Tác giả: Hồ Thùy Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 08 năm 2024
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản luôn dành được những lời khen ngợi và được nhiều các doanh nghiệp trên thế giới học theo. Vậy văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có những nét đặc trưng gì mà đem lại sự thành công đến đến vậy? Cùng tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!
Văn hóa được coi là vốn hiểu biết của con người được tích lũy trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn và lịch sử và được kết tinh thành các chuẩn mực xã hội và được gọi chung là hệ giá trị xã hội biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và cách ứng xử của cộng đồng.
Việc truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp tốt có thể truyền được nội dung (sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi), thông điệp đến các đối tượng nhân viên nhằm mục đích định hình, thắt chặt và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp đến với mọi người.
Triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản mang ý nghĩa sống còn. Họ mang những triết lý kinh doanh là sứ mệnh của doanh nghiệp, là hình ảnh mà doanh nghiệp mong muốn tạo dựng trong xã hội. Vượt qua khỏi những khó khăn về địa lý, thiên nhiên thì chính những giá trị ấy sẽ làm “kim chỉ nam” giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đứng vững và sớm trở thành những cái tên không thể không nhắc đến trên bản đồ của nền kinh tế toàn cầu.
Có thể tự tin nói rằng rất hiếm các doanh nghiệp Nhật Bản nào không có triết lý kinh doanh. Điều đó được coi như sứ mệnh trong sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Moi công ty, doanh nghiệp sẽ đề cao một giá trị cốt lõi nhất định. Ví dụ điển hình như doanh nghiệp Honda: “Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo” và “dùng con mắt của thế giới mà ngìn vào vấn đề” hay công ty điện khí Matsushita “Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước” và “kinh doanh đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng”.
Tuy nhiên điều lõi trong mỗi doanh nghiệp và được đề cao nhất trong tất cả các triết lí đó là “sự tử tế”. Nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản đề cao giá trị cộng đồng và luôn không những nỗ lực để đem lại giá trị tốt nhất cho xã hội. Phương châm của người Nhật luôn mong muốn những sản phẩm mình làm ra phải đạt chất lượng hoàn mỹ và đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho cộng đồng và xã hội.
Thông thường trong một doanh nghiệp thì không tránh khỏi sự mẫu thuẫn giữa những mối quan hệ như: doanh nhân – xã hội, doanh nhân – các doanh nhân đối tác, cấp trên – cấp dưới. Rất nhiều các vấn đề mẫu thuẫn nảy sinh liên quan đến lợi ích, tiêu chí, đường lối,…
Và để giải quyết vấn đề này thì các doanh nghiệp tại Nhật Bản thường tìm hiểu kỹ các bên để tránh gây ra những xung đột toàn cầu. Các bên đều có thể đưa ra quyết định trên tinh thần giữ chữ “tình” và cả hai bên đều có lợi.
Người Nhật Bản có 3 quy tác bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau:
- Thứ nhất, người khiển trách là người có uy tín và phải được mọi người trong doanh nghiệp kính trọng.
- Vào ngày thứ hai, phải phê bình và khiển trách trong môi trường hòa hợp, không đối đầu.
- Thứ ba, không nên phê bình, khiển trách một cách tùy tiện và chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, lây lan gây hậu quả rõ ràng.
Trong các mối quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác sai lầm nhưng vẫn luôn khiến cho đối tác hiểu được ràng điều đó không cho phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn được thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều tự ý thức được rằng không được phép xúc phạm danh dự của người khác và cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Vô hình chung những chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp đã có một sức ép vô hình khiến cho mọi người phải xác định được bổn phận nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Điều này có thể cảm nhận rõ ràng khi bạn được tiếp xúc với các nhân viên người Nhật. Họ làm việc một cách tận tụy, kín kẽ và nếu có trục trặc gì thì rất ít lỗi thuộc về người Nhật Bản và họ luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Đối với người Mỹ họ thể cao chủ nghĩa cá nhân thì trái lại với người Nhật họ lại coi trọng giá trị tập thể hơn cả. Họ luôn hướng đến sự đồng tâm hiệp lực trong mọi công việc để đạt được kết quả cao nhất. Nhiều nhà quản lý ở phương Tây khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại trong cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể.
Trong các doanh nghiệp Nhật Bản họ khiến cho nhân viên của mình sống vì doanh nghiệp nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với những thăng trầm của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của họ được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa của cộng đồng phù hợp với các chuẩn mực của xã hội và hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Điều này được thể hiện rõ nhất trên phương diện mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là hệ thống quyển lực. Coi cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi làm việc như là con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung.
Sự nghiệp của mỗi nhân viên sẽ gắn bó với chặng đường thành công của doanh nghiệp. Ở xứ lạ, người ta thường hỏi về nơi làm việc của bạn hơn là quan tâm đến tình hình gia đình bạn như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo sẽ làm cho tinh thần của cộng đồng ấy luôn được bền chặt.
Nếu so với các nước khác trên thế giới thì các công ty Nhật Bản được xếp vào trong top có cường độ làm việc và áo lực cao. Đối với mỗi con người Nhật Bản thì chăm chỉ chính là chuẩn mực sống. Việc chăm chỉ sẽ giúp tạo ra sản phẩm tốt hơn vì đối với họ chất lượng và hiệu quả công việc phải được đặt lên hàng đầu.
Cả thế giới phải thán phục phong cách làm việc của người Nhật vì họ thực sự chuyên nghiệp từ cách quản lý ứng xử trong công việc. Họ rất ít nổi nóng trong mọi trường hợp và trong trường hợp đúng hai sai thì câu đầu tiên vẫn là “xin lỗi”.
Đi làm là vậy nhưng khi vui chơi thì người Nhật rất thoải mái và không cần để ý đến thân phận như sếp – nhân viên ở trong công ty. Việc giải trí cũng là phần quan trọng không kém sau khi kết thúc ngày làm việc. Điều này giúp giải tỏa cặng thăng và giúp cho nhân viên có thể lấy lại cân bằng trong công việc.
Xem thêm: Cách xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ hiệu quả
Với văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản, chắc chắn các doanh nghiệp hiện nay sẽ rút ra được rất nhiều điều trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó là:
- Luôn biết các giữ “nhiệt” cho các mối quan hệ bằng cách thường xuyên gửi email, gọi điện thoại, fax hoặc hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian. Điều này khiến đối phương cảm thấy được xem trọng.
- Hãy biết cách từ chối chéo không nên nói “không” dù không thích. Nếu bạn không thể nói nhẹ nhàng thì cũng hãy tìm cách nói bóng gió để đối phương không phật ý.
- Truyền thống trong văn hóa chào hỏi của người Nhật bản là luôn cúi đầu trước người khác, đối với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn họ trường cúi thấp để thể hiện sự tôn kính. Việc cúi đầu này không phải mang ý nghĩa là mình thấp bé mà đó là thái độ khiêm nhường.
- Luôn sử dụng “chúng tôi” thay vì “tôi” bởi người Nhật luôn tôn trong những quyết định của cả nhóm và không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là một cách làm việc khoa học và mang đến nhiều thành công cho họ.
- Trong doanh nghiệp Nhật Bản làm việc luôn gắn với nguyên tắc kỷ luật và được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi
- Phương châm làm việc hết sức và chơi cũng hết mình. Người Nhật quan niệm rằng họ sống để làm việc chứ không phải là làm việc để sống. Vì vậy họ luôn chăm chỉ làm việc suốt đòei và cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và đóng góp cho xã hội.
Những nét đặt trưng trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản đã để lại những bài học vô cùng quý giá cho chúng ta. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và đúc kết loại cho mình những kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp của google
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ dẫn tới sự thành công của google. Hãy click vào bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp của google nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc