Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Creative là gì? Tiết lộ giải pháp chinh phục nghề sáng tạo hiệu quả

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Creative là gì? Những nghề nào yêu cầu tính creative cao nhất? Bạn cần những điều gì để theo đuổi một nghề sáng tạo? Cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé. 

1. Bạn định nghĩa về creative là gì?

Sáng tạo là gì
Bạn định nghĩa về creative là gì?

Theo từ điển cambridge, creative là gì được hiểu là “producing or using original and unusual ideas” đây là tính từ thông dụng để miêu tả trạng thái của ý tưởng được nảy ra hay để miêu tả một một vật độc đáo, khác với những phiên bản ban đầu. Chúng ta hay nói “Creative things”, a Creative talent, a Creative person. Trong tiếng Việt, creative hiểu nôm na là có tính tư duy sáng tạo. Không chỉ là một phẩm chất, tính cách của con người, sáng tạo cũng được hiểu là một trong những yêu cầu quan trọng của một số vocation (ngành nghề) đặc thù.

Hermann Hesse, nhà thơ nổi tiếng người Thụy Sĩ từng đánh giá về vai trò của nhân tố sáng tạo thế này “Bất cứ ai yêu thích âm nhạc hơn tiếng ồn, niềm vui hơn lạc thú, tâm hồn hơn vàng bạc, công việc sáng tạo hơn chuyện kinh doanh, đam mê hơn trò khờ dại, không tìm thấy mái nhà trong thế giới tầm thường của chúng ta”.Nhờ có óc sáng tạo, con người có thể vượt qua những ranh giới để thể hiện bản thân minh và tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống. Trên phương diện nghề nghiệp, Creative là yêu cầu của công việc là phẩm chất quan trọng, là nhân tố quyết định đến mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy những nghề nào yêu cầu tính sáng tạo đỉnh cao? Cần những phẩm chất gì để phát huy được tính sáng tạo trong công việc hiệu quả nhất. Nội dung sau đây, sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ. 

>> Xem thêm: Các ngành nghề trong tiếng Anh

2. Những nghề nào yêu cầu tính sáng tạo cao với mức lương cao nhất

 Những nghề nào yêu cầu tính sáng tạo cao với mức lương cao nhất
Những nghề nào yêu cầu tính sáng tạo cao với mức lương cao nhất

Thông thường nhắc đến những nghề đậm chất creative nhất, chúng ta vẫn sẽ nghĩ đến nhà thơ hay họa sỹ. Nhưng một thực tế” bạc” mà cả bạn và tôi đang nhìn thấy, đó là những nghề yêu cầu chất xám và công sức, đam mê, mức lương thu về không thể đủ để trang trải cho cuộc sống. Nhưng đừng vì nhìn vào thực tế đau lòng đó mà mất đi niềm tin với các nghề sáng tạo. Bởi vì Timviec365.vn sẽ giúp bạn lựa chọn nghề đậm creative, vừa thỏa sức vẫy vùng với khả năng sáng tạo của bản thân, đặc biệt là thu về cho mình mức thu nhập hấp dẫn nhất.

2.1. Kiến trúc sư, thiết kế nội thất

Sự bùng nổ của nền kinh tế hiện đại, nhu cầu làm đẹp cho không gian sống ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Những kiến trúc truyền thống kết hợp hiện đại giữa lòng thành phố, những không gian xanh tràn ngập cỏ hoa và ánh sáng trong mỗi căn nhà, cách lựa chọn và bày trí nội thất, cách lựa chọn màu sơn phù hợp với phong cách của từng gia chủ - Đó chính là địa hạt để những kiến trúc sư và nhân viên thiết kế nội thất tỏa sáng tài năng. Nhân tố quan trọng nhất trong nghề không gì khác ngoài tính sáng tạo không ngừng từ việc lên ý tưởng đến triển khai để biến những ý tưởng đó thành những sản phẩm ngoài thực tế.

Bên cạnh những kiến thức kỹ năng (bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm - soft skills) về thiết kế, con mắt thẩm mỹ, một khối óc sáng tạo vượt trội, bạn phải là người “bắt trend” - am hiểu những xu hướng về không gian sống mới, đồng thời am hiểu tâm lý của người dùng để tạo ra những tác phẩm công phu. Nhu cầu tất yếu của con người và sự ra đời của nhiều mô hình nhà ở, công trình dân dụng, sự trình làng các loại hình kiến trúc hiện đại theo phong cách phương Tây đang thu hút nhiều sự quan tâm của cá nhân doanh  nghiệp như sân Golf, không gian sân vườn, quán Cafe...theo những hướng cách tân. Tất cả những điều đó không thể có được nếu không có bộ óc sáng tạo. Ngược lại với mức lương bèo bọt của một số nghề yêu cầu khả năng sáng tạo cao như họa sĩ truyền thông hay nhà thơ theo ý nghĩ của nhiều người kiến trúc sư và thiết kế nội thất có mức lương cao và là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo của người mê sáng tạo với mức lương trung bình hằng năm đạt trên 58.200 USD tại Mỹ.

Việc làm nhân viên thiết kế nội thất

2.2. Nghề Copywriter

Nghiệp văn có lẽ không ít phải dính tới những quyết định để sống cùng với nó là vấn đề mà nhiều người còn e ngại vì vượt qua áp lực công việc của một nghề yêu cầu độ sáng tạo cao là không hề đơn giản. Tuy nhiên, còn một cách khác để phát huy tính sáng tạo và đam mê văn học của bạn mà không đi theo con đường để trở thành Gào, Trang Hạ hay Nguyễn Nhật Ánh mà vẫn có thể thu về mức lương cao đến bất ngờ. Đó là Copywriter. Là người làm nội dung, viết slogan, dựng kịch bản để chạy chiến dịch phát triển thương hiệu và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thuyết phục người dùng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh, các doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay, để có thể tung ra được sản phẩm chất lượng và ưng lòng người dùng bạn yêu cầu sự sáng tạo về câu từ, ý tưởng mới, không trùng lặp, cách diễn đạt dễ hiểu...để tôn lên điểm sáng của thương hiệu khi đặt cạnh những sản phẩm khác. Đặc điểm của nghề này là không yêu cầu quá cao về mặt kinh nghiệm như các ngành kỹ thuật...tuy nhiên, bầu trời đậm chất sáng tạo này chỉ phù hợp cho những ai có khả năng nhìn nhận, kỹ năng phân tích vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, biết sử dụng những từ thật đắt, thậm chí “dị” để truyền thông tải thông điệp về sản phẩm. Sẽ là một lợi thế, nếu bạn yêu văn chương hay được sản xuất từ các lò đào tạo: Văn học hay báo chí, truyền thông. Mức lương hiện nay cho copywriter tại Việt Nam dao động trong mức trung bình.

>> Xem thêm: Kỹ xảo tìm nghề tay trái

2.3. Nghề đầu Bếp - Nghề yêu cầu chất “Creative” đỉnh cao

Có vẻ như một người theo đuổi nghiệp văn như tôi khó có thể cảm nhận được mức độ sáng tạo qua những tác phẩm nghệ thuật đến từ nguyên liệu ẩm thực. Cho đến khi xem qua Masterchef, chương trình truyền hình đi tìm người nghệ sĩ tạo ra những món ăn. Tiêu chuẩn hấp dẫn của một món ăn ngày càng hiện nay ngày càng được nâng cao. Ngoài yếu tố ngon, vị đậm đáo, sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu...thỏa mãn nhu cầu về vị giác qua sự tìm kiếm  những món ăn tại những nhà hàng, khách sạn còn phải đáp ứng về nhu cầu về mặt thẩm mỹ, ngon về mắt và ngon về giá. 

Điều này có nghĩa là ngoài tính sáng tạo được thể hiện qua sự mày mò tìm kiếm những công thức mới và cách trang trí làm cho món ăn nào sao cho đẹp mắt. Điều này, yêu cầu ở mỗi đầu bếp tính sáng tạo cao. Mức thu nhập và chế độ đãi ngộ đãi ngộ xứng đáng sẽ dành cho những người có sức sáng tạo vượt bậc và mức lương cho nghề đầu bếp cũng thế. Theo thống kê của Jobmonkey.com, lương của một đầu bếp chuyên nghiệp rơi vào khoảng 27.000 - 35.000 USD. Nếu có bạn đam mê sáng tạo, yêu thích công việc nấu nướng, thì đừng bỏ qua cơ hội nghề đầu bếp nhé.

Việc làm đầu bếp nấu ăn

2.4. Stylist hình ảnh

Được mệnh danh là người thổi hồn cho các trang phục thời trang, stylist là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ thời trang, yêu thích công việc tạo dựng phong cách ăn mặc, phối đồ, sử dụng phụ kiện  hài hòa cho các nhân vật của công chúng. Tính sáng tạo của nghề được thể hiện trong cách lên ý tưởng không ngừng để đảm bảo rằng, “người mẫu” của mình thật sự nổi bật và luôn đổi mỗi lần xuất hiện. Họ cũng phải là người luôn thính nhạy với các xu hướng thời trang mới để tiếp thu và cũng như tìm ra những điểm mới khác trong hàng loạt những những phong cách cũ. Hiện tại mức lương trung bình của một Stylist hình ảnh chuyên nghiệp tại Mỹ cực kỳ hấp dẫn, rơi vào 55.000 - 65.000 USD/năm. 

Trong dòng chảy hiện đại, khi mà ranh giới của nghệ thuật và thực tế của cuộc sống ngày càng được xóa mờ thì cũng là lúc những tâm hồn sáng tạo thăng hoa, phá bỏ rào cản, lối suy nghĩ cũ mòn trước để thể hiện những quan điểm suy nghĩ. Với các nghề đòi hỏi phát huy tính sáng tạo, thực chất là bạn đang cống hiến bằng cách tinh chiết những giá trị của cuộc sống và thể hiện vào tác phẩm bằng những suy nghĩ mới, độc đáo để hiện tiếng nói của một kẻ đương thời. 

3. Bạn cần gì để gắn bó lâu dài với nghề sáng tạo

Nhân tố quan trọng để gắn bó lâu dài với nghề sáng tạo
Bạn cần gì để gắn bó lâu dài với nghề sáng tạo

Là những người trẻ, khát khao được thể hiện mình, được “bung lụa” với những tưởng là động lực thôi thúc để nghề đậm creative nảy ra trong đầu người trẻ trước những quyết định nghề nghiệp. Tuy nhiên, không một nghề nào dễ dàng và ngay cả những lựa chọn theo đam mê đó cũng không thể tránh khỏi những áp lực mà nghề nghiệp mang lại. Sáng tạo là ngành đặc thù, những nhân tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo là tư duy mở và nguồn cảm hứng. Tuy nhiên, một điểm yếu của những người hoạt động mạnh não phải chính là không bao giờ chấp nhận những lối mòn và sự lặp lại nội dung ở bất kỳ những tác phẩm sau đó sẽ là gánh nặng cản bước thành công của họ. Nếu là Fan của những Youtuber đình đám như Giang ơi, Châu Bùi hay Denis Đặng và nghe những chia sẻ của họ trải nghiệm của nghề sáng tạo thì bạn sẽ hiểu rằng áp lực của nghề như thế nào. Vậy trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, bạn cần một số phẩm chất sau:

3.1. Tinh thần “làm những điều không thể”

Theo đuổi đam mê và những nghề sáng tạo, đôi khi bạn phải chấp nhận sự thật rằng “sự khác người” của bạn một thời điểm nào đó sẽ khiến người khám không thể chấp nhận. Việc thẳng thắn nói lên quan điểm của mình thường đi ngược lại những nếp suy nghĩ truyền thống đã bị ghim trong đầu của họ. Học cách sống chung với những áp lực khi chưa đủ nguồn cảm hứng để nảy ra ý tưởng và vượt qua những nhận xét có phần trái chiều của người đọc, người xem là kỹ năng bạn cần phải trau dồi ngay lập tức nếu muốn gắn bó với những nghề sáng tạo lâu dài. 

Việc làm copywriter

3.2. Nghiêm túc, kỷ luật bản thân là từ khóa

Bạn có thể thấy hàng loạt những nghệ sĩ nổi tiếng trên sân khấu hay những đầu bếp nghiệp dư trưởng thành từ show truyền hình đình đám và mơ ước được như họ. Không ai đánh thuế giấc mơ và đó là quyền của bạn. Tuy nhiên, nếu như mơ thôi chưa đủ, để theo đuổi những nghề sáng tạo, ngoài tính cầu tiến, muốn mở đường cho những xu hướng mới cần ở bạn tính nghiêm túc và kỷ luật bản thân, đừng để phần cảm hứng hay cảm xúc nhất thời ảnh hưởng đến tác phẩm hay thái độ làm việc của bạn vì lối tư duy “tự do, phóng khoáng” chi phối. Để có thể kiểm soát tốt, bạn cần lập ra những kế hoạch và nghiêm túc thực hiện theo những hoạch định đã đặt ra trong một đơn vị thời gian cố định. Để đảm bảo tính bền vững của kế hoạch, bạn cần đặt ra một số nguyên tắc cho bạn thân, đặc biệt trong việc cân đối thời gian, đừng để sa đà vào các hoạt động theo cảm xúc. 

3.3. Sắp xếp thời gian thư giãn hợp lý

Theo đuổi nghề sáng tạo, việc cân đối thời gian làm nghỉ ngơi cũng là vấn đề mấu chốt. Bạn sẽ phải lập ra thời gian biểu nhất định cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, để tìm nguồn cảm hứng mới và xả được những căng thẳng và mệt mỏi. Những ý tưởng mới bao giờ cũng chỉ xuất hiện trong đầu bạn khi bạn cảm thấy thư giãn. Thêm vào đó, việc sắp xếp khung thời gian chuẩn cho phép bạn kiểm soát được khối lượng công việc, không bị sa đà vào những hành động bồng bột được điều khiển bởi cảm xúc. 

Những chuyên gia trong các nghề sáng tạo đã hành động như vậy, còn bạn thì sao. bạn đã tìm ra một phương hướng đúng đắn để theo đuổi trả lời cho câu hỏi creative là gì trong nghề nghiệp của bạn và cách để phát huy tính sáng tạo đó phù hợp nhất?

Hi vọng rằng những thông tin xoay quanh creative là gì và một số vấn đề xoay quanh sẽ thực sự hữu ích với bạn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;