Tác giả: Vũ Bích Phượng
Trả lời câu hỏi Intangible reward là gì nằm trong những nhiệm vụ quan trọng dành cho người tìm việc. Vậy Intangible reward đề cập tới vấn đề nào? Vì sao chúng ta lại phải quan tâm tới nó? Nó có những ảnh hưởng gì đến lợi ích của người ứng viên? Tất cả những băn khoăn như vậy hoặc tương tự sẽ được Phượng giải quyết trong bài viết này.
Khi tìm hiểu một vấn đề nào đó, chúng ta ắt sẽ phải biết lý do của việc làm đó đúng không nào? Không phải ngẫu nhiên Phượng lại nhắc đến thuật ngữ Intangible reward đâu nhé. Nó hoàn toàn xuất phát từ chính những nhu cầu thực tế của người tìm việc, các bạn lại chưa nhận diện được nhu cầu đó nên được tiếp cận ra sao mới có thể tìm việc hiệu quả và phù hợp.
Vậy cho nên, ngay tại bài viết này, những thông tin chi tiết về Intangible reward được Phượng chia sẻ hy vọng sẽ phần nào đó giúp bạn có cách lựa chọn việc tốt nhất.
Bạn chắc hẳn biết rõ, trong quá trình tìm việc, có rất nhiều mối bận tâm đối với người lao động, không ai bảo ai, cũng chẳng ai giống ai ở những nhu cầu đòi hỏi đối với công việc. Người thì muốn có mức lương cao, người lại cho rằng, lương thưởng không quan trọng bằng môi trường làm việc,...
Dẫu có vô vàn sự quan tâm đặt về nhiều hướng như thế thì tựu chung lại, người tìm việc thực chất đang để chú trọng vào hai dạng yêu cầu: một là loại ích lợi hữu hình thiết thực như chế độ lương thưởng, phụ cấp, sự hỗ trợ các trang thiết bị máy móc cho công việc,...; một là những giá trị lợi ích vô hình đến từ công việc ứng tuyển chẳng hạn như cơ hội tiến thân, môi trường làm việc chuyên nghiệp,...
Những giá trị hữu hình thì cơ may có thể đánh giá được phần nào nhưng với những thứ vô hình, luôn là bài toán không có một đáp án cụ thể nhất định, mỗi người có một cách nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công. Trước sự khó khăn đó, Bích Phượng muốn những ai đọc được bài viết này sẽ có thêm kỹ năng cần thiết nhất để nhận diện tốt loại ích lợi thứ hai - là các giá trị lợi ích vô hình trong câu chuyện tuyển dụng, hay người ta còn gọi với cách gọi chuyên nghiệp hơn đó là Intangible reward. Vậy để hiểu Intangible reward là gì sâu sắc nhất và có thêm thật nhiều thông tin giúp bạn biết cách tận dụng nó hiệu quả thì hãy đọc ngay nội dung dưới đây thôi nào!
Thay vì gọi Intangible reward, người ta vẫn có thể dùng cách gọi khác là Intangible benefit đều được. Thuật ngữ được sử dụng để chỉ về một loại lợi ích hay phần thưởng mang giá trị tinh thần cao, không có chút lợi ích kinh tế hay vật chất nào xen vào mà vẫn có thể khiến cho nhân viên cảm thấy thỏa mãn và tích cực hơn trong công việc, còn ứng viên thì họ có thể đặt kỳ vọng về một môi trường làm việc lý tưởng trong tương lai.
Khi thiên về giá trị lợi ích tinh thần cho nhân viên, có thể dễ dàng điểm ra những gì thuộc Intangible reward bao gồm có việc được khen ngợi ghi nhận thành tích, được thăng cấp, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, lịch sự, nhận các chế độ đãi ngộ, phụ cấp,...
Thuật ngữ này trái ngược hoàn toàn với Tangitable reward vì trong khi Tangible reward hoàn toàn để cập đến các phần thưởng thiên về vật chất, có giá trị kinh tế chẳng hạn như thưởng tiền mặt, tăng lương, tặng quà nhân dịp sinh nhật,... thì Intangible reward không hề chứa những yếu tố đó.
Trong phạm vi doanh nghiệp, không có một kết quả nào tạo ra có thể nằm ngoài hai chữ “lợi ích”. Việc không mang giá trị kinh tế nhưng Intangible reward vẫn đầy sức thuyết phục nguồn nhân lực cũng xuất phát từ chính lợi ích mà Intangible reward mang lại.
Intangible reward có ý nghĩa đối với cả đôi bên - doanh nghiệp và người tìm việc vì nó gắn liền với lợi ích của cả hai.
Đối với người tìm việc, Intangible reward sẽ cho họ biết điều họ mong muốn trong công việc và tại doanh nghiệp có được đáp ứng hay không.
Còn đối với một chuyên viên tuyển dụng, việc hiểu rõ cách làm và giá trị của việc thực hiện Intangible reward là điều vô cùng quan trọng vì điều đó gắn liền với sự phát triển của công ty.
Phượng sẽ dành những dòng này cho bạn đọc đang đứng trong vị trí giúp doanh nghiệp chiêu mộ nhân tài sẽ có thêm kỹ năng để làm tốt nhiệm vụ của mình hơn.
Hãy thử tưởng tượng xem, khi doanh nghiệp bạn có thể tổ chức thực hiện Intangible reward hiệu quả kết hợp với những phần thưởng hữu hình cơ bản nhất thì ứng viên sẽ cảm thấy như thế nào? Lấy từ cảm nhận của Phượng trước nhé, nếu là một ứng viên, được doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp cho cơ hội được hưởng những quyền lợi, lợi ích trên cả bình diện tinh thần lẫn vật chất thì đương nhiên, cảm giác thích thú sẽ xuất hiện đầu tiên trong tôi. Phượng sẽ nghĩ ngay rằng, doanh nghiệp này ắt hẳn rất tâm lý khi quan tâm nhiều tới lợi ích của nhân viên đến như vậy, cảm giác được tôn trọng và trân trọng cũng theo suy nghĩ đó mà ùa về.
Khi Intangible reward được triển khai hiệu quả sẽ mang đến những tác động tích cực cho nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp lên hành động làm việc của họ và hiệu suất mà họ tạo ra. Đây đều là các yếu tố quan trọng đối với con đường sự phát triển doanh nghiệp. Trong khi đó, ưu điểm lớn của Intangible reward đi kèm đó chính là sự tiết kiệm chi phí tốt hơn so với phương pháp sử dụng phần thưởng phần chất để khích lệ nhân viên.
Kinh tế, vị trí, giá trị của phần thưởng là những thứ có thể thay đổi theo thời gian hoặc ngoại cảnh khi có sự tác động. Còn với Intangible reward lại khác, dù cho bạn muốn làm một điều gì mới hơn để phát triển văn hóa công ty hay loại bỏ những thứ đã quá cũ thì Intangible reward vẫn ở đó với một sườn giá trị nền tảng vững vàng theo thời gian và bất chấp mọi đổi thay của ngoại cảnh. Với đặc điểm đó, Intangible reward đặc biệt hữu ích để vận dụng trong thời buổi kinh tế có những biểu hiện bất ổn.
Để hình dung về Intangible reward một cách cụ thể, Phượng sẽ gửi đến bạn những yếu tố thuộc về nó. Nhân viên nào cũng sẽ mong chờ điều này dù xin việc gì, ở đâu:
- Được doanh nghiệp quyết định nâng bậc, thăng chức. Hẳn bạn sẽ tổ chức ăn mừng để cả gia đình bạn bè cùng chúc mừng cho bạn.
- Được công nhận năng lực và đánh giá đúng khả năng có thể của bản thân bởi sếp và đồng nghiệp. Khi đó bất cứ ai cũng có được cảm giác yên tâm, sự ổn định trong công việc.
- Có cơ hội học tập, mở rộng hơn nguồn tri thức và kỹ năng nhờ các chương trình cử đi đào tạo hay tổ chức.đào tạo của công ty.
- Có thể cân bằng tốt giữa công việc với cuộc sống riêng. Khi được cân bằng, con người sẽ hài lòng với mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống của mình, dường như họ có thể chủ động sắp xếp để mọi thứ trở nên bài bản hơn, trong đó có công việc. Lúc đó, doanh nghiệp của bạn cũng sẽ đón nhận lại những giá trị tích cực nhờ suy nghĩ tích cực của nhân viên.
- Intangible reward giúp xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và dung hòa tốt các mối quan hệ đồng nghiệp.
Khi áp dụng Intangible reward, nhà quản trị nhân lực sẽ đối diện với hai tình huống: thứ nhất là nguy cơ giảm bớt nhân lực tài giỏi vì nhiều nhân viên có năng lực chuyên môn cao đòi hỏi về giá trị vật chất khi không được đáp ứng tốt điều đó thì họ sẽ chia tay với doanh nghiệp.; thứ hai là giữ chân được những nhân tài tiềm năng có chí phấn đấu bền bỉ. Nếu kết quả này xảy ra thì đó cũng không phải là một điều đáng ngại. Bài toán phát triển doanh nghiệp cần một hành trình dài bền bỉ để đi tìm đáp án, những người có chí hướng và tôn thờ các giá trị phần thưởng tinh thần sẽ cùng bạn xây dựng những viên gạch vững chãi.
Phượng nhớ có câu nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Nếu có thể thông qua những phần thưởng tinh thần đầy giá trị đó mà có được một đội ngũ nhân lực kiên định, ý chí lớn thì chính quá trình họ xây dựng nền móng cho sự nghiệp của bản thân cũng chính là những nỗ lực to lớn họ cống hiến cho công việc, cho doanh nghiệp của bạn đấy nhé.
Tuy nhiên, nếu đã xây dựng cơ chế Intangible reward thì buộc người quản trị phải thật khéo léo trong quá trình áp dụng. Hãy tinh ý để phát hiện ra những nhân viên thiên hướng theo Intangible reward để tạo ra các giá trị khích lệ tinh thần kịp thời cho họ, bằng không sẽ khiến cho họ dễ bị nhụt chí, nản lòng.
Qua những phân tích khá cụ thể trên đây, Phượng muốn nhận được ý kiến của bạn đọc về việc có nên hay không việc tổ chức thực hiện Intangible reward. Bất cứ vấn đề nào cũng không nằm ngoài quy luật hai mặt, Intangible reward cũng vậy, có mặt lợi nhưng cũng có mặt hại.
Dựa trên những điều tuyệt vời mà Intangible reward mang đến, Phượng cho rằng, nhà quản lý nào cũng nên đưa phương thức này vào trong chương trình quản trị doanh nghiệp, nhưng hãy đưa một cách khéo léo để đảm bảo hai chữ “phù hợp”.
Nhiều cuộc khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng Intangible reward và tangible reward. Sau tất cả, chúng ta có được một kết luận chung như thế này: việc tăng lương, tăng phụ cấp hay các phúc lợi không mang lại hiệu quả cao trong việc gắn kết nhân viên như việc doanh nghiệp kịp thời khen ngợi, khích lệ tinh thần nhân viên và thăng chức cho họ.
Việc làm chuyên viên tiền lương
Tất nhiên đó chỉ là một kết quả nho nhỏ chưa thể lấy làm cơ sở uy tín để đưa thành một định lý chung cho cả vấn đề lớn như thế này. Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều trong lựa chọn Intangible reward hay tangible reward.
Với riêng Phượng, nếu là một nhân viên, ngay ở thời điểm tìm việc làm, Phượng sẽ lựa chọn Intangible reward dựa trên hiểu biết Intangible reward . Còn trong vai trò quản lý, Phượng cũng sẽ cố gắng xây dựng một cơ chế tốt để thực hiện có hiệu quả Intangible reward. Mọi thứ đều định hướng đến mục đích giữ chân nhân tài và phát triển doanh nghiệp và Intangible reward có vai trò to lớn trong việc này.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục