Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Nếu bạn làm việc hay từng tìm hiểu về lĩnh vực logistics thì chắc chắn đã từng nghe đến chiến lược 1PL, 2 PL, 3 PL, 4PL hay thậm chí là 7PL. Tuy nhiên, để giải thích chi tiết về 4PL là gì thì chưa chắc là đã có sự trình bày chính xác và đầy đủ nhất. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết về 4PL là gì để bạn có thể nắm được bí mật trong hệ thống quản lý logistics hiện đại ngày nay.
4PL được biết đến là một trong các chiến lược logistics được sử dụng khá nhiều trong thời đại ngày nay. Cụ thể hơn thì 4PL có thể hiểu theo các nghĩa sau đây:
- Là dịch vụ logistics thứ tư
- Là logistics chuỗi phân phối
- Là nhà cung cấp Logistics chủ đạo LPL
Dù được định nghĩa theo ý nghĩa nào đi chăng nữa thì 4PL nhìn chung chính là người đóng vai trò tổng hợp các nguồn lực, cơ sở vật chất có tiềm năng của mình để kết hợp với những tổ chức khác nhằm xây dựng và vận hành các biện pháp trong chuỗi logistics nhất định.
Một cách tổng quan nhất, ta có thể thấy rằng 4PL là một chiến lược bậc cao trong lĩnh vực logistics. 4PL đảm nhận các công việc như quản lý về nguồn lực, thực hiện việc điều phối và kiểm soát các hoạt động như một trung tâm điều khiển, cùng với đó là tích hợp các chức năng, hoạt động trong logistics.
Là một chiến lược mang tính giải pháp cao, 4PL có mối quan hệ mật thiết với 3PL khi được phát triển dựa trên nền tảng của chiến lược phổ biến 3PL. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động của 4PL có phần rộng hơn, đặc biệt là trong các dịch vụ của lĩnh vực Công nghệ thông tin hay Quản lý các tiến trình thuộc lĩnh vực kinh doanh.
Việc so sánh và phân biệt giữa 3PL và 4PL luôn nhận được sự quan tâm của những người làm, hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng. Mặc dù phát triển dựa trên 3PL, thế nhưng, 4PL vẫn có những điểm khác biệt cụ thể so với 3PL.
3PL sẽ mang đến những chiến lược mang tính chiến thuật. Hay cụ thể hơn thì khi sử dụng 3PL thì khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ logistics có tính chiến thuật đa chiều. Điều này có nghĩa là dòng chảy của nguyên liệu và thiết bị sẽ được thúc đẩy một cách tối đa từ nhà cung cấp cho tới nhà sản xuất. Tiếp tục từ nhà sản xuất tới các nhà tiêu thụ, phân phối và bán lẻ.
Những dịch vụ mà 3PL thường cung cấp có thể kể đến như: dịch vụ kho bãi, vận tải, quản lý hàng tồn kho, đóng gói sản phẩm, hàng hóa,..
Những điểm khác biệt, nổi bật của 4PL có thể kể đến như:
- Các công ty cung cấp chiến lược 4PL thường là những thực thể mang tính riêng biệt dựa trên những bản hợp đồng dài hạn hoặc sự liên doanh giữa khách hàng và một vài đối tác nhất định.
- Có vai trò kết nối cũng như là đầu mối duy nhất cho sự liên ikeest giữa khách hàng và đối tác. Tất cả những vấn đề liên quan trong quá trình logistics đều được quản lý bởi 4PL.
- Ở một số trường hợp nhất định, việc sử dụng 4PL được xem là chiến lược logistics dẫn đầu. Tức là dựa trên việc liên kết với một số công ty khác để thực hiện toàn bộ các quy trình, chức năng của logistics.
- Nếu như 3PL cung cấp và thực hiện các mục tiêu mang tính chiến thuật thì 4PL đóng vai trò quản lý chiến lược. 4PL đi sâu vào quy trình của logistics, tập trung cho việc cải thiện hiệu quả của từng quy trình cần đạt được cũng như vận hành tốt toàn bộ chuỗi cung ứng, thể hiện đầy đủ chwusc năng logistics.
Việc nắm bắt chính xác về sự khác biệt giữa mô hình 3PL và 4PL thực tế rất quan trọng. Nhất là khi 3PL tập trung cho từng mắt xích thì đây sẽ là mô hifnyh chưa thực sự mang lại các giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Trong khi đó, mô hình 4PL lại có tác động với toàn bộ hệ thống. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể nhận được các giá trị có phần thiết thực và ý nghĩa hơn. Bởi so với việc cắt giảm chi phí một cách đơn lẻ thì tác động trên toàn bộ hệ thống sẽ mang đến một sự đổi mới và hiệu quả khác biệt hơn.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa đường sắt là gì?
Khái niệm 4PL đã xuất hiện vào giữa những năm 1990. Khi ấy, 4PL được hiểu là một bên mà họ sẽ không sở hữu b ất kỳ tafi8 sản nào. Thay vào đó, họ hợp tác với nhiều bên khác nhau, bao gồm cả các công ty 3PL để xây dựng các chiến lược cũng như công nghệ để áp dụng cho quy trình hệ thống logistics của khách hàng. Khi ấy, 4PL đóng vai trò là một nhà quản lý, một người điều phối viên cho các dịch vụ để thực hiện chuỗi cung ứng một cách hoàn hảo.
Lúc này, 4PL sẽ được định nghĩa với công thức như sau:
4PL = 3PL + công nghệ thông tin + quản lý quy trình
Với việc cấu tạo như trên, 4P)L dần trở thành một mô hình hoạt động cũng như sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Có vai trò trong việc cải tiến để mang lại hiệu quả cũng như xây dựng quy trình quản lý, đảm bảo thực hiện tốt quá trình của chuỗi cung ứng và logistics, 4PL đang là một mô hình tuyệt vời trong lĩnh vực quản lý vận tải.
Mục tiêu mà 4PL hướng đến chính là toàn bộ quy trình của chuối cuhng ứng thay vì đi vào một phân khúc nhất định. Do vậy mà dựa trên nhu cầu của mỗi khách hàng, công ty 4PL sẽ mang đến những dịch vụ, giải pháp tương ứng để đảm bảo chuỗi cung ứng và quá trình logistics đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, để một công ty 4PL có thể thực sự thành công thì cần quan tâm tới một số vấn đề như:
- Yếu tố công nghệ thông tin: 4PL có vai trò quản lý và điều phối toàn bộ chuỗi cung ứng. Vì thế mà công nghệ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả trong việc liên kết giữa các đầu nối của từng phân khúc với nhau. Tạo sự liên kết thống nhất cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Dowload phần mềm quản lý vận tải để sử dụng sẽ là một trong những cách doanh nghiệp có thể áp dụng cho quy trình xây dựng chuỗi cung ứng của mình. Phần mềm Quản lý vận tải 365 chính là một ứng dụng tiêu biểu mà công ty, doanh nghiệp có thể vận dụng và tham khảo.
- Yếu tố về khả năng lãnh đạo: 4PL có vai trò lãnh đạo, quản lý dự án, các dịch vụ cũng như hệ thống thông tin. Do đó mà khả năng lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới cách thức hoạt động, làm việc cuả từng bộ phận nhất định.
- Yếu tố về kỹ năng quản lý: 4PL là sự kết hợp giữa 3PL và các yếu tố khác. Vì thế mà yếu tố quản lý các 3PL cũng như các hoạt động hàng ngày sẽ có tác động không nhỏ tới sự hiệu quả cần có mà 4PL muốn đạt được.
- Yếu tố về quản lý tài sản: 4PL thực hiện đầy đủ các quy trình logistics như kho, vận chuyển, xây dựng các hợp đồng, các dịch vụ về mua hàng,... Việc có khả năng cũng như quy trình quản lý tài sản tốt sẽ là nền tảng xây dựng niềm tin giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Thực tế thì 4PL có thể được xem là một mô hình khá hoàn thiện và mang đến hiệu quả cao cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này. Nhất là với logistics, đây thực sự là một biện pháp hữu hiệu, có sự tác động tối đa trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu được 4PL là gì, sự khác biệt giữa 4PL và 3PKL cũng như những giá trị mà 4PL có thể mang lại.
Dịch vụ vận tải là gì? Các loại hình dịch vụ phổ biến
Dịch vụ vận tải là gì? Có những loại hình dịch vụ phổ biến nào hiện nay? Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết sau đây nhé!
Dịch vụ vận tải là gì? Có những loại hình dịch vụ phổ biến nào hiện nay? Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục