Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Youtuber là gì? Bạn có sẵn sàng từ bỏ bình yên để làm Youtuber?

Tác giả: Nguyễn Tú Anh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 10 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

“Bà Tân Vlog”, “Giang ơi”, “JVevermind”,.. là những cái tên Youtuber quen thuộc với hàng ngàn fan cuồng trên mạng xã hội video lớn nhất thế giới. Được trải nghiệm nhiều thứ, được tự mình ra quyết định cùng thù lao lên đến hàng trăm triệu, quả là một công việc quá tuyệt vời phải không? Vậy Youtuber là gì? Họ kiếm tiền bằng cách nào? Liệu phía sau những hình ảnh hào nhoáng, bạn hiểu được bao nhiêu góc khuất của nghề nghiệp tưởng chừng như nhàn hạ, không áp lực này? Cùng Tú Anh khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Câu trả lời chính xác cho "Youtuber là gì?"

Youtube là gì? Youtube là một website chia sẻ video, là nơi người dùng có thể đăng và tải về máy tính hoặc điện thoại những đoạn clip thú vị. Được ra đời vào giữa tháng 2/2005 bởi 3 thành viên cũ của PayPal và được Google mua lại với giá 1,65 tỷ USD vào tháng 11 năm 2006, cho đến nay Youtube đã “bùng nổ”, xuất hiện khắp các “hang cùng ngõ hẻm” và là nền tảng lưu trữ nội dung video lớn nhất trên toàn thế giới. Trang web cho phép bạn xem, xếp hạng, chia sẻ, thêm vào mục yêu thích, nhận xét và báo cáo video. Nội dung có sẵn trên Youtube bao gồm video âm nhạc, đoạn chương trình, đoạn giới thiệu phim, bản ghi âm, và một số video sáng tạo khác. Mỗi ngày, Youtube thu hút 30 tỉ lượt người xem và cứ trung bình mỗi phút lại có thêm 300 giờ video được cập nhật.

youtuber là gì
Youtuber là gì?

Nhận thấy tiềm năng kinh doanh từ “mỏ vàng” Youtube, rất nhiều bạn trẻ coi việc lập ra các kênh cá nhân cùng những video tự quay bằng smartphone, máy ảnh kỹ thuật số,.. là cần câu giúp họ kiếm ra được thu nhập khủng mà ngày nay người ta thường gọi nghề ấy là Youtuber.

Vậy Youtuber là nghề của những người có tư duy sáng tạo nội dung và sản xuất, chia sẻ video trên Youtube. Người làm Youtuber phải tự quay video, clip của chính mình để chia sẻ những quan điểm trong cuộc sống, những kinh nghiệm, tin tức, đánh giá các sản phẩm tiêu dùng,… Bất cứ thứ gì có người quan tâm thì sẽ có Youtuber làm về nội dung ấy.

2. “Bén duyên” với nghề Youtuber cùng hàng ngàn cách kiếm tiền

2.1. Vlogger, Streamer – Nghề dắt túi cả trăm triệu/tháng

Các Vlogger hay Streamer luôn khiến chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ vì độ nổi tiếng với hàng nghìn, hàng triệu lượt subcribers (người theo dõi). Vloggers là từ ghép giữa video và blogger, là từ chỉ những người trình bày, tạo dựng nội dung, các câu chuyện nhỏ xung quanh cuộc sống như du học, tình yêu, ăn uống,..

Nếu Changmakeup lấp đầy kênh Youtube của mình bằng những bộ sưu tập son khổng lồ, An Nguy với hình ảnh một cô gái “tưng tửng”, cá tính nhưng rất đáng yêu, HeAlwaysSmiles mang đến những câu chuyện tinh tế, sâu lắng, Khoai Lang Thang gây sốt cộng đồng mạng bằng những video về điểm đến du lịch và đặc sản thì Bà Tân Vlog lại cho các khán giả trải nghiệm về những món ăn đa dạng “siêu to khổng lồ”. Hầu như những người làm Vloggers phải mất thời gian dài đầu tư công sức tiền bạc để thu hút người xem, các fan với nội dung sáng tạo, độc đáo cho kênh Youtube của mình.

Để trở thành Vlogger, bạn cần phải xác định mình sẽ nói gì. Nếu bạn xây dựng nội dung về thời trang thì phải hiểu biết xu hướng ăn mặc, video về điện tử thì phải thành thạo máy móc và các thông số kỹ thuật, hay ngay cả các vloggers chỉ kể về cuộc sống thường nhật của mình thôi cũng phải có một vốn sống phong phú và cách truyền đạt thú vị, nhạy bén để “nuôi” lượng người theo dõi. Không những thế, các vloggers nổi tiếng sẽ có thể được mời đi quảng cáo, đi dự sự kiện hoặc hợp tác với các nhãn hàng để cho ra đời dòng sản phẩm với nhãn hiệu của riêng mình. Nếu là một người ưa thích các kiến thức về mỹ phẩm, trang điểm chắc chắn bạn sẽ biết đến câu chuyện của cô phù thuỷ makeup Michelle Phan bị L’Oreal từ chối rồi lại được chính hãng này mời hợp tác và xây dựng nên công ty mỹ phẩm của riêng mình. Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều vloggers và đó là một sự khẳng định rằng họ hoàn toàn có thể sống được dựa vào nghề này.

Trong khi đó, Streamers lại hoạt động trên Youtube theo một cách khác. Họ sẽ xây dựng các video giúp khán giả có thể theo dõi trực tiếp như khi xem chương trình trên TV. Các streamers thường sẽ chơi và quay video chơi game trên một số kênh như TalkTV, Cube TV,.. Những người làm streamers thường là những người có kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, chơi game hay thu hút được nhiều người mến mộ và kiếm tiền từ lượt xem trên Youtube cùng số lượng khán giả click vào quảng cáo.

Nếu bạn là một fan cuồng của các streamers như PewPew, VirusS, Misthy, Uyen Pu thì bạn có thể bất ngờ vì họ luôn được các đại gia ủng hộ (donate) hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng chỉ trong vài phút. Đó chỉ mới là ở Việt Nam. Các game thủ nước ngoài còn có mức donate kinh khủng hơn gấp nhiều lần.

Xem thêm: Creative là gì

youtuber bà tân
Bà Tân Vlog - Youtuber hot "rần rật" trong giới trẻ

2.2. Điểm danh một số cách kiếm tiền từ Youtube

Kể từ khi Youtube và tính năng livestream lên ngôi, các tên tuổi như Giang ơi, Huyme, Hoa Nhật Huỳnh ,.. trở nên nổi tiếng ầm ầm bởi cách tương tác và xây dựng thương hiệu gần gũi với cộng đồng mạng. Việc kiếm hàng chục nghìn hay cả chục triệu USD/tháng đã không còn là điều bất ngờ.  

Youtube trả tiền như thế nào cho những video ấy? Khi các tài khoản đăng ký đủ điều kiện tham gia chương trình đối tác Youtube Partner thì các Youtuber sẽ có quyền kiếm tiền bằng cách bảo đảm một số lượng người follower/giờ xem nhất định. Số tiền bạn kiếm được tính dựa trên số lượt click vào quảng cáo của người xem, khi đạt giới hạn thanh toán tối thiểu là 100$ thì Adsense sẽ chuyển tiền cho bạn qua Western Union và bạn có thể nhận tiền tại Ngân hàng. Hiện có rất nhiều Streamer coi việc livetream, làm video là công việc chính hàng ngày và toàn thời gian của mình. Nếu nhiệt tình hết mình thì họ hoàn toàn có thể sống dư dả thậm chí còn chạm ngưỡng ước mơ nhiều người. Vậy kiếm tiền từ Youtube như thế nào? Có 5 con đường chính để một Streamer hay Vlogger kiếm tiền trên Youtube:

2.2.1. Người theo dõi

Nguồn doanh thu chính mà các Youtuber hướng đến chính là Subscriber. Bạn có càng nhiều subscribers thì video của bạn càng nhiều lượt chia sẻ. Khi có một cộng đồng lớn ủng hộ thì Youtube cũng sẽ tự ưu tiên kênh của bạn lên danh sách gợi ý liên quan cho những ai không biết đến. Độ nổi tiếng của video sẽ phụ thuộc vào lượt Subscribers.

Người theo dõi chính là những khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức phi lợi nhuận. Việc xây dựng một cộng đồng người theo dõi thực sự rất có ý nghĩa vì chúng sẽ giúp bạn gắn bó với khách hàng hơn bởi sự yêu thích và mong muốn chia sẻ những thương hiệu đó. Youtube là nền tảng chiếm tới hơn 1 tỷ người dùng trên mạng và chiếm gần 1/3 tổng số người dùng internet. Xây dựng “lực lượng” người theo dõi hùng hậu sẽ là một cách tuyệt vời để cho khách hàng tiềm năng thấy lý do tại sao nên làm việc với bạn.

2.2.2. Quyên góp

Donation (quyên góp) là nguồn thu nhập lớn thứ 2. Tuỳ vào độ hâm mộ và yêu thích của các fan mà chất lượng video của các streamer thần tượng được đánh giá tốt và có độ hài lòng cao. Người xem có thể hào phóng donate tiền theo các link đính kèm dưới video. Điều này sẽ hỗ trợ các Youtuber có thêm nguồn lực phát triển channel của mình để phục vụ cộng đồng mạng.

2.2.3. Quảng cáo, tài trợ

Một khía cạnh quen thuộc trong kiếm tiền từ Youtube là quảng cáo, tài trợ. Liên kết với nhãn hiệu hay đứng tên đại diện quảng cáo cũng giúp streamers có được ng Việc các streamer liên kết với các nhãn hiệu khác hay đứng tên đại diện quảng cáo cũng giúp bạn có được nguồn thu nhập đáng mơ ước. Nếu bạn có một lượng người đăng ký và người xem đông đảo thì bạn đang là một người có tầm ảnh hưởng (influencer). Khi đó, các nhãn hàng sẽ liên hệ với bạn để quảng cáo thương hiệu của họ. Đây được xem như một cách kiếm nhiều tiền nhất. Bạn càng có tầm ảnh hưởng đến nhiều người thì các thương hiệu càng chú ý và sẵn sàng trả nhiều tiền cho bạn chỉ để sản phẩm của họ xuất hiện trong video.

2.2.4. Bán hàng tự chọn

Youtube được xem như một mạng xã hội về video, là cỗ máy tìm kiếm lớn thứ 2 chỉ sau Google. Chính vì thế, đây là cơ hội lớn để những người trẻ kết hợp việc bán hàng. Nếu có “duyên” với kinh doanh, một Youtuber thông minh có thể tự tận dụng tên tuổi của mình để bán những món đồ họ giới thiệu trong các video kèm theo các chương trình trúng thưởng, give away. Bạn sẽ có một lợi thế lớn khi thành công và thuyết phục được các fan của mình.

Một ví dụ điển hình về Youtuber nổi tiếng tại Việt Nam với việc bán hàng tự chọn là kênh “Hoa Ban Food”. Đây là một người dùng chuyên bán các sản phẩm ẩm thực, đặc sản vùng Tây Bắc. Kênh Youtube này đã giúp việc kinh doanh trở nên phát đạt và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng.

2.2.5. Các mạng xã hội khác

Chắc chắn rằng khi một video trên Youtube được tạo ra thì nó cũng phải được chia sẻ trên Facebook. Một công đôi việc, các streamers và vloggers với danh tiếng có sẵn sẽ tự giới thiệu với người có hứng thú về kênh mới của họ.  Không những vậy, họ hoàn toàn có thể trở thành một đối tác của Facebook và kiếm tiền song song bên cạnh việc làm Youtuber.

youtuber
Youtuber PewPew cán mốc 1 triệu người đăng ký 

Youtuber là một nghề rất mới, từ những bước đêm ban đầu, cùng những lợi thế mà youtuber đem lại sẽ là nền tảng để phát triển sự nghiệp bản thân cũng như bắt đầu một công việc mới. Có thể là start up, là việc làm Freelancer hay nền tảng của bất kỳ công việc khác. Như phù thủ makeup Pony ban đầu là một beauty blogger đã đặt nền tảng cho cô thành lập một thương hiệu mỹ phẩm Pony Effect vô cùng nổi tiếng hoặc chọn việc làm tự do tùy thuộc vào công việc mình yêu thích.

Khi vẫn đang do dự về những dự án start up, những việc làm tự do hay bất kỳ công việc nào khác, hãy tìm đến Timviec365.vn để tìm hiểu và lựa chọn công việc cho mình. Timviec365.vn không chỉ cung cấp những công việc tự do hay những ý tưởng start up, những chia sẻ kinh nghiệm nghề youtuber mà còn rất nhiều các công việc từ ngành nghề tỉnh thành cho đến những công việc cố định, công việc lương cao khác cho bạn chọn lựa. Thông qua đây, bạn hoàn toàn vừa có thể trở thành một Youtuber nhưng cũng có thể trở thành một nhân viên văn phòng hay nhân viên kinh doanh, hay bất kỳ một công việc nào khác.

>> Xem thêm: Reviewer là gì

3. Và... những góc khuất không phải ai cũng biết

Người ta thường nói rằng không ai có một cuộc sống toàn màu hồng. Bạn đã bao giờ nghĩ đến những áp lực hay khó khăn của những người nổi tiếng trên Youtube hay chưa? Đăng tải nội dung video lên Youtube vừa là thú vui, vừa có thể là công việc làm ăn thực sự của bạn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một trong những nghề nghiệp áp lực nhất thế giới. Bạn cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần từ bỏ tự do, từ bỏ sự thanh thản, bình yên của một công việc bình thường, đối mặt với những áp lực vô hình từ dư luận để bước chân vào nghề Youtuber.

3.1. Cái bóng của người đi đầu

Việc phát triển rầm rộ các channel trên Youtube đã dẫn đến sự trùng lặp nội dung của người dùng với nhau. Tất nhiên, những kênh thành lập trước sẽ có ưu thế hơn trong khi đó những Youtuber trẻ sẽ rất chật vật trong việc tìm kiếm cho mình lối đi mới và tạo một màu sắc khác biệt thu hút người xem. Bắt buộc nội dung của bạn phải thật mới lạ vì nếu như video cùng chủ đề thì bạn sẽ khó kiếm được view hơn bởi các kênh Youtube ra trước đã làm rồi.

Có một hướng đi mới – Tưởng không khó mà khó không tưởng. Trước khi đặt chân vào thế giới Youtube, việc đầu tiên bạn cần quan tâm là cách khai thác chủ đề phải thế nào để tránh đi theo lối mòn của những người trước. Nếu không bạn mãi mãi chỉ là một cái bóng mà thôi.

3.2. Bất chấp mọi thứ vì tiền

Youtube – Một kênh kiếm tiền quá hời. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều bạn trẻ bất chấp coi các hình thức trục lợi: xào nấu video, đưa tin giả mạo, reup (tức tải lại video người khác đã tải lên trước) là một cách trở thành Youtuber nhanh nhất, kiếm được nhiều tiền nhất. Thật tình cờ khi giữa những xôn xao dư luận về việc phải chăng các nhà điều hành Youtube đã “dung túng” cho những video cổ xuý có lối sống giang hồ nhưng lại mang về thu nhập cao? Không những thế, còn có các Youtuber thu hút người xem bằng bạo lực, dung tục, phản cảm. Hay những trào lưu vô bổ, bệnh hoạn như “24 giờ tập làm… chó”, “Đốt nhà người thân”, “Cho trẻ em thi ăn chanh”. Rõ ràng đó là những nội dung không lành mạnh nhưng vấn đề là vẫn có rất nhiều bình luận theo dõi cổ vũ, kích động. Hiệu ứng đám đông đã khiến các Youtuber quên đi giá trị thuần phong mỹ tục mà lao vào cám dỗ của những lượt theo dõi, lượt xem như một bầy thiêu thân bất chấp rằng những hiệu ứng tiêu cực trên mạng ảo sẽ gây ra những hậu quả xã hội rất thật.

nội dung độc hại youtuber
Những nội dung độc hại gần đây trên Youtube

3.3. Đầu tư trang thiết bị tốn kém

Đặc thù của những người xem là bị thu hút bởi hình ảnh và âm thanh. Chính vì thế, đây cũng là một phương diện cạnh tranh giữa những kênh Youtube. Để có một video chất lượng với hình ảnh rõ nét thì việc đầu tiên bạn nên làm là đầu tư các thiết bị thu và quay hình. Công đoạn sau đó là hậu kỳ, để dựng video bạn cũng phải đầu tư cho mình một chiếc máy tính xịn để cắt dựng các đoạn video một cách nhanh chóng nhất.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi theo đuổi sự nghiệp làm Youtuber vì bạn phải có nguồn thu nhập, tài chính ổn định để đầu tư nguồn kinh phí không hề nhỏ. Song cũng đừng nên quá lo lắng vì chất lượng hình ảnh, âm thanh mà quan trọng là video của bạn phải sở hữu một nội dung hấp dẫn, độc đáo.

3.4. “Gạch đá” từ cộng đồng

Chuyện nhận gạch đá vì các phát ngôn gây sốc đối với Youtuber dường như là một chuyện không thể bình thường hơn. Trên một góc nhìn khác, đây lại là cách giúp người khác nhớ đến bạn. Khi bị “ném đá”, hãy dừng lại suy nghĩ xem tại sao người ta lại ghét mình đến vậy và khắc phục vấn đề này. Đừng nghĩ rằng càng nhận “gạch đá” nhiều từ cộng đồng thì càng hay vì điều này sẽ dẫn đến một chứng bệnh tâm lý có hại cho bạn - Trầm cảm. 

Nếu đã cố gắng cải thiện chất lượng nội dung mà bạn vẫn bị dư luận ghét bỏ thì tốt nhất là bạn nên phớt lờ đi. Youtuber không phải là nghề “làm dâu trăm họ”, làm hài lòng tất cả mọi người được. Trái lại bạn nên ghi nhớ những comment tâm huyết, tích cực vì đó mới là những người khán giả thực sự mong muốn bạn thay đổi.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi Youtuber là gì và kiếm tiền trên Youtube như thế nào. Sẽ còn rất nhiều những sự khó khăn và chông gai đang đợi các Youtuber trải nghiệm khi bắt đầu con đường sự nghiệp gắn với mạng xã hội video lớn nhất hành tinh này. Hãy thử nghiệm để thoả mãn đam mê nhưng đừng quên rằng phải mang đến cho người xem những sản phẩm giải trí thực sự bổ ích và chất lượng nhé

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý