Quay lại

Churn rate là gì? Cách giảm Churn rate cho doanh nghiệp

Tác giả: Nguyễn Tú Anh

Một trong những số liệu thể hiện thực tế phát triển của doanh nghiệp là Churn rate. Tuy nhiên rất nhiều người lại chưa nắm rõ về tỷ lệ này. Bài viết sau sẽ làm rõ Churn rate là gì và tầm quan trọng của tỷ lệ này trong doanh nghiệp.

1. Churn rate và tầm quan trọng trong kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp thì tỷ lệ Churn rate là một số liệu có vị trí rất quan trọng. Churn rate xác định tỷ lệ khách hàng đã hủy hoặc không đăng ký gia hạn dịch vụ trong một khoảng thời gian.

Churn rate và tầm quan trọng trong kinh doanh

Với những công ty mà khách hàng trả tiền theo tháng, theo năm hoặc theo quý thì việc tính toán tỷ lệ này sẽ xác định được phần nào mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ. Khi tỷ lệ khách hàng không gia hạn dịch vụ đến một mức độ nhất định chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp vấn đề về giá cả hoặc cách thức cung cấp dịch vụ.

Chỉ số này cần được theo dõi thường xuyên để hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị trường khách hàng của đối thủ kinh doanh. So với việc liên tục tìm kiếm các khách hàng mới thì giữ chân khách hàng cũ là điều dễ dàng hơn nhiều. Doanh nghiệp cần chuẩn bị một chiến lược toàn diện để giữ chân khách hàng ở lại.

Những công ty có nguồn thu từ việc khách hàng trả tiền hàng tháng sử dụng tỷ lệ này để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Nếu như tỷ lệ Churn rate có sự thay đổi bất ngờ theo chiều hướng tiêu cực thì đây là tín hiệu cho thấy việc kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vấn đề.

Nhờ có Churn rate người quản lý nắm bắt được tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đi sâu phân tích lý do khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ doanh nghiệp. Thông qua danh sách khách hàng thường xuyên sử dụng có thể xác định rõ thị trường khách hàng tiềm năng và những đối tượng khách hàng cần được chú trọng đặc biệt.

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ sau mỗi tháng sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó lượng khách hàng phát sinh thêm mỗi tháng sẽ đánh giá tầm ảnh hưởng của các chiến dịch Marketing.

Hiểu được Churn rate là gì và dùng các số liệu cụ thể, những nhà phân tích tài chính sẽ đưa ra được những dự đoán về tình hình kinh doanh trong tương lai. Từ đó các chiến lược đưa ra sẽ giúp tỷ lệ Churn rate giảm xuống.

2. Xác định Churn rate và cách thức làm giảm Churn rate

2.1. Làm sao để xác định tỷ lệ Churn rate?

Điển hình một số công ty cần thường xuyên xác định Churn rate đó là các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, những công ty công nghệ hay các công ty cung cấp nền tảng chơi game trực tuyến. Có hai cách để bạn xác định tỷ lệ Churn rate đó là phương pháp đơn giản và phương pháp có điều chỉnh.

Xác định tỷ lệ Churn rate

Với công thức xác định tỷ lệ Churn rate đơn giản:

Tỷ lệ Churn = Tổng lượng khách hàng Churn /Tổng số lượng khách hàng đầu tháng.

Công thức tính tỷ lệ Churn rate điều chỉnh dựa trên số lượng khách trung bình đầu tháng và cuối tháng:

Tỷ lệ Churn = Tổng lượng khách hàng Churn / Bình quân khách hàng trong tháng.

Để tỷ lệ Churn mang đến hiệu quả cao nhất bạn nên xây dựng tỷ lệ Churn rate trên các đối tượng khách hàng khác nhau. Thông thường sẽ có 4 đối tượng khách hàng có thể kể đến đó là:

Khách hàng đã mua sản phẩm và hiện vẫn đang tiếp tục sử dụng; Khách hàng mới đăng ký sử dụng; Khách hàng đã sử dụng dịch vụ nhưng tạm ngừng; Khách hàng mới đăng ký những hủy trong khoảng thời gian ngắn.

2.2. Yêu cầu đặt ra để giảm tỷ lệ Churn rate

2.2.1. Giám sát chặt chẽ quy trình chăm sóc khách hàng

Nếu doanh nghiệp muốn giảm tỷ lệ khách hàng Churn rate thì một quy trình chăm sóc khách hàng mới hoặc cải thiện quy trình chăm sóc khách hàng là điều cần thiết. Những bước cải thiện quy trình vô cùng đơn giản.

Giám sát chặt chẽ quy trình chăm sóc khách hàng

Bạn có thể bắt đầu bằng việc gửi các thông báo khuyến mãi hay những câu chào mừng khách hàng mới vào tài khoản email của họ. Ngoài ra trên các trang web của doanh nghiệp hãy tạo nên những nội dung mang tính chia sẻ bí quyết hoặc nói chuyện về các chủ đề mà rất nhiều người đang quan tâm.

