Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Nhân viên bảo vệ là người chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ tài sản và tính mạng con người; họ thường xuyên phải quan sát, tuần tra, luôn luôn trong trạng thái cảnh giác cao nhất; để thực hiện được điều đó, bảo vệ phải có sức khỏe tốt, có khả năng quan sát, kỹ năng phòng vệ. Trước khi bạn được nhận vào công việc này, bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng yêu cầu quy định. Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Việc làm bảo vệ là công việc gì? Hồ sơ xin việc bảo vệ?”.
Ngày nay, nhu cầu thuê bảo vệ cho các sự kiện, tòa nhà hay bảo vệ cá nhân là điều khá phổ biến; bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được công việc này trên các trang tìm kiếm việc làm hay mạng xã hội Facebook; với công việc này, bạn có thể lựa chọn hình thức làm fulltime hay làm theo giờ.
Công việc này thường không có yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn hay kỹ năng làm việc, phù hợp với nhiều cá nhân khác nhau; công việc không chỉ giúp bạn gia tăng nguồn thu nhập cá nhân, mà còn giúp bạn trong việc cải thiện các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, khả năng quan sát, khả năng phát hiện và xử lý vấn đề.
Khi muốn làm việc trong ngành bảo vệ, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về sức khỏe; bởi với công việc này, bạn thường xuyên phải làm việc ca đêm (nếu đăng ký làm ca đêm); hay phải giao đấu với các đối tượng có hành vi xấu, gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của đơn vị cá nhân, tổ chức bạn có trách nhiệm bảo vệ.
Tuy là công việc không yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành, nhưng để có thể trở thành bảo vệ, bạn cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như: đã tốt nghiệp trung học cơ sở; không có tiền án tiền sự, nằm trong độ tuổi lao động và được phép tham gia lao động.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ cần thiết mà đơn vị yêu cầu, tùy vào từng đơn vị doanh nghiệp, hồ sơ yêu cầu có thể sẽ khác nhau; sau khi hoàn tất quá trình nộp hồ sơ, bạn nên chuẩn bị kỹ càng để bước vào vòng phỏng vấn.
Tại đây, bạn sẽ được trao đổi về tính chất công việc, các yêu cầu đối với công việc và đề xuất mức lương bạn mong muốn. Để có thể đàm phán được mức lương tốt nhất, bạn nên tham khảo kỹ mức lương cơ bản của vị trí này, kết hợp với kinh nghiệm và khả năng làm việc của bản thân, đưa ra mức lương mong muốn đến nhà tuyển dụng.
Sau khi ứng tuyển thành công, bảo vệ sẽ bước vào giai đoạn huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ; được đào tạo kiến thức và mục tiêu cơ bản của ngành nghề này, các kỹ năng cần có như: tự vệ, sơ cứu, cách dùng các trang thiết bị như bình chữa cháy, các dụng cụ để bảo vệ,… Ngoài việc được cơ quan doanh nghiệp đào tạo, mỗi bảo vệ phải luôn chủ động trau dồi các kỹ năng, hoàn thành xuất sắc công việc được giao phó.
Trên đây là các công việc ứng viên phải làm trước khi trở thành một bảo vệ chính thức; nó không hề đơn giản và dễ dàng như bạn nghĩ phải không? Tuy nhiên, theo tình hình khi thực hiện thực tế, công việc được đánh giá là phù hợp với trình độ và khả năng của hầu hết ứng viên tham gia.
Hồ sơ xin việc bảo vệ là bản hồ sơ xin việc cơ bản, bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm hay quán photo,… Trong hồ sơ xin việc bảo vệ; phải có đầy đủ các loại giấy tờ như: đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, tờ kê khai cá nhân, photo có công chứng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở,.
Các giấy tờ khác như: giấy xác nhận nhân thân; sổ hộ khẩu photo có công chứng; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước photo có công chứng; 4 ảnh 4x6 (hợp lệ); các loại giấy tờ và chứng chỉ khác theo yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị.
Hướng dẫn cách điền thông tin từng loại giấy tờ trong hồ sơ: nếu ảnh thẻ bạn đã chụp lâu, quá 6 tháng thì nên sắp xếp thời gian để chụp lại; đảm bảo đúng yêu cầu được quy định. Nên chuẩn bị trước từ 3 – 5 ngày, đảm bảo không làm trễ việc nộp hồ sơ của bạn.
Điền đầy đủ các thông tin cơ bản bên ngoài gói hồ sơ như họ tên, tên hồ sơ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện đang sinh sống, số điện thoại liên lạc. Chú ý, tên hồ sơ và họ tên ứng viên nên viết in hoa có dấu; làm nổi bật nội dung trên khung bìa.
Các giấy tờ có trong hồ sơ: ghi từng giấy tờ cụ thể có trong hồ sơ, mỗi giấy tờ được ghi vào một dòng khác nhau. Ví dụ: sơ yếu lý lịch; chứng minh thư photo; giấy khám sức khỏe,…
Điền thông tin vào sơ yếu lý lịch; họ và tên (viết đúng như chứng minh thư); ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, ngày tháng được cấp và địa chỉ cấp; địa chỉ thường trú; trình độ ngoại ngữ: nếu bạn học hết lớp 9 thì ghi 9/12; học hết lớp 12 thì ghi 12/12; nếu theo học các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học thì ghi cụ thể là cao đẳng, đại học hoặc trung cấp nghề.
Ngôn ngữ, nếu bạn không biết thêm ngôn ngữ khác, ghi nhận Không; có thì viết tên ngôn ngữ thứ 2, thứ 3 cụ thể; trình độ chuyên môn, ghi chuyên ngành bạn học hoặc kinh nghiệm làm việc; tình trạng sức khỏe: Tốt; danh mục khác như thông tin thành viên gia đình, điền đầy đủ theo hướng dẫn.
Các mục như thời gian kết nạp Đoàn, Đảng, thành tích đã đạt được; nếu có hoặc nhớ thì ghi; còn không, bạn có thể bỏ qua phần nội dung này không điền.
Giấy xác nhận nhân sự địa phương, tùy từng vùng và địa phương, tên gọi có thể khác nhau như “giấy xác nhận dân sự”; “giấy xác nhận nhân thân”; “giấy xác nhận hạnh kiểm”;… tuy nhiên, nó đều là một, bạn cần ra UBND nơi bạn đang sinh sống và làm việc để xin dấu xác nhận.
Điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong tờ giấy xác nhận nhân sự địa phương, nộp phí cho UBND và dán ảnh thẻ cá nhân.
Giấy khám sức khỏe; mang theo ảnh 4x6 khi đi khám sức khỏe tại các trung tâm y tế hoặc đơn vị có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe, thông thường, lệ phí khám sức khỏe là 150 nghìn đồng; bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận sức khỏe ngay trong ngày bạn đi khám.
Ngoài ra, photo và công chứng các loại giấy tờ khác được yêu cầu trong hồ sơ xin việc bảo vệ như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước; sổ hộ khẩu; bằng tốt nghiệp. Mang các bản sao photo ra UBND xã nơi bạn có hộ khẩu để công chứng hoặc các văn phòng công chứng; khi đi, nhớ mang theo bản gốc để họ so sánh, đối chiếu và xác nhận tính chính xác.
Nếu bạn thấy khó khăn hay sợ quên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, hãy liệt kê các loại giấy tờ cần thiết ra một quyển sổ, đánh dấu tích cho các giấy tờ bạn đã chuẩn bị xong; bạn có thể mua từ 2 – 3 bộ hồ sơ phòng hờ, nhỡ có viết sai trong quá trình hoàn thiện hồ sơ; các loại giấy tờ hay ảnh chụp cũng nên làm dư từ 2 -3 bản.
Trên đây là bài chia sẻ của tôi về “Việc làm bảo vệ là công việc gì? Hồ sơ xin việc bảo vệ?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn hoàn thiện hồ sơ xin việc bảo vệ.
Điểm danh những đồ dùng cần có của nghề bảo vệ mà bạn chưa biết
Điểm danh những đồ dùng cần có của nghề bảo vệ mà bạn chưa biết, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
Những đồ dùng cần có của nghề bảo vệ
Điểm danh những đồ dùng cần có của nghề bảo vệ mà bạn chưa biết, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục