Quay lại

Tìm hiểu nghề làm bún - Sự khởi đầu cho những ước mơ làm giàu

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Nghề làm bún là một trong những nghề truyền thống có từ ất lâu đời ở nước ta, đã là người con của đất nước Việt Nam, chắc hẳn ai cũng phải biết đến nghề như một điều hiển nhiên. Tính đến ngày nay nghề bún không rõ là đã được bao nhiêu tuổi nhưng nó vẫn luôn được phát triển trong tình trạng tươi mới nhất, chẳng hề có sự “già nua” nào theo năm tháng. Để hiểu hơn về nghề truyền thống này, hãy cùng timviec365.vn lục lại ký ức và khám phá những điều thú vị ẩn sâu nơi cội nguồn mà ít ai biết qua bài viết dưới đây nhé.

 
Việc làm Lao động phổ thông

1. Một số nét đặc trưng của nghề làm bún bạn có muốn biết?

Nghề làm bún được hình thành và ra đời ngay trên mảnh đất thủ đô, theo như ghi chép của những nghệ nhân trong làng thì nghề cũng đã thấm thoát trải qua hơn 400 tuổi tính theo đời người rồi. Vậy mà cho đến nay, khí thế vẫn hừng hực chẳng hề có sự mờ nhạt hay lép vế trước bất kỳ gian nan nào.

Từ lâu, bún cùng với phở đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người, không chỉ người Việt Nam mình mà ngay cả những vị khách nước ngoài cũng biết và cảm thấy rất thích thú khi được thưởng thức các món ăn chế biến từ bún.

Nhắc đến bún là người ta không thể không nhắc đến một làng nghề rất đỗi nổi tiếng nằm giữa lòng thủ đô đó là “Làng bún Phú Đô”. Sản phẩm bún ở đây rất đa dạng và phong phú, nó phù hợp với hầu hết tất cả những nhu cầu khác nhau của những vị khách khác nhau.

Một số nét đặc trưng của nghề làm bún bạn có muốn biết?

Các nghệ nhân làm bún cho hay để có được những sợi bún ngon thì bắt buộc nguyên liệu sản xuất cũng cần phải được chọn lựa rất kỹ càng. Tùy vào chất lượng của từng loại bún mà nguyên liệu được lựa chọn cũng sẽ khác nhau. Tất cả sẽ do người thợ trực tiếp tính toán làm sao để vừa đảm bảo được chất lượng của từng loại lại vừa đảm bảo có công trong đó.

Khái quát như vậy chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào có hứng thú với nghề này rồi đúng không, hãy tiếp tục theo dõi để biết quy trình làm bún được diễn ra như thế nào, có giống như bạn tưởng tượng không nhé.

2. Cùng nhau khám phá quy trình làm bún 

Theo bạn nguyên liệu chính để sản xuất ra những sợi bún thơm ngon, dẻo dai đó là gì?

Chính xác đó là gạo tẻ, người thợ làm bún sẽ lựa chọn những loại gạo tẻ tốt nhất và đảm bảo không bị ẩm mốc, không bị sâu, mọt hay dính tạp chất. Trước khi đưa vào quá trình sản xuất, người thợ cần phải làm sạch gạo bằng cách sàng, sẩy để loại bỏ những tạp chất có trong gạo như là sỏi, đá hoặc cặn bẩn,... sau đó đem đi vo đãi kỹ bằng nước sạch. Yêu cầu đặt ra cho công đoạn này đó là hạt gạo sạch, không còn dính tạp chất.

Cùng nhau khám phá quy trình làm bún 

Bạn không nên lựa chọn các loại gạo tẻ dẻo, các loại gạo giống mới hiện nay bởi vì nó sẽ làm mất đi hương vị và đặc tính của sợi bún. Thay vào đó, các hộ gia đình sản xuất bún họ thường chọn loại gạo tẻ khô và có độ nở nhất định. Theo cách đánh giá bên ngoài, hạt gạo làm bún phải có độ trắng sáng không chọn những loại gạo có màu đục và thẫm như vậy khi tạo thành sản phẩm sẽ không cho màu ưng ý. 

Gạo sau khi được làm sạch, loại bỏ những tạp chất đi rồi người thợ làm bún sẽ ngân trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Mục đích của việc ngâm gạo chính là để hạt gạo được mềm hơn và khi xay bạn sẽ có được mẻ bột mịn, dẻo hơn. Hãy nhớ đổ nước ngập gạo nhé nếu không gạo của bạn sẽ không đủ nước để tự mềm ra đâu.

Cùng nhau khám phá quy trình làm bún 

Tiếp theo là công đoạn nghiền gạo, thường thì ngày xưa công cụ xay bột chủ yếu đó là những chiếc cối xay bằng đá, con người sẽ sử dụng lực của chính họ để tạo ra những vòng xoay trên chiếc cối đó và những hạt gạo sẽ bị nát ra hoà cùng với nước trở thành những làn sóng mịn màng, dịu nhẹ, trông thật thích. Ở thời đại này, khi mà công nghệ đã can thiệp vào mọi ngóc ngách của xã hội thì những chiếc cối xay giờ đây đã dần bị thay thế bởi những chiếc máy xay chạy bằng điện làm cải thiện năng suất của người thợ hơn. Tuy nhiên ở những làng nghề, bạn vẫn có thể bắt gặp những người thợ còn áp dụng bằng phương pháp xay thủ công, chắc chắn khi áp dụng phương pháp này sản phẩm tạo ra sẽ có hương vị đặc trưng riêng. 

Sau khi xay gạo thành bột, lúc này là lúc cần phải lọc bột tách khỏi nước, chắc hẳn các bạn cũng dễ dàng tưởng tượng ra phương pháp này đúng không? Cho dung dịch vừa xay vào rây lọc sau đó để khoảng vài tiếng đồng hồ, nước chảy đi hết dung dịch của bạn sẽ nhanh chóng chuyển từ dạng nước sang dạng bột ẩm và bạn có thể nắn tuỳ ý.

Cùng nhau khám phá quy trình làm bún 

Công đoạn tiếp theo hết sức quan trọng đó là hồ hoá, nghĩa là bạn sẽ dùng bột ẩm thu được sau quá trình lọc, sau đó cho vào nồi nước đang sôi, khuấy đều và liên tục để bột được nấu kỹ.

Bạn chỉ nên nấu một nửa số bột lọc được đó thôi nhé, một nửa còn lại dùng để phối với dung dịch bột bạn vừa đun trên bếp xong. Lúc này bạn sẽ dùng máy khuấy hoặc khuấy bằng tay rồi tạo hình.

Mỗi một gia đình làm bún chắc chắn đã chuẩn bị sẵn cho mình một khuôn bún, khuôn này có tác dụng tạo hình cho sản phẩm bún của bạn. Đổ khối bột vừa trộn vào khuôn bún, sau đó dùng lực ép khối bột đó sao cho chúng lọt qua ống và đi xuống dưới càng dài càng tốt.

Cùng nhau khám phá quy trình làm bún 

Khuôn sẽ được đặt ngay bên trên một nồi nước đang sôi, khi các sợi bún chui qua khỏi ống lưới thì ngay lập tức sẽ được rơi xuống nồi nước đang sôi này và cứ thế được làm chín. Người thợ cần sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để khuấy đều theo một chiều để bún định hình được cấu trúc và có thể chín đều.

Công đoạn làm nguội sau đây cũng rất quan trọng để tạo ra sản phẩm chất lượng. Những sợi bún được nấu chín sau khi vớt ra cần phải được làm nguội ngay bằng cách đổ nước sôi nguội vào bún để chúng không bị kết dính với nhau và hình thành những sợi bún độc lập hoàn toàn.

Đó là những công đoạn làm bún của người làm bún truyền thống, bạn thấy rằng đây là công việc không mấy dễ dàng. Hơn nữa không phải học thuộc công đoạn mà tạo ra sản phẩm chất lượng được mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố bí quyết làm nghề.

3. Yêu cầu của nghề làm bún là gì?

Những người thợ làm bún nơi đây thường phải thức khuya dậy sớm, cần cù chịu khó lắm mới giữ vững được nghề cho đến tận ngày nay. Bạn cũng biết bún là thứ đồ ăn thường được sử dụng vào buổi sáng, vì vậy người thợ làm bún phải dậy từ tinh mơ mờ sáng để kịp làm ra những mẻ bún chất lượng nhất để giao cho khách hàng. Nhận thấy rằng đây là một nghề vất vả tuy nhiên dạo gần đây nền kinh tế có sự khởi sắc, sản phẩm từ bún ngày càng thân thiện với mọi người hơn như vậy lại tiếp thêm động lực để những người thợ làm bún vững tâm với nghề hơn.

Tiếp theo  người thợ làm bún cần là sự khéo léo ở đôi bàn tay. Để cho ra những mẻ bún vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng thì người thợ làm bún cần phải sử dụng sự khéo léo từ đôi bàn tay để biết dừng đúng lúc, đúng thời điểm đối với từng công đoạn làm bún.

Yêu cầu của nghề làm bún là gì?

Ngoài ra sự yêu thích và đam mê nghề cũng giúp bạn gắn bó với nghề trong thời gian dài hơn đấy. Hãy tưởng tượng mà xem với một nghề phải thức khuya dậy sớm như vậy nếu bạn không làm vì đam mê, khoogn yêu thích thì bạn sẽ chống chọi được bao lâu? Vì vậy khi làm bất cứ một việc gì bạn cần phải xác định thật rõ ràng và đúng với niềm đam mê của mình.

Từ những yêu cầu trên đây chắc hẳn bạn cũng đã thấy để làm và duy trì nghề làm bún không hề dễ dàng đúng không nào, tuy nhiên nếu có quyết tâm và ý chí vươn lên thì tôi tin chắc dù là nghề nào, khó khăn vất vả đến mấy thì bạn cũng sẽ vượt qua.

Tìm việc

4. Đằng sau câu chuyện làm giàu từ nghề làm bún

Như đã nói ở trên, nghề làm bún đã xuất hiện từ bao đời nay, sống nếu như những ngành nghề truyền thống khác đang dần bị mai một thì giờ đây nghề làm bún vẫn được duy trì và phát triển, thậm chí với quy mô ngày càng lớn.

Đằng sau câu chuyện làm giàu từ nghề làm bún

Bún là sản phẩm rất dễ ăn, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như là bún bò, bún heo, bún chả,... sản phẩm chế biến đa dạng nên lượng khách cũng nhiều hơn so với những sản phẩm khác. Bên cạnh đó giá cả lại phải chăng rất phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam, vì vậy bún ngày càng càng được vươn xa hơn và trở thành hương vị đặc trưng của quê hương. 

Để có được những kết quả đáng ngờ như vậy, những người thợ làm bún đã không ngại vất vả, không ngại vượt qua chính bản thân mình để tiếp sức và gìn giữ cho nghề được trường tồn lâu bền. Vì sự phổ biến với tốc độ chóng mặt như vậy cho nên nhiều nghệ nhân trong nghề đã trở nên giàu có một cách nhanh chóng, cuối cùng sau bao nhiêu năm theo đuổi cũng có ngày nhận được quả ngọt.

Bún là một thứ gì đó không thể thiếu ở thời buổi ngày nay, và trong tương lai nó sẽ còn được ưa chuộng hơn nữa, vì vậy đầu tư nghề làm bún bạn sẽ không sợ gặp phải tình trạng thất nghiệp hay thua lỗ gì cả.

Đằng sau câu chuyện làm giàu từ nghề làm bún

Trên đây là những trải lòng về nghề làm bún, tuy có vất vả vì phải thức khuya dậy sớm song nghề cũng không phụ công người làm với mức thu nhập ổn định. Nếu quan tâm đến nhiều ngành nghề truyền thống khác và muốn tìm hiểu thêm về chúng hãy truy cập website timviec365.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Cảm ơn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết của tôi, chúc bạn có sự trải nghiệm thú vị với những thông tin này.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-