Thông qua các buổi chia sẻ hãy khiến cho khách hàng cảm thấy việc tìm kiếm các thương hiệu khách là không cần thiết bởi doanh nghiệp của bạn đã cung cấp đủ những gì khách hàng cần.

Khi khách hàng có thắc mắc về sản phẩm hay dịch vụ hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có những phản hồi kịp thời. Việc phản hồi đúng thời điểm sẽ khiến khách hàng có cái nhìn thiện cảm với doanh nghiệp, từ đó nâng tầm thương hiệu.

2.2.2. Chủ động xây dựng kết nối với khách hàng

Doanh nghiệp nên chủ động kết nối với khách hàng để xây dựng mối quan hệ thân thiết. Một doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm sẽ được đánh giá cao hơn.

Chủ động xây dựng kết nối với khách hàng

Khi đó khách hàng không chỉ cảm thấy an tâm khi sử dụng sản phẩm mà còn coi thương hiệu là đối tác đáng tin cậy. Doanh nghiệp cần tìm hiểu đặc điểm về tính cách, niềm yêu thích của khách hàng và gửi những nội dung thú vị đến họ

Bên cạnh đó đừng quên kết nối với khách hàng trên các trang mạng xã hội để thường xuyên thăm hỏi khách hàng. Nếu như khách hàng phản ánh về lỗi của các sản phẩm hãy để họ yên tâm rằng thương hiệu doanh nghiệp sẽ xử lý các vấn đề này cho họ.

2.2.3. Phân tích kết quả chỉ số Churn rate

Dù không mong muốn nhưng sự rời đi của khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp lúc này cần hết sức bình tĩnh, tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc khách hàng không còn muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Như vậy trong tương lai doanh nghiệp có thể ngăn chặn việc rời đi của khách hàng với những lý do tương tự. Để tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp, cần đến sự phối hợp của những chuyên viên chăm sóc khách hàng, người quản lý sản phẩm, dịch vụ và phần mềm quản lý khách hàng crm.

Phân tích kết quả chỉ số Churn rate

Bên cạnh việc đánh giá lại tình hình chất lượng nội bộ doanh nghiệp, cũng đừng bỏ qua các yếu tố bên ngoài tác động đến tỷ lệ Churn rate. Với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại mà đối thủ cung cấp hãy so sánh với các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.

Những điểm khiến khách hàng chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ chính là yếu tố then chốt trong nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp cần đào sâu hơn các khía cạnh trong nhu cầu này để mang đến những trải nghiệm thú vị làm hài lòng khách hàng.

3. Một vài điều cần tránh khi dùng Churn rate

Đừng vội lo lắng nếu bạn thấy tỷ lệ Churn rate tháng này quá cao hay quá thấp so với tháng trước. Hãy đứng trên một góc nhìn rộng hơn để đánh giá vấn đề.

Trường hợp trong tháng doanh nghiệp có nhiều khách hàng mới nhưng chủ yếu là những khách hàng ngắn hạn thì tỷ lệ Churn rate lúc này dù thấp nhưng chưa chắc đã là tốt. Muốn có được những phân tích, đánh giá chính xác bạn cần so sánh giữa thu nhập các khách hàng mới mang đến và số tiền mà doanh nghiệp bị mất khi khách hàng cũ rời đi.

Một vài điều cần tránh khi dùng Churn rate

Trước khi thực hiện các cuộc đánh giá tỷ lệ Churn rate bạn cần hiểu được các yếu tố tổng quan về khách hàng. Hành vi mua hàng của khách có mối quan hệ trực tiếp tới tỷ lệ Churn rate. Thêm vào đó đặc điểm mô hình kinh doanh và tính thời vụ của của tình hình kinh doanh cũng tạo nên những tác động không nhỏ.

Những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tích cực trong quá trình phân tích các dữ liệu khách hàng. Chỉ khi quá trình phân tích dữ liệu không bị lệch hướng thì doanh nghiệp mới đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết bạn đã hiểu Churn rate là gì và những đặc trưng của tỷ lệ Churn rate. Với những doanh nghiệp làm việc với nhiều đối tượng khách hàng thì tỷ lệ Churn rate lại càng có vai trò quan trọng. Hãy vận dụng những thông tin bạn đã nắm được trong bài viết để hiểu hơn về khách hàng và có những phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả nhé.

Các thuật ngữ trong Marketing

Nếu thực sự muốn theo đuổi lĩnh vực Marketing bạn không nên bỏ qua những thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành. Tham khảo bài viết sau để biết thêm các thuật ngữ trong Marketing nhé.

Các thuật ngữ trong Marketing

Nếu thực sự muốn theo đuổi lĩnh vực Marketing bạn không nên bỏ qua những thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành. Tham khảo bài viết sau để biết thêm các thuật ngữ trong Marketing nhé.

Các thuật ngữ trong Marketing

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-