Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thông tin bản mô tả công việc trưởng kênh đại lý hấp dẫn

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng tì vị trí trưởng kênh đại lý là một vị trí khá quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng có thể nhận thấy được điều đó và có sự thấu hiểu rõ ràng về công việc này. Trưởng kênh đại lý làm công việc gì? Mô tả công việc trưởng kênh đại lý chi tiết ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Trưởng kênh đại lý - Họ là ai?

Trưởng kênh đại lý sẽ là một vị trí thuộc phòng bán hàng trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Vị trí này chính là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các kênh bán hàng chính, các siêu thị, cửa hàng, những cơ sở kinh doanh phân phối sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mình. 

Trưởng kênh đại lý sẽ thuộc quyền quản lý của Trưởng phòng bán hàng. 

Vị trí hiện nay đang có vai trò rất quan trọng với mỗi công ty, doanh nghiệp. bởi các kênh bán hàng, phân phối sản phẩm chính là những nơi hoạt động mua bán được diễn ra một cách tích cực nhất và cũng là nơi tiêu thụ chính nhất các mặt hàng của công ty. Vì vậy, nếu không có sự quản lý chặt chẽ các kênh bán hàng này thì việc tiêu thụ cũng như hoạt động buôn bán sẽ gặp những khó khăn và gây nên tình trạng trì trệ cũng như các ảnh hưởng khác. 

Trưởng kênh đại lý là gì?
Trưởng kênh đại lý là gì?

Việc phát triển kênh phân phối chưa bao giờ là không cần thiết, vì thế, các công ty, doanh nghiệp cần lựa chọn thực hiện các chiến lược dựa vào trọng tâm của chính mình. Và người chịu trách nhiệm thực hiện công việc này chính là các trưởng kênh đại lý. Điều này cho thấy được vai trò của chức vị này không hề nhỏ đối với sự phát triển của công ty.

Có thể nói, công việc trưởng kênh đại lý sẽ là một cơ hội công việc hấp dẫn và khả năng thu hút khá nhiều. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức liên quan để có thể có được những định hướng cho tương lai.

Việc làm trưởng phòng kinh doanh

2. Bản mô tả công việc Trưởng kênh đại lý gửi tới bạn đọc

Được coi là một vị trí có nhiều tiềm năng, bạn đã biết trưởng kênh đại lý làm những công việc gì chưa? Dưới đây sẽ mô tả chi tiết nhất công việc trưởng kênh đại lý gửi tới các bạn độc giả.

mo-ta-cong-viec-truong-kenh-dai-ly.doc

2.1. Chịu trách nhiệm về doanh thu bán hàng

Công việc này các Trưởng kênh đại lý sẽ phải thực hiện các công việc nhằm đảm bảo doanh thu bán hàng luôn đạt được chỉ tiêu nhất định cũng như có sự tăng trưởng qua từng thời kỳ khác nhau.

- Xác định mục tiêu doanh thu dựa trên yêu cầu của ban lãnh đạo và thực tế

Việc xác định được mức doanh thu cần đạt là điều rất cần thiết. Nhờ có mục tiêu thì sẽ thúc đẩy được quá trình hành động để đạt được mục tiêu đó. 

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu doanh thu

Trưởng kênh đại lý làm những công việc gì?
Trưởng kênh đại lý làm những công việc gì?

Sau khi đã xác định được chỉ tiêu về doanh thu thì trưởng kênh đại lý sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch và chiến lược để có thể đạt được mức doanh thu đã đề ra. Công việc này rất quan trọng bởi kế hoạch này sẽ chi phối toàn bộ quá trình thực hiện việc bán hàng, triển khai tới từng kênh đại lý khác nhau. Vì thế, các kế hoạch, chiến lược đề ra cần có sự phù hợp và khả năng thành công nhất định.

- Phân chia và triển khai công việc với nhân viên

Công việc này yêu cầu trưởng kênh đại lý cần có sự triển khai một cách chính xác và nhanh chóng các công việc cần thực hiện để toàn bộ nhân viên có thể nắm bắt được tình hình công việc chung.

Bên cạnh đó, việc phân chia công việc cũng rất quan trọng. Bởi nó liên quan đến năng lực cá nhân của mỗi người là khác nhau. Vì thế, sự phân chia cần có sự tương thích cũng như phù hợp với mỗi vị trí công việc.

Mô tả công việc ra sao?
Mô tả công việc ra sao?

- Kiểm tra, giám sát tình hình và báo cáo

Công việc này yêu cầu Trưởng kênh đại lý phải có sự sát sao theo dõi các hoạt động kinh doanh của các kênh phân phối khác nhu. Quá trình kiểm tra này nhằm đánh giá mức độ tiêu thụ cũng như khả năng tiêu thụ và thúc đẩy việc bán hàng ra sao. Bên cạnh đó là xác định được độ phủ sóng và tiếp cận khách hàng của sản phẩm đang ở mức nào? Gặp những khó khăn gì để có thể đưa ra những cách khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến doanh thu về sau.

Việc này cũng là cơ hội để đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân viên ra sao, đã thực hiện đúng bổn phận và năng lực của mình hay chưa. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ biết được thái độ và năng lực nghề nghiệp của nhân viên mình.

Báo cáo công việc sau mỗi tuần, tháng, quý là công việc yêu cầu. Điều này giúp cho cấp trên nắm bắt được rõ ràng về tinh hình bán hàng cũng như những khó khăn cần được tháo gỡ và hỗ trợ. 

Tuyển dụng giám sát kinh doanh kênh siêu thị

2.2. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự

Quản lý các giám sát bán hàng
Quản lý các giám sát bán hàng 

Trưởng kênh đại lý cũng là một chức vị quản lý vì thế họ phải chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động làm việc của toàn bộ nhân viên mình quản lý. Kiểm tra về tình hình làm việc, việc thực hiện nội quy - quy định,... Đặc biệt là đối với giám sát bán hàng, cần phải theo dõi sát sao hoạt động của họ để có thể nắm bắt được thông tin, tình hình kinh doanh, mức tiêu thụ của sản phẩm. Thêm vào đó là kiểm tra, giám sát tác phong và tinh thần làm việc của các giám sát bán hàng.

Thêm vào đó là thực hiện việc phân bố các mục tiêu doanh thu cho các giám sát bán hàng và trực tiếp theo dõi các quy trình thực hiện của các giám sát bán hàng.

Đánh giá, khen thưởng các giám sát nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần và hiệu suất làm việc nhưng cần đảm bảo sự công bằng.

Tốt nhất nên họp với các giám sát 2 lần một tuần để có thể nắm bắt tình hình tốt hơn.

2.3. Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa

Quản lý về hàng hóa, sản phẩm
Quản lý về hàng hóa, sản phẩm

Các trưởng kênh đại lý cần nắm bắt được số lượng chính xác cũng như các thông tin liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện hành.

- Quản lý cũng như nắm bắt được doanh thu bán hàng và các mã hàng hóa, sản phẩm.

- Cần nắm bắt được số lượng những mặt hàng tiêu thụ mạnh, tiêu thụ chậm, mã hàng từng loại sản phẩm đó. Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để đẩy mạnh các sản phẩm hơn nữa.

- Điều tra và nắm chính xác số lượng hàng hóa: hàng tồn trong kho, hàng tồn ở các đại lý, thông qua đó kiểm tra số lượng có chính xác hay không. Thêm vào đó là số lượng các hàng hóa xuất trả từ các đại lý, hàng hóa bị hư hỏng không tái chế được,.... Thông qua đó tìm cách giải quyết và xử lý các trường hợp trên, đặc biệt là hạn chế việc xuất hiện hàng bị hỏng, không sử dụng được.

Nắm bắt tình hình bán hàng
Nắm bắt tình hình bán hàng

- Trực tiếp theo dõi và tìm hiểu thông tin về sản phẩm mới: kiểu dáng, mẫu mã, tính năng, công dụng,...

- Theo dõi, kiểm tra và nắm bắt các báo cáo bán hàng qua mỗi tuần, tháng cụ thể. Thêm vào đó chính là nắm bắt số lượng, tốc độ bán hàng cũng như lượng hàng hóa tồn kho của mỗi mã.

2.4. Chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý thiết bị gửi cho đại lý

Công việc này yêu cầu các trưởng kênh đại lý cần phải thực hiện việc xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với các đại lý bán hàng. Đặc biệt là những đại lý có nhiều tiềm năng lớn, việc này sẽ giúp cho mối quan hệ hợp tác được lâu dài và thuận lợi hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, các trưởng kênh bán hàng cũng cần theo dõi và quản lý tình trạng sử dụng các thiết bị đã gửi cho các kênh đại lý nhằm phục vụ cho việc bán hàng đó. Đảm bảo các thiết bị vẫn hoạt động ổn định và không có xảy ra sự cố gì đặc biệt.

Quản lý thiết bị
Quản lý thiết bị

2.5. Thực hiện công việc nghiên cứu thị trường và khách hàng

Đây là công việc không thể thiếu với mỗi nhà quản lý trong lĩnh vực bán hàng. Đặc biệt là trưởng kênh đại lý thì đây lại là công việc bắt buộc cần phải thực hiện. 

Việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xu thế phát triển cũng như nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nhằm tìm hiểu và nắm bắt thông tin rõ hơn. Thông qua dó, có thể dễ dàng xây dựng được các kế hoạch và chiến lược bán hàng cụ thể, phù hợp hơn để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các báo cáo kinh doanh, báo cáo bán hàng của mình và đối thủ để tìm ra được những hạn chế cần khắc phục và rút kinh nghiệm cho các phương án sau.

Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường

2.6. Thực hiện các công việc khác

Thực hiện các công việc khác
Thực hiện các công việc khác

Ngoài những công việc, nhiệm vụ chính của mình thì các trưởng kênh bán hàng còn thực hiện một số công việc khác.

- Trực tiếp tham gia vào các chương trình, hoạt động khuyến mãi của công ty

- Thực hiện công tác khen thưởng đối với các nhân viên của mình

- Xây dựng kế hoạch về các chương trình khuyến mãi nhằm tăng doanh số bán hàng.

- Trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên giám sát và bán hàng.

-Trực tiếp lên kế hoạch đào tạo nhân viên phù hợp với đặc điểm của các đại lý cụ thể.

Việc làm nhân viên giám sát bán hàng

Tham gia các chương trình khuyến mãi
Tham gia các chương trình khuyến mãi

Trên đây là những công việc cụ thể của một trưởng kênh đại lý. có thể nói, khối lượng công việc khá nhiều, các công việc lại đòi hỏi sự cẩn thận cũng như suy tính chiều sâu. Do vậy, áp lực với các trưởng kênh đại lý khá nhiều và khá mệt mỏi.Tuy nhiên, những công việc này cũng chính là những thách thức mà họ phải vượt qua, vì vậy, đây cũng là cơ hội rèn luyện và trải nghiệm cho bản thân.

Bật mí: Bảng thống kê chi tiết trung bình mức lương bán hàng hiện nay. Đừng bỏ lỡ!

3. Trưởng kênh đại lý yêu cầu gì về kiến thức và kỹ năng?

Trực tiếp thực hiện khá nhiều công việc, do vậy, không phải dễ dàng để có thể đảm nhận được chức vị này. Vậy, nếu muốn thử sức với vai trò trưởng kênh đại lý thì cần thỏa mãn những yêu cầu gì?

- Về bằng cấp:

Ứng viên cần tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên với chuyên ngành quản trị kinh doanh, Marketing, kinh tế,...

Yêu cầu công việc ra sao?
Yêu cầu công việc ra sao?

- Về kiến thức:

+ Có kiến thức về kinh doanh, bán hàng

+ Kiến thức về marketing, PR

+ Kiến thức về quản trị nguồn nhân lực

Việc làm Marketing - PR

- Về kinh nghiệm:

Ứng viên cần có kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản trị kinh doanh từ 4 năm trở lên và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm với vị trí tương đương trở lên. 

- Về tố chất:

Có kiến thức, kỹ năng và tố chất nhất định
Có kiến thức, kỹ năng và tố chất nhất định

+ Ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt và truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu.

+ Có khả năng về ngoại ngữ, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh.

+ Có kỹ năng lãnh đạo và giải quyết, xử lý tình huống

+ Có trách nhiệm với công việc

+ Có tinh thần sáng tạo trong công việc 

+ Sử dụng thành thạo máy tính và các kỹ năng văn phòng khác.

Sử dụng thành thạo các phần mềm
Sử dụng thành thạo các phần mềm

Đây là những yêu cầu cơ bản về công việc cũng như vị trí trưởng kênh đại lý. Nếu các bạn muốn trở thành một trưởng kênh đại lý thì hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản này.

4. Quyền lợi và mức đãi ngộ của trưởng kênh đại lý ra sao?

Là một vị trí quan trọng và là người quản lý nên các trưởng kênh đại lý sẽ nhận được các mức đãi ngộ tuyệt vời.

 Đầu tiên chính là một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động. Hầu hết môi trường kinh doanh bán hàng thường khá sôi động và có những thách thức luôn được đặt ra. Do tính chất công việc, điều này đòi hỏi các trưởng kênh bán hàng phải luôn tư duy và nhạy bén với thời cuộc để có thể phát triển các chiến lược bán hàng đem lại lợi nhuận và doanh thu cao. Điều này chính là cơ hội để họ có thể rèn luyện và phát triển bản thân hơn nữa.

Quyền lợi và đãi ngộ ra sao?
Quyền lợi và đãi ngộ ra sao?

Thêm vào đó, các trưởng kênh bán hàng sẽ được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Có các gói chăm sóc sức khỏe và những ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp. Không chỉ vậy, vào các dịp lễ lớn trưởng kênh đại lý cũng sẽ nhận được các mức thưởng khá tốt và hưởng lương tháng 13. Ngoài ra, với một số công ty, doanh nghiệp sẽ tổ chức các chuyến du lịch trong nước và quốc tế từ 1 - 2 lần trong năm.

Không chỉ có mức đãi ngộ hấp dẫn mà mức thu nhập của các trưởng kênh đại lý cũng rất thu hút.Trung bình, mức thu nhập của trưởng kênh đại lý sẽ trong khoảng 15 - 20 triệu đồng. Nếu bạn là người có kinh nghiệm cũng như kỹ năng giải quyết công việc tốt thì bạn có thể nhận được mức lương lên đến 30 triệu đồng. Quả là một con số hấp dẫn.

5. Ứng tuyển vị trí trưởng kênh đại lý thế nào?

Ứng tuyển vị trí này thế nào?
Ứng tuyển vị trí này thế nào?

Câu hỏi này có lẽ khá nhiều người sẽ tò mò và thắc mắc. Hiện nay, việc tiếp cận các thông tin ứng tuyển trở nên rất đa dạng. Các ứng viên có thể tới các trung tâm hoặc thông qua Internet để tìm kiếm các cơ hội cho riêng mình. Dù bằng cách nào thì cũng sẽ có những ưu điểm và khó khăn riêng.

Với tình hình đó, một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn chính là trang web timviec365.vn. Đây là trang web chuyên về các thông tin việc làm, tuyển dụng được cập nhật một cách đầy đủ và chi tiết. Vì thế các ứng viên có thể dễ dàng nắm bắt các cơ hội mới nhất dành cho mình.

Thêm vào đó, timviec365.vn còn cung cấp hàng ngàn mẫu CV chuyên nghiệp dành cho ứng viên. Với tính năng này thì việc tạo lập CV và ứng tuyển việc làm online đã không còn quá khó khăn mà trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Rinh việc với timviec365.vn
Rinh việc với timviec365.vn

Không chỉ dành riêng cho ứng viên mà timviec365.vn còn là một công cụ hữu ích với các nhà tuyển dụng. Họ có thể đăng tải các thông tin tuyển dụng cũng như tìm kiếm ứng viên phù hợp với công ty mình.

Có thể nói, timviec365.vn là một cầu nối vững chắc giữa ứng viên và nhà tuyển dụng hiện nay.

Nhìn chung, trưởng kênh đại lý là một vị trí công việc khá hấp dẫn và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Công việc này sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm cũng như những kinh nghiệm nhất định.

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc trưởng kênh đại lý cũng như mô tả công việc trưởng kênh đại lý một cách chi tiết nhất gửi tới các bạn đọc. Thông qua đó các bạn sẽ có thêm thông tin để định hướng được nghề nghiệp trong tương lai cho mình. Và nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí trưởng kênh bán hàng thì đừng quên gợi ý của Timviec365.vn nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;