Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu điều kiện trở thành luật sư bạn cần phải nắm chắc

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Luật sư là một trong những ước mơ của biết bao bạn trẻ, thế nhưng điều kiện trở thành luật sư bạn đã nắm chắc hay chưa? Nếu như bạn cũng đang có cùng mối quan tâm này thì hãy nhanh chóng tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện để bạn có thể theo đuổi nghề này.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, con người cũng bắt đầu văn minh hơn và họ bắt đầu quan tâm đến vấn đề luật pháp hơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp khi muốn hoạt động đều cần sự giúp đỡ, tư vấn về phía pháp luật của những người có chuyên môn. Một trong những ngành nghề đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến đó chính là luật sư. Các bạn không chỉ bị hấp dẫn với sự hiểu biết pháp luật sâu rộng, nhu cầu tuyển dụng lớn trong tương lai mà còn bị thu hút bởi mức thu nhập khủng của luật sư. Thế nhưng con đường trở thành một luật sư lại không hề đơn giản chút nào, bạn sẽ phải đảm bảo đủ các điều kiện thì mới có thể hành nghề luật sư. Vậy những điều kiện đó là gì?

1. Những tiêu chuẩn để trở thành một luật sư ở nước ta

Những tiêu chuẩn để trở thành một luật sư ở nước ta
Những tiêu chuẩn để trở thành một luật sư ở nước ta

Đầu tiên nếu như bạn muốn trở thành một luật sư hoạt động và hành nghề tại Việt Nam thì ít nhất bạn phải mất đến 6 năm theo đuổi và học tập về luật, đây quả thật là một khoảng thời gian không hề ngắn một chút nào cả. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp mất nhiều thời gian hơn, trong khoảng thời gian này, bạn sẽ phải học tập, hoàn thành toàn bộ các khóa học, chương trình học và tập sự theo quy định của pháp luật về luật sư.

Trước tiên, nếu như bạn muốn trở thành một luật sư Việt Nam thì điều kiện tiên quyết là công dân của Việt Nam, có lòng trung thành với tổ quốc, luôn sống, học tập và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Tiếp theo đó là bạn phải có bằng cử nhân luật, và thực hiện quá học đào tạo luật sư tại Học viện tư pháp. Sau khi trải qua quá trình đào tại đây, bạn sẽ phải tập sự hành nghề và mới được cấp giấy chứng nhận hành nghề.

Tuyển luật sư

Đó chính là những tiêu chuẩn giúp bạn trở thành một luật sư Việt Nam, các điều kiện cụ thể thì hãy theo dõi tiếp nội dung phần bên dưới nhé.

2. Điều kiện trở thành luật sư bao gồm những gì?

Đối với mỗi một ngành nghề đặc thù nào đó thì đều có tiêu chuẩn, quy định, điều kiện riêng trong nghề. Mỗi ngành nghề đều không giống nhau, đối với nghề luật sư, về cơ bản bạn cần phải đảm bảo đủ 7 điều kiện như sau:

Điều kiện có bằng cử nhân luật
Điều kiện có bằng cử nhân luật

- Điều kiện đầu tiên chính là có bằng cử nhân luật: Tức là bạn cần phải tốt nghiệp ngành luật tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta. Thông thường sẽ đào tạo cử nhân luật trong 4 năm. Hiện nay nước ta có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành luật mà bạn có thể theo học, chứ không nhất thiết phải là trường đại học luật Hà Nội.

- Điều kiện thứ hai chính là bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo luật sư: Ngay sau khi bạn đã nhận được bằng cử nhân luật thì bạn có thể tiến hành đăng ký, nộp hồ sơ theo học tại Học viện tư pháp (hiện có cơ sở ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Thời gian học khóa học này thông thường là 12 tháng, sau khi học xong bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo nghề luật sư.

- Điều kiện thứ 3 bạn cần phải hoàn thành khóa thực tập hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư: ngay sau khi bạn tốt nghiệp lớp đào tạo thì bạn sẽ phải tiếp tục đăng ký thực tập tại một tổ chức hành nghề luật sự với thời gian thực tập là 12 tháng. Trong khoảng thời gian thực tập này, bạn sẽ được học tập và làm việc giống như một luật sư. Đương nhiên cũng cần phải tuân thủ các quy tắc đối với việc thực tập hành nghề luật sư.

Điều kiện hoàn thành thực tập nghề luật sư
Điều kiện hoàn thành thực tập nghề luật sư

- Điều kiện thứ 4 bạn cần phải thi và đạt điểm thi kiểm tra thực tập hành nghề luật sư: Không phải là bạn thực tập hành nghề xong là chỉ cần đánh giá của tổ chức hành nghề luật sư đó là xong. Mà bạn cần phải tham gia một vào bài kiểm tra đánh giá năng lực sau khi kết thúc thực tập. Nếu như bạn đạt đủ điểm đương nhiên sẽ được cấp giấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Còn trong trường hợp nếu như không đủ điểm thì sẽ phải thi lại. Nếu như trong lần thi lại của bạn mà vẫn không đủ điều kiện để qua thì bạn sẽ phải đăng ký thực tập lại và sẽ mất thêm khoảng 12 tháng nữa.

Đối với điều kiện này sẽ khá khó khăn một chút, bởi bạn chỉ được phép thi lại một lần. Chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và thật sự cố gắng thì mới có thể vượt qua kỳ thi thực tập này.

- Điều kiện thứ 5 chính là cấp giấy chứng chỉ và thực hiện gia nhập vào một đoàn luật sư để được cấp thẻ hành nghề luật sư: Đến bước này là bạn đã gần như hoàn thành mục tiêu trở thành luật sư của mình rồi đó. Sau khi biết kết quả thi thực tập hành nghề mà đủ điểm thì bạn sẽ phải làm hồ sơ theo quy định để có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư của Bộ tư pháp cấp và liên đoàn luật sư Việt Nam sẽ cấp thẻ hành nghề luật sư cho bạn.

Đối với điều kiện tiếp theo này bạn cần phải lấy đủ chứng chỉ hành nghề luật sự và thẻ hành nghề luật sư thì mới coi là đủ điều kiện hành nghề.

Điều kiện thứ 6 chính là hành nghề luật sư
Điều kiện thứ 6 chính là hành nghề luật sư

- Điều kiện thứ 6 chính là hành nghề luật sư: Sau khi bạn đã đạt đủ điều kiện thứ 5 thì đến điều kiện này, bạn có thể hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư hoặc có thể hành nghề với tư cách cá nhân nhưng phải đăng ký với sở tư pháp địa phương nơi mà bạn muốn hành nghề. Đến đây, dường như bạn đã đủ điều kiện để trở thành một luật sư rồi đó. Con đường này không đơn giản và dễ dàng một chút nào cả, để theo đuổi được nó thì bạn cần phải có sự kiên nhẫn, cố gắng và biết hiện thực hóa ước mơ.

* Điều kiện thứ 7 chính là những quy định khác mà bạn cần biết thêm về điều kiện để trở thành một luật sư ở Việt Nam:

- Những trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau:

trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

+ Nếu như bạn đã là thẩm phán, là kiểm sát viên, là điều tra viên cao caaso, điều tra viên trung cấp, là giáo sư hay phó giáo sư của chuyên ngành luật, là thẩm tra viên cao cấp của tòa án, là kiểm tra viên cao cấp trong ngành kiểm sát, là chuyên viên cao cấp, là nghiên cứu viên cao cấp, là giảng viên cao cấp ở lĩnh vực pháp luật thì sẽ được miễn không cần phải tập sự hành nghề luật sư trong những tổ chức hành nghề.

+ Nếu nhue bạn đã là điều tra viên sơ cấp, là thẩm tra viên chính ngành trong tòa án, là kiểm tra viên chính ngành trong kiểm sát, là một chuyên chính viên, là một nghiên cứu viên chính, là giảng viên về pháp luật thì bạn sẽ được giảm chứ không được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư trong các tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian giảm là 2/3 thời gian cần phải thực tập.

+ Nếu như bạn đã có thời gian làm việc và công tác ở các ngạch chuyên viên, ngạch nghiên cứu viên, giảng viên luật, là thẩm tra viên trong lĩnh vực tòa án, kiểm tra viên trong ngành kiểm sát mà thời gian công tác làm việc của bạn từ 10 năm trở lên thì bạn cũng sẽ được giảm thời gian thực tập hành nghề. Khoảng thời gian được giảm là 1 nửa so với thời gian chính thức bạn cần phải thực tập.

- Đối với trường hợp được miễn không cần làm kiểm tra cuối cùng của tập sự hành nghề luật sư:

Những trường hợp không cần làm bài kiểm tra thực tập hành nghề
Những trường hợp không cần làm bài kiểm tra thực tập hành nghề

+ Bạn sẽ được miễn kiểm tra nếu như bạn đã là thẩm phán, là kiểm sát viên, là điều tra viên cao cấp, là điều tra viên trung cấp, là giáo sư hay phó giáo sư ngành luật, là tiến sỹ luật, là thẩm tra viên cao cấp ở tòa án, là kiểm tra viên cao cấp trong ngành kiểm sát, là chuyên viên cao cấp, là nghiên cứu viên cao cấp, là giảng viên cao cấp luật. Đối với những trường hợp như vậy sẽ được miễn không cần thực hiện bài kiểm tra mà bạn có thể lấy luôn chứng nhận hành nghề và thẻ luật sư.

Đó chính là những điều kiện để bạn trở thành một luật sư tại Việt Nam, các điều kiện này vô cùng khó khăn, đòi hỏi bạn cần phải kiên trì và cố gắng rất nhiều. Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện này thì mới có thể trở thành luật sư được.

Việc làm Luật - Pháp lý tại Hồ Chí Minh

3. Một số hồ sơ, giấy tờ mà bạn cần phải biết khi bắt đầu con đường trở thành luật sư

Đương nhiên quá trình để trở thành một luật sư không hề đơn giản một chút nào, như cũng đã nói ở trên, thời gian tối thiểu để bạn hành nghề luật sư là 6 năm, nhưng cũng có thể kéo dài hơn nhiều so với 6 năm đó. Bắt đầu từ khi 18 tuổi là bạn đã có thể theo học tại các trường đại học có chuyên ngành luật để hiện thực hóa ước mơ của mình. Trên con đường trở thành luật sư, có một số hồ sơ giấy tờ quan trọng ở một số chặng đường mà bạn cần phải biết như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề

- Trong quá trình bạn đã vượt qua kỳ thi kiểm tra thực tập hành nghề luật sư và muốn đề nghị cấp giấy chứng chỉ hành nghề thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

+ Cần có đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tập sự hành nghề luật sư theo mẫu sẵn

+ Cần phải có phiếu lý lịch tư pháp

+ Cần phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế

+ Cần phải có bằng cử nhân luật, bằng thạc sỹ luật (bản photo)

+ Cần phải chuẩn bị chứng nhận kết quả kiểm tra thực tập hành nghề tập sự (bản photo)

Ngay sau khi bạn đã nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc cấp giấy chứng nhận thì chủ nhiệm của Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ và giấy đề nghị của bạn đến sở tư pháp. Thời gian gửi hồ sơ là 7 ngày bắt đầu từ khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận hợp lệ.

Hồ sơ gia nhập đoàn luật sư
Hồ sơ gia nhập đoàn luật sư

- Khi bạn muốn gia nhập vào đoàn luật sư thì cũng cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ như sau:

+ Chuẩn bị giấy đề nghị gia nhập vào đoàn luật sư theo mẫu có sẵn

+ Chuẩn bị phiếu lý lịch tư pháp trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ lúc bạn nhận được chứng chỉ hành nghề luật sư

Đó chính là những hồ sơ, giấy tờ quan trọng mà bạn cần phải biết đến khi chuẩn bị trở thành luật sư. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để quá trình trở thành luật sư của mình được dễ dàng hơn nhé.

Việc làm

Như vậy, với những nội dung trong bài viết trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về điều kiện trở thành luật sư. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích với bạn khi bạn đang tìm hiểu về vấn đề này.

Luật sư là gì? Những điều cần biết trong nghề luật sư

Để thật sự hiểu hơn về nghề luật sư bạn cũng có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới viết về Luật sư là gì? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cơ bản nhất, giúp bạn hiểu đúng hơn và bắt đầu tình yêu đối với nghề này.

Luật sư là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;