Tác giả: Nga Nguyễn
DCF là thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế và là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Vậy thực chất DCF là gì? DCF có đặc điểm gì? và Làm sao để xác định được DCF? Cùng timviec365.vn khám phá những vấn đề thú vị xung quanh DCF qua những thông tin dưới đây.
Thuật ngữ DCF là viết tắt của cụm từ tiếng anh “Discounted Cash Flows” và được hiểu theo nghĩa tiếng việt là “dòng tiền chiết khấu”. DCF là phương thức định giá được sử dụng để ước tính giá trị của một khoản tiền đầu tư ở hiện tại dựa trên những dự đoán các dòng tiền dự kiến trong tương lai mà nó có thể tạo ra.
Hiểu một cách đơn giản thì DCF nhìn nhận theo giá trị của dòng tiền đầu tư ở hiện tại thông qua việc xác định giá trị của dòng tiền đầu tư đó sinh ra ở tương lai. Bằng cách tính toán dựa trên giá trị theo thời gian của tiền các nhà đầu tư có thể xác định DCF dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại để so sánh với chi phí đầu tư ban đầu.
DCF được xác định thông qua nhiều biến số dự đoán, ngoài lãi suất và thời gian thì thông số về dòng tiền tương lai cũng là một biến số quan trọng để xác định được dòng tiền chiết khấu.
Dòng tiền chiết khấu được sử dụng để quy đổi dòng tiền tương lai của những dự án cụ thể về giá trị hiện tại, từ đó xác định được giá trị, cấp độ khả thi của các dự án, phương án đầu tư.
Một dự án được cho là có giá trị tốt để đầu tư khi mà định dạng tiền tương lai của nó sau khi chiết khấu hoa hồng về hiện tại có giá trị lớn hơn chi phí đầu tư hiện tại. Và dự án đó có thể được xem là một thời cơ đầu tư tốt.
DCF được xem là một cách thức được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư dòng tiền. DCF được áp dụng cho các nhà đầu tư xem xét đầu tư vào công ty thông qua các hoạt động mua cổ phiếu, mua lại hay đầu tư góp vốn.
Đối với các chủ sở hữu công ty hay người quản lý doanh nghiệp thì họ cũng dựa trên chiết khấu dòng tiền DCF để đưa ra các quyết định về chi tiêu hoạt động, hoạch định chính sách hay các quyết định khác liên quan đến nguồn ngân sách vốn của doanh nghiệp.
Chiết khấu dòng tiền là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, bên cạnh việc tác động tới quyết định về giá trị nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề chiết khấu dòng tiền cũng tạo nên những sự thay đổi trong quyết định chi tiêu, đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể xác định DCF có thể nhằm mục đích định giá toàn bộ doanh nghiệp, định giá một dự án hoặc khoản đầu tư trong một công ty, định giá một trái phiếu, định giá cổ phiếu trong một công ty. DCF cũng có thể được ứng dụng để định giá một tài sản có thể tạo ra thu nhập, đánh giá lợi ích của sáng kiến tiết kiệm chi phí tại một công ty hoặc đơn giản là đánh giá bất cứ hoạt động nào sinh ra dòng tiền.
Xem thêm: FCF là gì và những ảnh hưởng của FCF đến doanh nghiệp
DCF được thể hiện qua một công thức tính với những biến số liên quan tới dòng tiền, thông qua công thức ta có thể xác định được giá trị của dòng tiền dự tính tương lai về hiện tại. Cụ thể các bước xác định DCF sẽ được đề cập ngay sau đây.
Công thức tính DCF được hình dung cụ thể như hình ảnh bên dưới: Trong đó có các biến số cụ thể như:
- CF: Dòng tiền trong kỳ, là số tiền dự đoán mà nhà đầu tư có thể nhận được trong tương lai, dòng tiền cụ thể qua các thời kỳ khác nhau. Thông thường CF1 được hiểu là dòng tiền năm thứ nhất, CF2 là dòng tiền năm thứ 2 và CFn là dòng tiền tương lai năm thứ n.
- Biến số r được hiểu là lãi suất hay nói cách khác là lãi suất chiết khấu, r xác định một giá trị biến động lãi suất cụ thể và được đặt giả thiết là không thay đổi qua các thời kỳ.
- Giá trị n là số kỳ tiến hành xác định giá trị DCF, n có thể được xác định theo năm, theo tháng hoặc theo một khoảng thời gian cụ thể cố định mà doanh nghiệp đặt ra. Nếu các giá trị n khác nhau thì cần quy về một giá trị quy đổi để có thể xác định chính xác DCF.
- Cuối cùng DCF là dòng tiền chiết khấu, chiết khấu giá trị dòng tiền tương lai về giá trị dòng tiền tại thời điểm hiện tại.
Đối với công thức xác định giá trị DCF thì cần lưu ý một số điểm sau đây: Trong trường hợp xây dựng định giá giá trị doanh nghiệp hay mô hình tài chính của một công ty thì CF thường là dòng tiền tự do và r là chi phí vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp. Còn khi định giá trái phiếu thì giá trị CF là tiền lãi và tiền gốc, r là lãi suất trái phiếu.
Bạn cần hiểu rằng một khoản tiền nhất định sẽ có giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau vì giá trị dòng tiền bị tác động bởi nhiều yếu tố. Ví dụ về giá trị của dòng tiền tương lai và giá trị của dòng tiền hiện tại:
Với khoản tiền 1 triệu đồng của ngày hôm nay bạn sử dụng để tiêu dùng có thể khác với giá trị 1 triệu đồng của một tháng sau đó. Quy đổi giá trị 1 triệu đồng của thời điểm một tháng sau về giá trị tiền ngày hôm nay là 0,98 triệu đồng tương ứng với lãi suất chiết khấu 2%.
Chính vì lý do đó các nhà đầu tư tính toán giá trị DCF để xác định giá trị thực chất của dự án có tạo ra được lợi ích hay không từ đó mới đưa ra quyết định nên đầu tư hay từ bỏ dự án.
Giả sử doanh nghiệp muốn định giá để đầu tư vào một dự án, lãi suất chiết khấu là 5%. Với số vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng, và dự án được cho cho là sẽ kéo dài trong 5 năm.
Trong khoảng thời gian 5 năm thì dòng tiền dự tính thu được mỗi năm lần lượt là: năm thứ nhất 10 triệu, năm thứ hai 20 triệu, năm thứ ba 40 triệu, năm thứ tư 40 triệu và năm cuối cùng thu được 30 triệu.
Nếu nhìn theo giá trị dòng tiền tương lai thì khoản tiền doanh nghiệp thu được từ dự án là 140 triệu và doanh nghiệp sinh lời được 40 triệu đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng mà nhà đầu tư muốn biết là giá trị 140 triệu đồng của dòng tiền tương lai này có giá trị chiết khấu về hiện tại là bao nhiêu, giá trị thực chất đó có bù đắp được số vốn 100 triệu bỏ ra tại thời điểm ban đầu hay không.
Áp dụng công thức tính ta có giá trị DCF được xác định như sau:
DCF = 10/(1+0,05) + 20/(1+0,05)^2 + 40/(1+0,05)^3 + 40/(1+0,05)^4 + 30/(1+0,05)^5 = 119,61 triệu đồng.
Như vậy khoản đầu tư 100 triệu đồng ban đầu thì dự án sẽ sinh ra được giá trị lợi nhuận thực tế ở thời điểm ban đầu là 119,61 triệu đồng, sinh lãi 19,61 triệu đồng. Từ đó nhà quản trị sẽ xét thấy được dự án mang lại lợi nhuận và nhà đầu tư sẽ xem xét các yếu tố khác có liên quan cũng như đánh giá so sánh với dự án khác để lựa chọn dự án khả thi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
DCF chỉ là một công cụ tính toán dự đoán do vậy để đưa ra quyết định đầu tư thì các nhà hoạch định dự án cần phải dựa trên nhiều yếu tố nữa mới có thể có được quyết định chính xác cho các kế hoạch đầu tư của mình.
Dòng tiền chiết khấu cũng có những hạn chế về sự đo lường chính xác, lý do là vì DCF được xác định dựa vào các ước tính về lãi suất, dòng tiền tương lai, những biến số này đều mang tính chất dự đoán và mang có đặc điểm không chắc chắn.
Ngoài việc ứng dụng các công thức định giá giá trị doanh nghiệp thì các công ty cũng nên đầu tư sử dụng các phần mềm công nghệ để đánh giá dự án cũng như áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM cũng là một công cụ cần thiết cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như dễ dàng mở rộng mạng lưới quan hệ khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Qua bài viết về chủ đề DCF là gì? Hy vọng bạn đọc đã góp nhặt được nhiều thông tin hữu ích về dòng tiền chiết khấu cũng như các vấn đề có liên quan tới DCF. Từ những kiến thức đó bạn đọc có thể ứng dụng chúng phục vụ cho công việc của mình.
Customer lifetime value là gì?
Tham khảo thêm về chủ đề Customer lifetime value để nắm bắt thông tin liên quan tới thước đo giá trị khách hàng trong hoạt động của doanh nghiệp bạn nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục