
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Bích Phượng
Mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống đều chịu sự quản lý, chi phối của pháp luật, chính vì thế việc hiểuvăn bản luật là gì rất quan trọng. Từ hiểu đi đến áp dụng có thể là một hành trình dài song nhất thiết mỗi chúng ta đều phải thực hiện để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
Vậy để hiểu được “văn bản luật là gì?” các bạn hãy cùng Bích Phượng khám phá trong bài viết sau đây.
Việc làm Luật - Pháp lýTheo cách lý giải thường tình, văn bản luật chính là cách gọi chung dành cho tất cả những văn bản có chứa nội dung bên trong là quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý được Quốc hội thông qua biểu quyết tuân thủ đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong đó, bao gồm hiến pháp, các bộ luật, các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội.
Tại Việt Nam, văn bản luật sẽ chứa đựng lệnh pháp được biểu quyết từ Ủy ban thường vụ Quốc hội về mọi vấn đề mà Quốc hội bàn giao, mang giá trị giống như luật. Lúc đó sẽ được gọi là văn bản quy phạm pháp luật.
Nói tới đây, Bích Phượng tin rằng dù chúng ta không phải là dân ngành luật nhưng cũng sẽ hiểu được văn bản luật là gì? Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc giải nghĩa đó, phải chẳng chúng ta đang tự thách thức vốn kiến thức của chính bản thân, đang không cho bản thân một cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề vô cùng quan trọng này?
Văn bản pháp luật là một hình thức để chủ thể mang thẩm quyền thể hiện ý chí, được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết thông quan văn bản, ban hành qua các hình thức, thủ tục mà pháp luật đã quy định. Mục đích của văn bản pháp luật chính là quản lý.
Trong cuộc sống có vô vàn tri thức cần học hỏi, luôn luôn phải học hỏi và cập nhật. Và hơn bất cứ thứ gì, luật pháp là lĩnh vực đầu tiên mỗi người phải trang bị để làm nền tảng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và quy củ hơn. Luật pháp không giống như những lĩnh vực khác, cứ đi rồi sẽ đến, cứ trải nghiệm và được mắc sai lầm. Đối với pháp luật con người cần phải được nhận thức, được nắm bắt trước khi thực hành, có nghĩa là không cho phép con người sai lầm rồi mới rút kinh nghiệm.
Bởi vậy nên, chúng ta cần phải học hỏi thật nhiều từ những văn bản luật để biết chúng ta được quy định như thế nào trong mỗi hành vi, lối sống, trong từng cách ứng xử hay lời phát ngôn.
Xem thêm: Luật hành chính là gì – có nên học luật hành chính không?
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
- Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội, luật
- Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Nghị định Chính phủ
- Lệnh và quyết định ban hành của Chủ tịch nước
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư dược ban hành bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Nghị quyết của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán, Thông tư từ Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
- Quyết định được Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và những cơ quan TW của các tổ chức chính trị xã hội, hoặc giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thông tư liên tịch kết nối giữa Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ với bên bộ phận Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, hoặc giữa bộ phận Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và của Ủy ban nhân dân.
Có hai cách giúp bạn nhận biết đâu là một văn bản Quy phạm pháp luật/ văn bản luật
Thứ nhất là nhận biết qua số liệu. Tính từ năm 1996 cho đến ngày nay, ở trong mỗi số hiệu của văn bản luật đều có chứa kèm theo số năm ban hành văn bản. Điều này khá quen thuộc và nhận biết rất dễ bằng mắt nhìn. Khi cầm trong tay bất kể quyết định nào đó, tôi tin bạn đã nhìn thấy các mô tip quen thuộc như thế này: Khoản 21/2018/NĐ-CP, 03/2019/TT-BTC,…
Thứ hai, bạn có thể nhận biết văn bản luật là gì thông qua hai yếu tố là cơ quan ban hành và loại văn bản. trong đó cụ thể như sau (số liệu được tính từ thời điểm năm 2009 đến nay):
- Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị quyết liên tịch
- Chủ tịch nước ban hành quyết định và lệnh
- Chính phủ ban hành Nghị quyết liên tịch và Nghị định
- Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định
- Bộ tưởng và Thủ tướng cơ quan nganh bộ ban hành Thông tư và Thông tư liên tịch
- Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết
- Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Thông tư và Thông tư liên tịch
- Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành Thông tư và Thông tư liên tịch
- Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định
- Hội đồng Nhân dân ban hành Nghị quyết
- Ủy ban Nhân dân ban hành Chỉ thị, Quyết định
Xem thêm: Đơn tố cáo là gì? Một vài khái niệm cần phân biệt với tố cáo
Đa số các trường hợp văn bản luật đều có đưa ra ngày có hiệu lực thực thi thế nhưng vẫn còn những trường hợp ngoại lệ mà phải dựa vào Luật được ban hành mới có thể xác định được thời điểm có hiệu lực.
Cụ thể hơn, đó là những loại văn bản bao gồm:
- Văn bản được ban hành bởi Quốc hội và Ủy ban TV Quốc hội. Thời gian hiệu lực sẽ được ghi rõ trong văn bản này tuy nhiên không phải là thời gian sớm hơn 45 ngày tính từ ngày ký ban hành hoặc ngày công bố văn bản.
- Văn bản do CTN ban hành thì các văn bản đó sẽ phải đưọc đăng lên công báo nếu không sẽ mất đi hiệu lực thi hành.
- Các văn bản còn lại thì sao? Các văn bản còn lại được tính có hiệu lực tương tự điều kiện của văn bản do CTN ban hành.
- Đối với loại văn bản đặc biệt có hiệu lực trước khi đăng công báo nếu trong tình trạng khẩn hoặc không cần đăng công báo nếu là văn bản mật.
Trường hợp thông thường, văn bản luật sẽ có thời gian áp dụng từ ngày văn bản đó bắt đầu thực thi hiệu lực cho tới ngày hết hiệu lực.
Một vài trường hợp đặc biệt thì thời gian áp dụng văn bản luật sẽ khác:
- Khi văn văn chứa một phần nội dung của văn bản đã có hiệu lực trước, lúc này phần nội dung đó sẽ được áp dụng vào khoảng thời gian trước thời điểm mà văn bản có hiệu lực
- Hiệu lực bị gián đoạn với lý do bị đình chỉ
- Loại văn bản luật đặc thù chỉ có thể áp dụng trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Đối với trường hợp này thì dù cho không có văn barn thay thế thì nó cũng chỉ có hiệu lực nằm trong khoảng thời gian đã được xác định quy định.
- Các văn bản luật đã được sửa đổi và đính chính, bổ sung cho dù về tình trạng vẫn còn hiệu lực nhưng các nội dung mới sau đó sẽ không có hiệu lực. Khi văn bản bị sửa đổi có hiệu lực cũng là lúc các nội dung sửa đổi hết hiệu lực hoặc sẽ được quy định vào ngày ngày có hiệu lực cụ thể khác.
Văn bản luật chỉ hết hiệu lực nếu như có một văn bản khác thay thế, văn bản khác đó cần phải được ban hành từ cơ quan có thẩm quyền.
Việc phân biệt giữa hai loại hình thức này vô cùng quan trọng để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn mơ hồ về luật pháp. Chính bởi vì tính quan trọng của nó cho nên các cơ quan hoạt động trong bộ máy Nhà nước cần nghiên cứu, nhìn nhận đúng vấn đề nhằm đảm bảo triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ chuyên môn thuận lợi khi giúp việc trong bộ máy.
Từ ý thức đi đến hành động, phân biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật nhằm giúp xác định được đâu sẽ là văn bản áp dụng pháp luật khi chúng ta tiếp xúc và sử dụng hệ thống nguồn tài nguyên văn bản quốc gia,
Vậy nhìn từ phương diện lý luận, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật có ranh giới bởi những yếu tố khác biệt sau:
Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản chứa quy phạm pháp luật, được ban hành tuân thủ đúng theo những gì pháp luật đã quy định bao gồm việc tuân theo thẩm quyền, trình tự, hình thức, các thủ tục. Về bản chất, quy phạm pháp luật chính là những quy tắc ứng xử chung, có hiệu lực theo tính chất bắt buộc và được áp dụng lặp nhiều lần trong mọi cơ quan cho tới cá nhân trong cả nước. Các quy tắc này đã được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và ban hành, được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.
Trong khi đó, văn bản áp dụng pháp luật là loại văn bản chứa đựng các quy tắc ứng xử cá biệt, được áp dụng chỉ một lần trong đời sống, đảm bảo thực hiện thông qua sự cưỡng chế của nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi áp dụng rộng rãi, dành cho tất cả mọi người nằm trong phạm vi điều chỉnh. Ví dụ như Nhà nước ban hành luật Nghĩa vụ quân sự dành cho đối tượng nam từ 18 đến 27 tuổi chẳng hạn.
Còn phạm vi của văn bản áp dụng luật chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một vài đối tượng đã được xác định đích danh cụ thể ở trong văn bản. Chẳng hạn như Quyết định của Viện kiểm sát.
Với các văn bản quy phạm pháp luật, thời gian hiệu lực sẽ dài hơn, dựa vào mức ổn định trong phạm vi áp dụng cũng như đối tượng được điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản áp dụng luật có thời gian hiệu lực ngắn hơn và dựa vào từng vụ việc cụ thể, chẳng hạn như Bảng giá dịch vụ ABC hết hạn vào ngày…
Cơ sở ban hành của văn bản quy phạm pháp luật là Hiến pháp, các bộ luật và những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi người có thẩm quyền. Có nghĩa rằng, văn bản pháp luật/ quy phạm pháp luật chính là văn bản nguồn ban hành luật.
Với văn bản áp dụng luật, cơ sở của nó chính là một hoặc nhiều văn bản quy phạm pháp luật thậm chí còn dựa vào các văn bản áp dụng luật của người có thẩm quyền ban hành. Do đó, văn bản áp dụng luật thì không phải là văn bản nguồn của luật.
Trong khi văn bản quy phạm pháp luật có hình thức, các gọi hay chủ thể ban hành được xác định rõ qua 15 loại văn bản do tập thể ban hành (gồm các cá nhân, các tổ chức có thẩm quyền) thì văn bản áp dụng luật chưa được pháp điển hóa, thường được ban hành bởi các cá nhân.
Trải qua các quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và trong thẩm quyền thì Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp đã ra sức tiến hành xây dựng tuyến hành lang pháp lý với mục đích rõ ràng là triển khai thực hiện pháp luật, thực hiện Hiến pháp. Đồng thời đưa ra những biện pháp để nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Cho đến nay, hoạt động xây dựng cũng như việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đang được hoàn thiện theo chiều hướng bài bản hơn, có tính nền nếp, đảm bảo sự hợp hiến và hợp pháp, mang tính khả thi. Mặc dù có những cải tiến thuận lợi như vậy nhưng song song đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, khó khăn tồn đọng ngay trong vấn đề phân biệt các khái niệm.
Có nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề xác định văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, có quan điểm cho rằng: cơ quan có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề mang tính cấp thiết, quan trọng ở mỗi địa phương chính là Hội đồng Nhân dân. Bởi vậy cho nên toàn bộ những văn bản được ban hành bởi Hội đồng nhân dân sẽ chính là Nghị quyết quy phạm pháp luật. Nhưng lại có những người quan điểm rằng: muốn xác định xem văn bản đó là quy phạm pháp luật hay là văn bản dạng cá biệt thì chỉ cần dựa vào con số và ký hiệu có trong Nghị quyết. Nếu như văn bản được ban hành có số kèm theo cùng với năm ban hành thì đó là văn bản được ban hành đúng theo các thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đó chính là văn bản quy phạm pháp luật.
Nhưng trong thực tế, vẫn có những văn bản được ban hành từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chỉ nhằm mục đích giải quyết vụ việc nào đó, có tác dụng cụ thể đối với riêng vụ việc đó mà không trở thành quy tắc ứng xử chung cho tất cả các trường hợp. Do vậy, không phải cứ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành văn bản thì sẽ là văn bản Quy phạm pháp luật.
Thêm nữa, có thể căn cứ vào hình thức của một văn bản để quy định đó có là văn bản luật hay không. Điều quan trọng là cần phải xác định được nội dung chứa bên trong văn bản ấy có chứa đựng những giá trị quy phạm hay không.
Như vậy, khi nhắc tới luật, bạn hãy luôn ghi nhớ câu này: chớ ra trận nếu như bạn không hề hiểu biết về vũ khí của chính mình. Hãy hiểu từ văn bản luật là gì cho đến mọi vấn đề quan trọng có trong văn bản luật để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, xã hội công bằng và văn mình hơn.
Chia sẻ
Bình luận