Tác giả: Nga Nguyễn
Hoạt động đánh giá hiệu suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện không chỉ áp dụng cho các đối tượng là cán bộ nhân viên, phòng ban mà còn có KPI cho cấp quản lý. Vậy việc hoạch định chỉ số KPI cho cấp quản lý trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng timviec365.vn khám phá những đặc điểm riêng biệt cho chỉ số KPI với đối tượng đặc biệt này.
Sử dụng chỉ số KPI để đánh giá hoạt động của các cấp quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc của các cán bộ cấp cao. Qua đó tạo động lực tiên phong cho sự phát triển của doanh nghiệp thông qua sự nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý.
Khi KPI cho những cá nhân cấp quản lý thể hiện hiệu quả tốt thì cá nhân đó có thể được hưởng những quyền lợi về thưởng KPI và được đánh giá cao trong công việc điều hành, quản lý của mình. Đây là một động lực rất lớn cho cấp quản lý cống hiện năng lực và điều hành tốt hơn bộ phận, lĩnh vực mà họ làm việc.
Hội đồng quản trị cũng từ KPI có thể đưa ra một mức độ hiệu suất cụ thể cho từng cá nhân cấp quản lý để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động chuỗi dây chuyền doanh nghiệp diễn ra liền mạch. Cũng dựa vào chỉ tiêu này những nhà quản trị cấp cao có thể đánh giá, lựa chọn được cá nhân quản lý phù hợp cho các phòng ban, đề cao những cá nhân có thành tích tốt và tận dụng được nhiều hơn tiềm năng của những vị trí cấp quản lý.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp quản lý qua KPI còn thúc đẩy KPI của các nhân viên cấp dưới theo một mức độ nhất định. Để có được hiệu suất công việc cao thì cấp quản lý cũng cần thúc đẩy hoạt động KPI của phòng ban, KPI nguồn nhân lực cấp dưới qua việc đưa ra các chỉ tiêu áp KPI hợp lý. Đó cũng là một trong những lý do gián tiếp tạo động lực cho sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.
Xem thêm: KPI Quản lý dự án
Để đánh giá được KPI cho cấp quản lý một cách sát sao nhất thì các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp sẽ đưa ra các chỉ tiêu đo lường cũng như một mức KPI nhất định qua từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
KPI cho cấp quản lý trước hết sẽ được đánh giá, đề ra chỉ tiêu đo lường thông qua hoạt động cá nhân của vị trí quản lý đó.
Những chỉ tiêu hoạt động cá nhân có thể được đưa vào trong KPI cấp quản lý như: Số phương án chiến lược đề xuất được thực hiện mang lại hiệu quả; khả năng điều hành bộ phận quản lý. Hay hiệu quả hoạt động tổng hợp báo cáo, khả năng thúc đẩy hoạt động phòng ban và một số chỉ tiêu đo lường cá nhân khác tùy vào vị trí cấp quản lý đó.
Hoạt động của cá nhân cấp quản lý có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động của bộ phận, phòng ban, doanh nghiệp mà vị trí cá nhân đó quản lý. Khi thống kê được hiệu suất hoạt động của phòng ban, bộ phận tốt thì chứng tỏ được cấp quản lý tại đó có khả năng điều hành, quản lý hiệu quả.
KPI cấp quản lý sẽ có thể đánh giá chủ yếu thông qua KPI của bộ phận, vì thế mỗi vị trí quản lý cần biết xây dựng, đề xuất các chiến lược hoạt động phù hợp. Có cách thức đề ra các chỉ số KPI cho từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức mà mình quản lý.
Thông thường trong hoạt động của doanh nghiệp thì các tổ chức cán bộ cấp cao sẽ quy định về cách thức, chỉ tiêu đo lường cho cán bộ cấp dưới.
Với những doanh nghiệp lớn có hình thức hoạt động như công ty TNHH, công ty Cổ Phần thì bộ phận Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều hành sẽ đưa ra các quy chế, quy định để đánh giá hiệu suất hoạt động của các thành viên, cũng như KPI của giám đốc, phó giám đốc.
Mỗi thành viên Ban giám đốc sẽ được đặt ra một mức KPI nhất định về hoạt động điều hành quản lý của mình, các nhà quản trị sẽ quy định những KPI cụ thể cho từng hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ với vị trí giám đốc kinh doanh thì KPI sẽ có thể được đo lường thông qua kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất đinh, chỉ số lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, các thông số mở rộng thị trường.
Hay đối với giám đốc nhân sự thì có những chỉ tiêu đo lường KPI như: Số đề xuất thay đổi, bổ sung đào tạo nhân sự được thực hiện có hiệu quả, kết quả giải quyết khiếu nại, đề xuất của cán bộ công nhân viên, khả năng tìm kiếm cá nhân tài năng phù hợp với vị trí công việc, thời gian để bổ sung các vị trí nhân sự còn trống.
Những chỉ tiêu đo lường KPI cấp quản lý có thể đặt ra dưới dạng tương đối, không có con số cụ thể nhưng các nhà quản trị có thể dựa trên kết quả hoạt động đã diễn ra trước đó để đặt ra KPI phù hợp đảm bảo được sự đi lên trong hoạt động của doanh nghiệp.
Với vị trí quản lý, giám đốc chi nhánh thì KPI cũng đánh giá chủ yếu thông qua hiệu quả hoạt động của chi nhánh mà cá nhân đó quản lý. Các chỉ tiêu cũng có thể được đưa ra dựa trên doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mở rộng của hoạt động chi nhánh, năng suất làm việc của nguồn nhân lực chi nhánh.
Cá nhân quản lý chi nhánh cũng sẽ có các chỉ tiêu đo lường KPI liên quan tới việc đề xuất chiến lược hoạt động của chi nhánh, thống kê, báo cáo lên cấp trên về tình hình hoạt động của chi nhánh, khả năng đưa ra được các kế hoạch điều hành chi nhánh phù hợp.
Tùy thuộc vào quy mô và cách thức điều hành doanh nghiệp sẽ có các vị trí quản lý khác nhau, do vậy những mức KPI áp dụng vào các cấp quản lý cũng khác nhau và đương nhiên chỉ tiêu đo lường cũng thế.
KPI cho vị trí cấp trưởng phòng cũng có thể được đánh giá qua hoạt động nhân sự trong phòng ban, nếu hoạt động phòng ban đó tốt đảm bảo được hiệu suất KPI thì cũng kéo theo KPI trưởng phòng tốt. Đương nhiên việc có đạt được KPI đề ra hay không thì trưởng phòng cũng phải thực hiện các công việc cá nhân tốt như báo cáo, triển khai kế hoạch, đề xuất phương án, quản lý nhân sự, phân chia công việc tại phòng ban.
Tham khảo ngay phần mềm KPI miễn phí: https://kpi.timviec365.vn/
Quản lý cấp trên sẽ đưa ra mức KPI cho quản lý cấp dưới và nêu rõ ra những chỉ tiêu đo lường. Các quản lý cấp dưới sẽ áp dụng mức KPI đó để đưa ra mục tiêu hoạt động cho mình. Khi vượt được mức KPI đề ra thì cá nhân quản lý cấp dưới sẽ được khen thưởng và có nhiều cơ hội thăng chức.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc nhiều doanh nghiệp đặc biệt có thể hoạt động mà không áp KPI cho cấp quản lý vì nhiều lý do. Vì vậy không phải công ty nào cũng đặt ra mức KPI cho cấp quản lý.
KPI cấp quản lý đặc biệt ở chỗ các chỉ tiêu đo lường sẽ gắn nhiều tới các chỉ số, chỉ tiêu hoạt động của lĩnh vực, bộ phận mà cấp quản lý điều hành. Do đó để có thể vượt được KPI đề ra thì họ cần phải có những biện pháp, kế hoạch nhất định để thúc đẩy hoạt động cá nhân, đội nhóm trong bộ phận đó.
Doanh nghiệp cần xem xét và đặt về đề cho hoạt động triển khai KPI cho cấp quản lý để có được nhiều phương thức hoạt động doanh nghiệp hiệu quả và có tính thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với những nội dung hữu ích về KPI cho cấp quản lý mà timviec365.vn đã cung cấp trên đây mong rằng bạn đọc đã góp nhặt cho mình nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích của mình.
Các chỉ tiêu đánh giá KPI
Tham khảo thêm về các chỉ tiêu trong hoạt động đánh giá KPI để nắm rõ hơn nhiều thông tin cần thiết bạn nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục