Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thông tin mô tả công việc nhân viên lái xe chi tiết

Tác giả: Lê Mỹ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn có biết bản mô tả công việc nhân viên lái xe sẽ bao gồm các khía cạnh nào không? Hiện nay, nhu cầu đi lại của mọi người tăng cao, nhiều dịch vụ cung cấp phương tiện vận chuyển nổi bật nhất là taxi, grab,... đã có sự tăng lên về số lượng nhân viên lái xe. Nếu có đủ sức khỏe và đáp ứng nhu cầu công việc, liệu bạn có quyết định theo đuổi ngành nghề này không. Bản mô tả công việc nhân viên lái xe dưới đây sẽ giúp bạn hình dung cụ thể nhất công việc này có những đặc điểm và yêu cầu nổi bật gì.

1. Khái quát chung về nghề lái xe

nghề lái xe có gì
Khái quát chung về nghề lái xe

Trong xã hội tồn tại hai hình thức lái xe, đó chính là lái xe tự do hoặc lái xe cho một tổ chức cụ thể. Đối với những người lái xe cho tổ chức, đó có thể là các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức tư nhân. Các ứng cử viên có thể chọn những nơi làm việc nào phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình. 

Chưa kể, nghề lái xe cũng bao gồm đa dạng chủng loại, các ứng cử viên có thể lựa chọn một trong những hình thức sau để thực hiện công việc: lái xe taxi, lái xe riêng chở khách/lãnh đạo tại các cơ quan, lái xe khách, lái xe tải, lái xe buýt, việc làm lái xe container,... Trong những hình thức trên, taxi và xe khách là hình thức được nhiều người lựa chọn nhất bởi nhu cầu thúc đẩy du lịch.

Trên thực tế, một nhân viên lái xe giỏi không phải là người chỉ biết chuyên tâm vào công việc lái xe mà còn biết cách bảo quản, vận hành phương tiện được giao phó, đảm bảo chiếc xe luôn trong trạng thái tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của cấp trên.

Tham khảo: Lương lái xe tại đây!

2. Bản mô tả công việc nhân viên lái xe đầy đủ nhất

nhân viên lái xe làm gì
Một nhân viên lái xe sẽ thực hiện những nhiệm vụ thế nào?

Để thực hiện tốt các chức năng của mình, một nhân viên lái xe cần thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cụ thể. Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này, xin mời cùng timviec365.vn khám phá bản mô tả công việc nhân viên lái xe dưới đây:

2.1. Công việc đưa đón

Công việc đưa đón
Đưa đón và vận chuyển là nhiệm vụ cơ bản của người cầm lái

Đưa đón khách hàng là nhiệm vụ cơ bản nhất của một người theo đuổi ngành nghề lái xe. Tuy nhiên, tính chất công việc này cụ thể ra sao phải phụ thuộc vào đối tượng đưa đón. 

Nếu như nhân viên lái xe làm việc trong cơ quan nhà nước và nhân nhiệm vụ chuyên chở lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên, người này phải đảm bảo thời gian, địa điểm đón đầy đủ theo như yêu cầu mà ban quản lý đã xếp lịch (thông thường văn phòng sẽ nhận nhiệm vụ này để điều phối lái xe). Ngoài ra, trước 15 phút khi xe khởi hành, người cầm lái phải đảm bảo các trang thiết bị vận hành điều khiển an toàn, xăng dầu đầy đủ và nghiên cứu trước tuyến đường gần nhất để đưa đón lãnh đạo. 

Yêu cầu của người lái xe khác cũng tương tự vậy. Tuy nhiên, đối với những người lái xe khách, xe buýt điểm khác biệt nữa là họ cần kiểm tra vé xe có mà khách hàng đưa có đúng với mẫu vé mà công ty phát hành hay không; đảm nhiệm việc bán, thu vé xe đối với loại hình xe buýt; kiểm tra số lượng vé thu về và số người trên xe có trùng nhau hay không. 

Đồng thời, người lái xe cần kiểm tra số lượng hành lý ký gửi của khách hàng. Trong quá trình vận chuyển đồ đạc không nên quá mạnh tay đề phòng làm hỏng đồ của khách. 

Nếu quá trình di chuyển lên xe gặp khó khăn, người lái xe cũng cần tham gia vào công việc phụ lái - hỗ trợ sắp xếp vị trí ngồi cho khách, hỗ trợ khách xếp hành lý đúng theo quy định, đảm bảo khách ngồi yên vị trí để chuyến đi bảo đảm an toàn. 

Ngoài ra, một số công việc khác có thể kể đến là trả khách và hàng hóa đúng nơi quy định, cần ký nhận giao hàng nếu có (chụp ảnh biên lai để tránh hiểu lầm phát sinh), trả lời thắc mắc của khách hàng nếu có.  

Việc làm lái xe văn phòng

2.2. Công việc kiểm tra, giám sát

nhiệm vụ của người lái xe là kiểm tra, giám sát
Luôn cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên trong công việc lái xe

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người cầm lái. Thông thường, khi một phương tiện di chuyển được ủy quyền cho họ quản lý, người lái xe cần thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị - những vị trí quan trọng có thể kể đến là chân phanh, xi nhan, đèn, còi xe, hệ thống gạt nước, điều hòa, lốp xe, xăng dầu,...Đồng thời, tìm hiểu xem quá trình vận hành có diễn ra như mong đợi hay không và nếu không, người tài xế phải đưa đến các cửa hàng sửa chữa để hiểu vấn đề trục trặc.

Ngoài việc kiểm tra, người lái xe cần đưa phương tiện vận chuyển đến các hệ thống bảo dưỡng theo quy định của người tuyển dụng hoặc vào thời điểm mà người lái cho là thích hợp. Tuy nhiên, nếu đây là hành động phát sinh cần báo lại với quản lý cấp cao hơn. 

Người lái xe cũng cần đảm bảo các trang thiết bị cung cấp cho xe luôn trong trạng thái đầy đủ và thường xuyên vệ sinh xe. Mang đầy đủ các loại giấy phép lái xe, giấy tờ hàng hóa cùng các loại giấy tờ liên quan khác trong chuyến đi đề phòng cơ quan chức năng kiểm tra đột ngột. 

Đối với vị trí lái xe khách, người cầm lái cần kiểm soát danh sách khách hàng và sau khi trả khách cần kiểm tra xem liệu khách hàng có bỏ quên hành lý hay không. Nếu có cần cố gắng tìm kiếm thông tin và gửi trả khách hàng, hoặc nhân viên lái xe có thể liên lạc với quản lý để xử lý công việc này. 

Để đảm bảo lịch trình lái xe, người cầm lái cần truy cập mạng nội bộ hoặc hỏi danh sách cập nhật của văn phòng để biết lịch công tác của ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên chức. 

Tìm việc lái xe cơ quan

2.3. Công việc báo cáo

nhân viên lái xe làm nhiệm vụ báo cáo
Bạn có biết nhân viên lái xe cũng cần báo cáo?

Đến cuối tháng hoặc cuối năm, nhân viên lái xe cần hoàn thành các bản báo cáo với nội dung quyết toán chi tiêu liên quan tới nhiên liệu xăng dầu, chi phí bảo dưỡng xe và các trục trặc liên quan. 

Đối với người cầm lái, nếu gặp các vấn đề liên quan trực tiếp tới bản thân như phạt vi phạm giao thông, làm hư xe, tai nạn giao thông,... chắc chắn phải báo lại cho quản lý thời gian sớm nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.4. Các nhiệm vụ khác

nhân viên lái xe làm nhiệm vụ khác
Nhân viên lái xe còn cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác

Tùy theo loại hình tổ chức mà các nhiệm vụ dành cho nhân viên lái xe còn chứa nhiều hình thức đa dạng khác. Đối với những người làm trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ được gói gọn trong quy chế quản lý sử dụng phương tiện vận tải, ban hành kèm theo các quyết định của nhà nước.

Một số nhiệm vụ khác có thể bao gồm các công việc sau:

Giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc công tác, thời gian và địa chỉ làm việc của cán bộ lãnh đạo. Không a dua, buôn chuyện với những nhân viên lái xe khác cùng công ty về vấn đề này. 

Đôi khi, nhân viên lái xe cần chấp nhận việc tăng ca và thực hiện một số chuyến đi phát sinh theo yêu cầu của công ty đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Bởi lẽ này, đối với những nhân viên lái xe trong bộ máy nhà nước hoặc chủ tư nhân cần thay phiên trực tại cơ quan trong các ngày chủ nhật. 

Nhân viên lái xe cần hỗ trợ nhau trong công việc, có thể bàn bạc để đổi phiên cho nhau khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, tuy nhiên cần báo lại bên phía lãnh đạo và người ủy thác trước khi thay đổi. 

Trong quá trình lái xe, cần đảm bảo an toàn giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu tạo cảm giác hoang mang cho người ngồi sau.

Ngoài ra, nhân viên lái xe cần tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu của công ty (nếu có)

Việc làm lái xe công ty

3. Quyền lợi của nhân viên lái xe

quyền lợi của nhân viên lái xe
Vất vả là vậy, song nhân viên lái xe được gì?

3.1. Mức lương được hưởng

Tùy thuộc vào vị thế doanh nghiệp, nhiệm vụ được giao, loại hình phương tiện di chuyển cùng với kinh nghiệm lái xe mà mức lương của người tài xế sẽ khác nhau. Thông thường, mức lương cho người lái xe trong các doanh nghiệp tư nhân giao động trong khoảng 3-7 triệu một tháng. 

Đối với những người làm trong cơ quan nhà nước, mức lương của họ phải phụ thuộc vào hệ số lương quy định tại Bảng 4 Phụ lục Nghị định 204/2024/NĐ-CP và mức lương cơ sở do Nghị định 38/2024/NĐ-CP nhà nước ta ban hành. 

Cụ thể, theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở của người cầm lái là: 1.490.000 đồng/tháng 

Hệ số lương được quy định tại Bảng 4 Phụ lục Nghị định 204/2024/NĐ-CP cụ thể như sau (đơn vị tính 1.000/đồng)

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hệ số lương

2.05

2.23

2.41

2.59

2.77

2.95

3.13

3.31

3.49

3.67

3.85

4.03

Mức lương thực hiện 01/10/2024 

594.5

646.7

698.9

751.1

803.3

855.5

907.7

959.9

1,012.1

1,064.3

1,116.5

1,168.7

 (Trích Bảng 4 Phụ lục Nghị định 204/2024/NĐ-CP)

Việc làm lái xe cho giám đốc

3.2. Các quyền hạn khác trong công việc

Thông thường, một nhân viên lái xe sẽ có các quyền hạn nhất định đối với phương tiện di chuyển được cấp đi kèm nhiều quyền lợi được hưởng khác. 

Cụ thể, nhân viên lái xe có quyền từ chối không phục vụ nếu cá nhân đó không phải là người được ủy quyền hoặc bị bắt phục vụ quá thời hạn theo hợp đồng. Nhân viên lái xe cũng có thể từ chối nếu như một người khác mong muốn sử dụng phương tiện của mình với mục đích không rõ ràng, trái với các điều khoản được nêu ra trong hợp đồng. Thậm chí, đối với những cá nhân, tập thể vi phạm quy định này, nhân viên lái xe có quyền cấp báo lên phía lãnh đạo để kịp thời xử lý.

Ngoài ra, nhân viên lái xe được chủ động sử dụng quỹ thời gian để nghỉ ngơi và bảo dưỡng xe, nếu như bị bắt buộc phải làm việc gấp, không theo lịch trình có sẵn, người cầm lái có thể từ chối và phản ánh với văn phòng hoặc người quản lý có thẩm quyền.

4. Những yêu cầu về nhân viên lái xe

những yêu cầu về nhân viên lái xe
Một nhân viên lái xe cần trang bị những gì?

Để làm một nhân viên lái xe thực thụ, trên thực tế cần rất nhiều kỹ năng chuyên môn cũng như sức khỏe. Thông thường, người cầm lái khi ứng tuyển sẽ phải trải qua phần thi lý thuyết lẫn thực hành, trước khi vào công ty sẽ có thời gian thử nghiệm công việc cũng như khám sức khỏe để bảo đảm công việc hiệu quả. Yêu cầu về nguồn nhân lực này phụ thuộc vào yêu cầu của công ty, hình thức vận hành doanh nghiệp cũng là nhân tố chi phối những yêu cầu này.

- Về kiến thức chuyên môn

Có sự khác biệt rõ rệt về yêu cầu kiến thức chuyên môn trong từng công ty. Nhiều nơi quy định người lái xe phải có bằng từ hạng D hoặc E.

Ngoài ra, nhiều nơi quy định người cầm lái phải tối thiểu tốt nghiệp cấp 2, tuy nhiên cũng có nơi quy định nhân viên của mình tốt nghiệp cấp 3. 

Sau khi trúng tuyển, nhiều nơi quy định nhân viên lái xe phải hoàn thành các chương trình đào tạo về cách vận hành các trang thiết bị được cấp; các khóa học nghiệp vụ cụ thể.

- Về kinh nghiệm

Không phải nơi nào cũng yêu cầu người lái xe phải có kinh nghiệm từ trước hoặc quy định cụ thể cho vị trí này, thông thường, kinh nghiệm của người cầm lái là từ 2 năm trở lên. Tuy nhiên, đối với các loại hình vận tải hạng nặng như container hoặc lái xe cho cán bộ cấp cao, người cầm lái sẽ được ưu tiên nếu đã có kinh nghiệm lái từ 5 năm trở lên hoặc từng phục vụ trong các đơn vị vận tải chuyên nghiệp. 

- Về sức khỏe

Bởi bản chất công việc lái xe đôi khi là “đi đêm về hôm” và “đột xuất bất thình lình” nên những người cầm lái được mong đợi sẽ thực sự vui vẻ, không ngại khó, ngại khổ và luôn luôn giữ trạng thái bình tĩnh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hãy tưởng tượng nếu trong quá trình lái, nhân viên luôn giữ thái độ cau có, lạnh nhạt hoặc thể hiện mình là người đi nhanh, vượt ẩu, thiếu cẩn thận thì chắc chắn sẽ tạo ra ấn tượng xấu đối với người thuê mình và thậm chí còn có thể bị đuổi việc. 

- Kĩ năng khác: Sự nhanh nhẹn và khéo léo

Để có sự tín nhiệm cao trong công việc, nhân viên lái xe cần nhanh nhẹn, có trách nhiệm cao và trung thực trong công việc. Ngoài ra, người lái xe giỏi là người biết lo cho phương tiện di chuyển, không chỉ thực hiện các công việc bảo dưỡng như trong quy định mà còn có thể sáng tạo thêm các việc làm khác. 

Ví dụ, đối với những người lái xe thuê cho cán bộ hoặc khách hàng, người tài xế nên chuẩn bị: sắp xếp thêm đệm lưng, gối đầu; dự trữ một vài chai nước trong xe; một chiếc khăn để lau xe; các tấm chống nắng; bình xịt thơm xe; một vài đĩa nhạc phù hợp với sở thích của người chủ; các loại thuốc chuyên dụng, khẩu trang, nước rửa tay... 

nhân viên lái xe cần có phẩn chất gì
Tìm kiếm cơ hội cho nhân viên lái xe trên timviec365.vn ngay hôm nay!

Trên thực tế, không phải ai cũng đủ khéo léo để nhận ra tầm quan trọng của việc trang trí cho chiếc xe của mình. Họ chỉ đơn giản cho rằng, mình biết việc của mình là đủ. Tuy nhiên, tính cách sẽ thể hiện qua hình thức bên ngoài, nếu để khách hàng hoặc cấp trên biết sự chỉn chu của mình, có thể họ sẽ tín nhiệm và cân nhắc tăng lương cho nhân viên lái xe đó. Vì rõ ràng, tâm trạng của người chủ cũng sẽ cải thiện nếu ông ta được phục vụ từ A-Z trong một chiếc xe thơm tho, êm ái.

Như vậy, một mô tả công việc nhân viên lái xe hoàn chỉnh sẽ giúp người ứng tuyển có cái nhìn rõ hơn về công việc này để có định hướng tốt hơn cho lựa chọn của mình. Để biết thêm về các cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngành này, truy cập ngay timviec365.vn ngay bạn nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;