sản cố định không cần dùng đến hay ngay cả những tài sản đang chờ thanh lý, trong trường hợp một số các tài sản của công ty thuộc vào nhóm công trình phúc lợi dành cho cộng đồng, thì trích dẫn khấu hao là điều không phải làm. Ngoài ra đối với những tài sản cố định đã được khấu hao bằng hết các giá trị nhưng vẫn đang trong quá trình sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty ấy không phải trích khấu hao nữa.
Ở đây, các công ty hoàn toàn có quyền cho thuê cũng như thế chấp các khoản tài sản nhằm mục đích bảo toàn hay phát triển vốn. Công ty có quyền đem tài sản thuộc sự quản lý, sử dụng để cầm cố thế chấp, nhằm vay vốn hay bảo lãnh các tổ chức tín dụng nội trong phạm vi cho phép và tất cả cần phải thực hiện theo đúng trình tự cũng như thủ tục được quy định trong pháp luật áp dụng.
Đối với cái tài sản thế chấp, cầm cố thì công ty nhất định cần phải có chứng từ, hoặc những tài liệu chứng minh, giải trình tổng hợp ghi lại trong báo cáo tài chính theo từng kì cố định.
Doanh thu, thu nhập cũng là một thành phần hết sức quan trọng nằm trong quy chế thực hiện quản lý tài sản của công ty. Trong các yếu tố được xem là thuộc giá trị doanh thu, thu nhập của công ty sẽ bao gồm phần doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh chính của công ty, hoạt động tài chính cũng như những khoản thu nhập hợp pháp khác.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Thường là số tiền công ty có được trong việc buôn bán sản phẩm, hàng hóa cũng như cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Bên cạnh đó cũng có thể là thu nhập từ những hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay đầu tư vào các đất đai, cơ sở hạn tầng cùng các tài sản khác.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là giá trị doanh thu nằm trong các khoản phát sinh lãi cho vay hay tiền gửi, phổ biến nhất là doanh thu, nhập lãi dựa vào hoạt động đầu tư trái phiếu, tín phiếu, phát hành cổ phiếu, mua bán chứng khoán, hay như đầu tư vào các công ty con và cả những vốn khác.
Sau khi lướt qua một số những thành phần đối với các tài sản của công ty thì bước sau cùng chúng ta sẽ làm đó chính là thực hiện kiểm kê, đánh giá tài sản đó.
Trong vấn đề này, điều đầu tiên mà các công ty phải ghi nhớ là công tác thực hiện kiểm kê tài sản sát sao theo từng kỳ cố định, thường hoạt động này sẽ được diễn ra vào cuối năm, cụ thể là vào ngày 31/12 hàng năm. Nghiệp vụ này sẽ bao gồm những quy trình như tổng hợp lại cùng xác định số lượng tài sản, bất kể là tài sản cố định hay tài sản lưu động, trong khi thực hiện, công ty cần phải đối chiếu lại cùng với các khoản nợ phải thu hay phải trả rồi sau đó lập báo cáo tài chính một cách chi tiết nhất. Theo với đó, nội trong các bộ phận của công ty phải đề ra một đội ngũ gọi là ban kiểm kê tài sản nhằm hỗ trợ thực hiện các khâu nội dung như đã nói ở trên.
Việc kiểm kê tài sản sẽ giúp các công ty tránh để xảy ra thất thoát tài sản trong quá trình vận hành kinh doanh cũng như là cơ sở để đánh giá chất lượng tài sản nhằm xem xét xem có chỗ nào đó cần phải thay đổi, cải tạo hay là bỏ đi, cắt giảm hay không,
Vậy là cuối cùng, timviec365.vn cũng đã một phần nào đó đem đến cho các độc giả những thông tin cơ bản đối với các quy chế quản lý tài sản công ty. Nếu công việc của bạn yêu cầu khối kiến thức chung về vấn đề này hay bạn đang phải thực hiện nó thì chúng tôi hết sức mong rằng đây sẽ là bài viết tốt nhất dành cho thắc mắc của bạn. Chúc các bạn thành công!
Tài sản vô hình của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Ngoài ra, dưới đây là những thông tin liên quan mà timviec365.vn tin rằng các độc giả sẽ muốn đón đọc. Hãy ấn ngay vào link bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết về tài sản vô hình của doanh nghiệp nhé!
Tài sản vô hình của doanh nghiệp
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc