Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

9 bước giúp lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Tạo CV online

Nếu như bạn có được bí quyết vàng trong tay thì cứ thế yên tâm đi từng bước từng bước một thật cẩn trọng, chẳng mấy chốc, giấc mơ thành công của bạn sẽ trở thành hiện thực. Hiểu được niềm ao ước của biết bao nhà kinh doanh, chúng tôi mạn phép xin được gửi tới các bạn những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho công việc kinh doanh cũng như tuyển dụng nhân viên kinh doanh của bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra 9 bước cơ bản để bạn có thể lập bảng kế hoạch kinh doanh thành công trong mảng nhà hàng.

1. Xác định nhà hàng thuộc phong cách nào?

Thực tế chúng ta cũng đã thấy, nhà hàng là một lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Các hình thức đó được đại diện bởi những phong cách như loại nhà hàng sang trọng, phong cách nhà hàng bình dân, phong cách nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh,... Bạn cần lựa chọn và quyết định ngay từ đầu xem kiểu phong cách nhà hàng nào mà mình sẽ theo đuổi kinh doanh. Bởi vì phải xác định được rõ ràng bạn mới có thể thực hiện những bước tiếp theo trong xây dựng kế hoạch. Chẳng hạn như nêu mà bạn đang có xu hướng sẽ lập một nhà hàng mang phong cách sang trọng thì bạn cần phải xem xét tình hình tài chính của mình. Hơn bất cứ thứ gì, bạn cần chuẩn bị đầu tiên chính là vốn. Tập trung đầu tư nhiều vốn mới có thể thực hiện được kế hoạch nhà hàng sang trọng. Còn ngược lại, nếu chỉ xây dựng kế hoạch cho nhà hàng bình dân thì chỉ cần một số vốn nhỏ. bên cạnh những loại hình nhà hàng thường thấy thì bạn cũng có thể sáng tạo thêm nhờ  những ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo của riêng bạn nhằm gấy ấn tượng và thu hút hiệu quả khách hàng.

2. Nghiên cứu thị trường – bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh

Sau khi bạn đã lựa chọn được cho mình một mô hình kinh doanh mà bạn cảm thấy ứng ý nhất, phù hợp nhất. Khi đó bạn cũng cần phải suy nghĩ tới những bước tiếp theo. Gần nhất đó là việc chú trọng và trả lời những câu hỏi :

  + Bạn đang hướng tới quy mô nhà hàng sẽ kinh doanh như thế nào?

  + Xây dựng những món ăn nào trong thực đơn ăn uống/Menu?

  + Xác định nguồn gốc của các nguồn nguyên liệu, thực phẩm?

cách Lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi đưa ra quyết định câu trả lời cuối cùng thì bạn cũng nên tham khảo qua cả những người ở xung quanh như bạn bè hay là những người đã đi trước để có thể học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp và đúng đắn. Nhất là không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Bởi đây chính là một trong những bước quan trọng không thể thiếu. Nghiên cứu thị trường là tiến hành tìm hiểu khám phá nhu cầu thực tế của thị trường, nhất là nhu cầu của những phân khúc khách hàng mà bạn đã nhắm đến. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, bạn cũng sẽ tìm hiểu ra và xác định rõ những ai là đối thủ của mình trên thương trường. Đó là những nhà hàng cùng loại với hình thức và phong cách kinh doanh mà bạn đã xác định hoặc là cùng trong nhóm nhà hàng.

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội

3. Bước 3 – Chuẩn bị tốt ngân sách kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh luôn luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu ở trong quá trình khởi nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng bạn đang hướng tới nhỏ hay là lớn thì số vốn đầu tư bạn dự định bỏ ra cũng phải có sự tương ứng. Trong thời gian đầu khi nhà hàng mới bước vào hoạt động kinh doanh thì bạn cũng phải xác định là chưa có lãi hoặc là may mắn hơn thì có được lãi “nhẹ”. Thế cho nên bạn cần phải chuẩn bị tinh thần, tiền bạc đủ để giữ cho nhà hàng có đủ nguồn lực để hoạt động vững vàng trong giai đoạn này. Nếu như chưa có đủ nguồn vốn để có thể tiến hành bắt đầu kinh doanh thì bạn có thể tìm kiếm nguồn đầu tư hay là vay vốn ngân hàng. Bởi vì ngày nay có rất nhiều những quỹ đầu tư đã sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư cho bạn nếu như bạn có thể đưa tới họ một bản kế hoạch kinh doanh đầy sức thuyết phục.

4. Lập kế hoạch kinh doanh với việc lựa chọn địa điểm hiệu quả

Địa điểm kinh doanh cũng là một trong số những yếu tố có giá trị quan trọng giúp cho bạn quyết định được sự thành công trong việc kinh doanh nhà hàng. Các bạn nên lựa chọn một địa điểm để mở nhà hàng ở gần những khu dân cư sinh sống. những nơi tập trung đông có văn phòng, nhất là có thể mở trong các trung tâm thương mại. Địa điểm mở nhà hàng ở những địa điểm này có giá thuê mặt bằng khá là đắt thế nhưng “đắt lại sắt ra tiền” và nó mang tới những lợi nhuận thực sự tương xứng với đồng tiền bạn bỏ ra. Bạn cần đọc và hiểu được hợp đồng thuê nhà kinh doanh giấy tờ rất quan trọng khi bạn thuê mặt bằng kinh doanh. 

5. Lập kế hoạch trong việc chọn phong cách trang trí nhà hàng

Một yếu tố nữa mà bạn cũng nên quan tâm khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó là việc thiết kế không gian nội thất. Như chúng ta đã nói, hình thức và phong cách thiết kế nhà hàng rất là phong phú, đa dạng. Việc của chúng ta là phải làm sao để có thể đảm bảo rằng những phong cách thiết kế nào nên lựa chọn để có thể mang tới một không gian ẩm thực như bạn mong muốn, hợp với phong cách bạn đầu tư. Chẳng hạn như bạn đang đầu tư hình thức nhà hàng bình dân thì không thể nào trang trí cho nhà hàng phong cách hiện đại được. Hãy lấy yếu tố hài hòa để thiết kế nhà hàng của bạn, từ bàn ghế cho đến các vật dụng trưng bày. Số lượng bàn ghế nên đặt chỉ cần đủ để sử dụng thôi, không cần phải quá nhiều bàn ghế vì như vậy sẽ tạo ra cảm giác không gian nhà hàng chật chội, không được thoải mái. Ngoài ra, những yếu tố thẩm mỹ để món ăn của bạn bắt mắt hơn cũng dựa vào cách bạn phối các màu cùng ánh sáng. Ví dụ, đừng dùng màu trắng chủ đạo để thiết kế nhà hàng của bạn nếu lĩnh vực kinh doanh là bánh ngọt hay đồ ăn tiện lợi.

Việc làm quản lý kinh doanh

6. Chú trọng đầu tư vào các hạ tầng cơ sở

Để có thể vận hành tốt một nhà hàng thì các bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều những trang thiết bị. Bên cạnh đồ nội thất thì những loại máy móc, các vật dụng nhà bếp, tủ lạnh, tủ đông, máy say, lò vi sóng,... là không thể thiếu. Bên cạnh đó bạn cũng phải đầu tư để mua sắm bát đĩa, cốc, ly, thìa, dĩa, đũa để đảm bảo việc phụ vụ khách hàng được tốt nhất. Nói chung những vật dụng đó cần phải được đầu tư chất lượng, không nên ham mua cơ sở vật chất rẻ mà gây ảnh hưởng tới uy tín nhà hàng mà còn gây ra sự tốn kém vì phải sắm sửa lại nhiều lần.

7. Thiết kế thực đơn kinh doanh hấp dẫn

Để thiết kế thực đơn, trước tiên bạn nên lên một danh sách toàn bộ những món ăn mà nhà hàng chủ đạo phục vụ cho khách hàng. Sau đó sắp xếp chung vào các loại cùng với nhau theo thứ tự lần lượt: món khai vụ, món chính, món ăn tráng miệng, đồ uống. Ngoài ra cũng nên thêm một phần riêng cho thực đơn dành cho trẻ. Đây sẽ là một ý tưởng rất tốt để bạn nắm bắt toàn bộ nhu cầu ăn uống của khách hàng ở đa dạng đối tượng. Nên đặt thực đơn cho bé ở trước phần đồ uống và ngay sau phần thực đơn dành cho người lớn.

các bước Lập kế hoạch kinh doanh

Bạn cũng nên đầu tư vào hình ảnh của các món ăn ở trong thực đơn. Tốt nhất nên thuê nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để tạo nên được những bức ảnh đẹp mắt và hấp dẫn nhất đối với người nhìn. Một khoản chi phí bỏ ra cho việc này cũng không quá đắt đỏ trong khi đó bạn có thể thu hút được rất nhiều thực khách.

Khi có một thực đơn hấp dẫn thì học hỏi thêm về những kỹ năng quản lý, kinh doanh là một điều hết sức cần thiết. Hiện nay cách bán hàng online hiệu quả đang được nhiều nhà hàng học hỏi và triển khai áp dụng. Họ sẽ sử dụng những chiến lược kinh doanh bán hàng online và quảng bá trên mạng để thu hút lượng lớn khách hàng đến nhà hàng.

Việc làm trưởng phòng kinh doanh

8. Bước 8 trong kế hoạch – Thuê tuyển nhân viên

Một nhà hàng khi mới đi vào hoạt động thì cần phải bố trí nhân viên đi vào các vị trí việc làm. Có nhiều vì trí làm việc tại đây nhưng bởi vì mới nên có thể bạn chưa thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ những nhân viên đứng vào vị trí đó. Nhưng nhiết thiết bạn cần phải để ý tới ba vị trí này và có thể những vị trí việc làm khác chưa có ngay nhưng phải có ba vị trí này trước. Đó là người đầu bếp, phục vụ bàn và thu ngân. Ba vị trí cơ bản nhất này không bao giờ thiếu được. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, hình thức để mà bạn có thể thuê thêm những vị trí khác khi mà nhà hàng đi dần đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Chẳng hạn như thuê thêm phụ bếp, nhân viên pha chế, nhân viên tạp vụ, nhân viên trông giữ xe,... Chú ý, người nhân viên phục vụ là người mà thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cho nên cần phải tuyển dụng những đối tượng nhanh nhẹn, ưa nhìn, có tính cách cẩn thận, có thái độ phục vụ chu đáo, đặc biệt là họ biết cách để tư vấn cho khách hàng trong khi khách chọn món ăn.

>>> Xem ngay: Những thông tin tuyển dụng "hot" ứng viên không thể bỏ qua nếu muốn tìm được việc làm quản lý điều hành tại Đà Nẵng tốt nhất.

9. Xin giấy phép kinh doanh cho nhà hàng đi vào hoạt động

Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Xin giấy phép kinh doanh chính là bước cuối cùng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Đó là thủ tục rất quan trọng để quyết định nhà hàng của bạn có được phép hoạt động hay không. Bên cạnh giấy phép, vì bạn kinh doanh nhà hàng ăn uống cho nên bạn còn cần phải xin giấy tờ chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm cùng nhiều loại giấy tờ liên quan. Tùy vào từng mặt hàng cần phải xin giấy phép như nhà hàng phục vụ cả rượu bia, đồ uống có cồn. đồng thời còn phải tìm hiểu kỹ những quy định của địa phương, nơi nhà hàng của bạn hoạt động, xin đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng để tránh rắc rối trong khâu hoạt động.

Cần tìm việc làm

Với 9 bước lập kế hoạch kinh doanh mảng nhà hàng được cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có được một sự chuẩn bị tuyệt vời trước khi chính thức bắt đầu công việc kinh doanh.

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý