Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình - Áp dụng là thành công

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Người ta thường nói làm ăn kinh doanh nếu may mắn thì phất lên như diều gặp gió nhưng với tôi thì không đơn giản như vậy. Chẳng có nhà đầu tư nào chẳng chịu đầu tư công sức, đầu tư thời gian cho kế hoạch của mình mà kế hoạch đó lại phát triển được cả. Chốt hạ cũng nhờ vào cái đầu với đầy chất xám hơn người thường.

Kinh doanh cũng có  5, 7 loại, nếu bạn đang có ý định kinh doanh theo hộ gia đình thì đừng bỏ qua cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chuẩn khoa học dưới đây nhé.

Tuyển dụng

1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Bất kể một bản kế hoạch nào trước khi được áp dụng thì nó cũng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định. Với kế kế hoạch kinh doanh hộ gia đình thì nguyên tắc càng phải được thực hiện một cách chặt chẽ.

Có 3 nguyên tắc sau đây mà bạn cần phải áp dụng khi thiết lập kế hoạch kinh doanh hộ gia đình, cùng xem chúng là gì nhé:

1.1. Luôn đặt yếu tố phù hợp lên đầu

Sẽ không một kế hoạch nào thành công nếu không chứa các yếu tố phù hợp, bởi vậy sự phù hợp là rất cần thiết và quan trọng khi xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.

Luôn đặt yếu tố phù hợp lên đầu
Luôn đặt yếu tố phù hợp lên đầu

Có 3 yếu tố phù hợp mà bạn cần phải nhớ đó là sự phù hợp về chuyên môn, phù hợp với số vốn hiện có và sự phù hợp liên quan tới những người tham gia dự án kinh doanh.

Như vậy, người lập bản kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cần phải xác định rõ ràng xem mình sẽ hợp tác cùng những ai,, ai là người sẽ thông qua bản kế hoạch của bạn, đâu là nguồn huy động vốn hiệu quả?...

Nói chung sự phù hợp luôn phải đặt lên hàng đầu và giành sự ưu tiên nhiều hơn các yếu tố khác.

1.2. Lĩnh vực kinh doanh phải nằm trong tầm kiểm soát

Không nhất thiết bạn phải là một chuyên gia trong lĩnh vực bạn kinh doanh tuy nhiên ít nhất bạn cần phải sở hữu kiến thức liên quan, miễn sao đủ phục vụ công tác kinh doanh của bạn.

Đừng chủ quan ngay cả khi đó là ngành nghề đã cũ, bởi vì chỉ cần đó là thời điểm bạn bắt đầu thì có rất nhiều thứ cần phải học hỏi. Lời khuyên dành cho bạn là từ 2 - 3 tuần để nghiên cứu, tìm hiểu dữ liệu liên quan từ đó cải thiện những điều hạn chế trong kế hoạch của mình.

1.3. Tiêu chí ngắn gọn và xúc tích luôn được ưu tiên

Nếu bạn là một học sinh giỏi văn thì thật tiếc không gian này không thích hợp để bạn thể hiện ngòi bút của mình rồi. Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình là nơi viết lên những dự định cụ thể, không chỉ bạn mà những người liên quan khác sẽ nhìn vào đó để thấy kế hoạch này có khả thi hay không, và nếu khả thi thì cũng biết mình cần làm gì trong bản kế hoạch này.

Bởi vậy nếu kế hoạch kinh doanh hộ gia đình càng ngắn gọn, xúc tích thì càng tốt. Ví dụ:

Bạn và vài người bạn của bạn có ý định thành lập một cửa hàng tạp hóa, bạn có thể xây dựng kế hoạch chuẩn bị của mình như sau:

- Định ngày khai trương cửa hàng

- Tan trang lại mặt bằng bán hàng

- Trưng bày sản phẩm theo hình thức nào? Chi tiết ra sao?

- Đưa ra một số chương trình khuyến mại, ưu đãi để thu hút khách hàng tiềm năng mới

- ....

Tiêu chí ngắn gọn và xúc tích luôn được ưu tiên
Tiêu chí ngắn gọn và xúc tích luôn được ưu tiên

Đừng chỉ ghi đầu việc theo trình tự mà bỏ qua các mốc thời điểm cụ thể của chúng, với mỗi đầu việc đó bạn cần thể hiện được thời gian thực hiện là bao lâu? Cần những ai tham gia? Liệu họ có đủ chuyên môn để thực hiện hay không?...

Nếu chỉ áp dụng 3 nguyên tắc này thì bản kế hoạch của bạn chưa thể hoàn hảo ngay được. Tham khảo thêm quy trình 7 bước sau đây để có một bản kế hoạch kinh doanh hộ gia đình hoàn hảo nhé.

Xem thêm: Làm thế nào để quản lý tài chính gia đình hiệu quả nhất?

2. Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình hiệu quả

2.1. Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh ấn tượng

Hãy tránh xa những suy nghĩ viển vông xa vời thực tế để giành thời gian tìm ra lối đi mới cho bản thân. Trước khi bắt đầu kinh doanh theo hình thức kinh doanh hộ gia đình, bạn và những người tham gia cần phải sáng tạo ra một ý tưởng độc đáo, mới mẻ nhưng phải đảm bảo tính khả thi đã.

Nền kinh tế đang bị bão hòa với tất cả mọi thứ, dường như người tiêu dùng hoặc khách hàng của bạn đã quá nhàm chán với những mô típ quen thuộc như hiện tại, nếu có thứ gì đó đột phá thì chắc chắn sẽ ra trò lắm đây.

Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh ấn tượng
Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh ấn tượng

Lời khuyên dành cho dân kinh doanh đó chính là đừng chạy theo những gì đã cũ của người khác, nó chỉ khiến bạn trở nên cũ kỹ hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy sáng tạo, tìm tòi để cho ra những nền móng tiềm năng dùng nó để thu hút khách hàng.

Ví dụ: Cũng là cửa hàng tạp hóa, tuy nhiên đừng áp dụng những hình thức thanh toán đã cũ, đưa công nghệ 4.0 vào để đa dạng tệp khách hàng tiềm năng hơn. Bạn có thể chấp nhận khách hàng thanh toán chuyển khoản, trả tiền mặt,...

2.2. Vạch rõ mục tiêu và thành quả mơ ước

Bạn sẽ chẳng biết phải phấn đấu thế nào nếu như trong đầu bạn chẳng hề có ước mơ và hoài bão. Khi bạn không thể hình dung trong tương lai mình sẽ là ai thì làm sao ở hiện tại bạn lại biết cố gắng.

Nói chung nếu không có mục tiêu rõ ràng và cụ thể thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào đạt được những thứ mình muốn, ngay cả khi đó là điều nhỏ nhặt nhất.

2.3. Nghiên cứu thị trường tiềm năng

Có mục tiêu kinh doanh, người kinh doanh hộ gia đình sẽ phải thực hiện bước tiếp theo chính là nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tiềm năng.

Ở bước này, một lần nữa bạn có thể đánh giá về mức độ khả thi của dự án mà mình rất tâm huyết. 

Nghiên cứu thị trường tiềm năng
Nghiên cứu thị trường tiềm năng

Khi nghiên cứu thị trường, hãy thực hiện theo một số cách sau đây:

- Hãy xác định mục tiêu của cuộc khảo sát thực tế

- Đưa ra đánh giá về thị trường tiềm năng

- Xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm ra ưu - nhược điểm của mình

- Phân tích và ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào kế hoạch để thực hiện nó

Cho đến khi có kết quả thực tế, nhà kinh doanh sẽ thực hiện đánh giá tổng thể điểm mạnh, yếu để thiết lập nên biểu đồ SWOT.

2.4. Thiết lập biểu đồ SWOT

Biểu đồ SWOT chính là từ tiếng Anh viết tắt của những từ có nghĩa là Sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Dựa vào những tiêu chí này mà nhà kinh doanh có thể đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra những thách thức và cơ hội tiềm năng nhất cho kế hoạch kinh doanh của mình.

Mẫu cv

2.5. Mô hình tổ chức kinh doanh được xây dựng như thế nào?

Với một người hoàn toàn mới bước vào kinh doanh theo mô hình kinh doanh hộ gia đình, chắc chắn bạn chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để đứng độc lập. Hãy chọn cho mình những đồng đội phù hợp nhất, cùng đam mê kinh doanh và cùng yêu thích cùng 1 lĩnh vực nhé.

Mô hình tổ chức kinh doanh được xây dựng như thế nào?
Mô hình tổ chức kinh doanh được xây dựng như thế nào?

Trong đội hình này, hãy cố gắng phân chia mỗi người đảm nhận một mảng khác nhau và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn liên quan. Khi cần sẽ hỗ trợ nhau để không khía cạnh nào trở nên quá kém.

Ví dụ: Bạn có thể chia ra 1 người chuyên làm sổ sách, tính toán; một người chuyên bán hàng, một người chuyên đi tiếp thị,...

2.6. Thiết lập một số kế hoạch khác liên quan

Mộ bản kế hoạch kinh doanh hộ gia đình không thể thiếu những thông tin chi tiết về marketing. Do đó người lập kế hoạch cần thiết phải nêu ra chi tiết mình thực hiện những chiến dịch marketing như thế nào.

Bạn có thể liệt kê một số việc làm cụ thể như sau:

- Chọn sản phẩm và chính sách ưu đãi kèm theo

- Lựa chọn kênh quảng cáo hiệu quả nhất

- Con số doanh thu dự kiến sau chiến dịch là bao nhiêu

- …

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình không thể nào thiếu thông tin về quản lý nhân sự. Những người nào tham gia vào cuộc chiến này đều phải xuất hiện trong kế hoạch, điều đó là hết sức cần thiết.

Ngoài ra còn có phần chi tiết về quản lý tài chính. Vấn đề tài chính không thể xem nhẹ, nếu bạn không giỏi tính toán thì hãy tìm thuê một kế toán chuyên nghiệp để họ thay bạn làm nhiệm vụ này.

2.7. Chốt vấn đề và hành động

Khi tất cả đã sẵn sàng ở tư thế chuẩn bị, đã đến lúc phát hiệu lệnh để khởi động mọi thứ thôi.

Chốt vấn đề và hành động
Chốt vấn đề và hành động

Nhưng có một điều lưu ý đến những nhà kinh doanh tương lai đó chính là vấn đề phòng ngừa rủi ro. Đừng dại gì mà không đưa ra phương án dự trù trước cho từng tình huống nhé. Không mong muốn nhưng rất có thể rủi ro sẽ tìm đến bạn mà không hề báo trước. Nếu không có biện pháp khắc phục trước đó thì chắc chắn cuộc chiến này bạn sẽ thất bại thảm hại.

Như vậy cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình không khó, thời gian thực hiện thì tùy thuộc vào mỗi người và sự phức tạp của từng dự án. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của timviec365.vn sẽ giúp những nhà kinh doanh tương lai sớm trở nên giàu có. Hãy tận dụng hết các nguồn lực hiện có để trở thành những ông chủ, bà chủ thành công nhất.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính – chiến lược cho tương lai

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả

Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực khá hấp dẫn, không cần quá nhiều vốn như thành lập công ty song mọi sự chuẩn bị cũng cần phải chuẩn chỉnh. Đừng bỏ qua khâu lập kế hoạch kinh doanh để có cơ hội trở thành ông chủ thành đạt nhé, những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn sớm hoàn thiện nó.

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý