Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 05 năm 2024
AFTA là được viết tắt từ ASEAN Free Trade Area, là một trong số khu vực mậu dịch tự do trên thế giới, được thành lập và ký kết nhằm xây dựng, hình thành nên một thị trường thống nhất cả về dịch vụ lẫn dịch vụ trong khu vực. Đây cũng được coi như giai đoạn lần thứ hai của hội nhập kinh tế. Vậy chính xác AFTA là gì? Tình hình Việt Nam gia nhập AFTA như thế nào? Để rõ hơn về chúng thì các bạn cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!
FTA là từ được viết tắt của Free Trade Area, nghĩa là Khu vực mậu dịch tự do. Đây là một trong những hình thức liên kết quốc tế để xây dựng, hình thành một thị trường thống nhất về cả hàng hóa, vận đơn lẫn dịch vụ giữa các quốc gia thành viên thỏa thuận về vấn đề giảm thiểu hoặc xóa bỏ những rào cản khu phi thuế quan. Đương nhiên những quốc gia thành viên vẫn được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ việc xây dựng mối quan hệ với những quốc gia ngoài khu vực như bình thường. Hay nói một cách đơn giản thì những quốc gia tham gia thỏa thuận vào FTA thì vẫn có thể tiếp tục cũng như duy trì nhiều mối quan hệ làm ăn cùng những thuế quan riêng và hàng rào thương mại với các quốc gia ngoài khu vực.
Nếu các bạn đã hiểu được định nghĩa về thuật ngữ FTA thì có lẽ cũng đã phần nào hiểu được hiệp định AFTA là gì? Là khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, và có thể nói đây là một trong những khu vực thương mại tự do (FTA) lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trên thế giới, cùng với mạng lưới đối tác đối thoại, đã thúc đẩy một số diễn đàn và khối đa phương lớn nhất thế giới, bao gồm Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và quan hệ đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
Là hiệp định thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hỗ trợ thương mại và sản xuất địa phương ở tất cả các nước ASEAN, và tạo điều kiện hội nhập kinh tế với các đồng minh khu vực và quốc tế.
Thỏa thuận AFTA - ASEAN Free Trade Area được ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore. Vào thời đó, ASEAN chỉ có sáu thành viên tham gia ký kết, đó là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Sau đó, đến năm 1995 thì nước Việt Nam ta gia nhập; năm 1997 có Lào và Myanmar; năm 1999 là Campuchia. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì AFTA hiện bao gồm mười quốc gia ASEAN.
NAFTA - North American Free Trade Area các bạn có thể hiểu chính là Khu vực mậu dịch tự do được thực hiện thành lập theo hiệp định ký kết giữa các nước Bắc Mỹ ngày 12/8/1992. Vào thời điểm đó thì bao gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mexico. Cũng giống chức năng của các hiệp định khác thì những chủ trương cũng liên quan đến việc giảm thiểu cũng như xóa bỏ các rao cản thuế quan, để phần nào thúc đẩy được hoạt động kinh tế đa quốc gia giữa các nước trong khu vực. Đồng thời cũng đã phần nào gạt bỏ được mọi trở ngại trong hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ; thậm chí người công dân trong vực đều có thể tự do đi lại, đầu tư kinh doanh, mở ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu,….
Xem thêm: Giúp bạn làm sáng tỏ khái niệm Ký hậu vận đơn là gì?
Vào đầu những năm 90, trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị vừa trải qua thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc, bị thay đổi cả quốc tế lẫn khu vực nên điều đó đã đặt kinh tế các quốc gia thành viên của ASEAN trước những thách thức vô cùng to lớn và điều đó cũng không dễ dàng vượt qua được, cụ thể như:
- Thức thách lớn và khó vượt qua nhất chính là quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ, điển hình là những quốc gia theo chủ nghĩa truyền thống trong khối ASEAN thì sẽ ngày càng mất những động lực từ nhà hoạch định chính sách trong và ngoài khu vực.
- Với sự hình thành cũng như phát triển của các mối liên kết đặc biệt trong khu vực như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ cùng với Eu, NAFTA afta là gì? Đó là dần dần trở nên khép kín, miễn dịch với hàng hóa của ASEAN vì khá khó khăn cho việc xâm nhập vào những thị trường đã có sự liên kết chặt chẽ này.
- Khi trải qua thời kỳ khủng hoảng thì những thay đổi về chính sách như mở cửa hội kinh tế đa quốc gia cũng được tuyên truyền và khuyến khích và thu hút nhà đầu tư nước ngoài để cải thiện phần nào môi trường đầu tư. Cùng với những lợi thế về nguồn lực của Trung Quốc, Việt Nam,… thì cũng chính là thị trường đầu tư vô cùng hấp dân chính vì vậy mà ASEAN cần phải đẩy mạnh các công tác mở rộng thành viên nhằm nâng cao tầm hợp tác khu vực.
Với ba thách thức khó khăn đó, nên vào năm 1992 Thái Lan đã đưa ra một ý kiến vô cùng hấp dẫn, nên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN được diễn ra tại Singapore đã đưa ra quyết định mang tính lịch sử, chính là thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – AFTA.
Sau khi các bạn đã tham khảo được những nội dung kể trên AFTA là gì? Thì có lẽ các bạn cũng sẽ phần nào biết được mục tiêu chính của hiệp định này. Nhưng thực chất ngoài việc để giảm thiếu cũng như xóa bỏ bớt những rào cản về thuế quan và thị trường kinh doanh thì AFTA cũng có mục tiêu cao cả không kém, đó chính là tăng lợi thế cạnh tranh của ASEAN. Hay nói một cách dễ hiểu thì nó giống như chất xúc tác để biến ASEAN thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới và thu hút các ông trùm đầu tư lớn trực tiếp nước ngoài vào ASEAN.
Xem thêm: ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC có ý nghĩa gì?
Theo thông tin mới nhất, việc quản lý AFTA được thực hiện bởi các cơ quan đã được cập nhật. đại lý hải quan cùng với tổ chức thương mại quốc gia trong mỗi nước thành viên của ASEAN. Ngoài ra Ban thư ký ASEAN có thẩm quyền sẽ là bên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, theo dõi giám sát và đảm bảo việc các quốc gia thành viên tuân thủ các quy chế của AFTA. Tuy nhiên trách nhiệm của họ chỉ dừng lại ở đó chứ không có thẩm quyền pháp lý để thực thi tuân thủ. Chính vì điều này mà những phán quyết được không đồng nhất giữa các chức trách của ASEAN. Do vậy mà hiến chương ASEAN, đã được đưa ra để nâng cao hơn nữa thì vai trò cũng như trách nhiệm của Ban Thư ký ASEAN để đảm bảo việc các quốc gia thuộc khu vực áp dụng nhất quán các biện pháp AFTA – Khu vực mậu dịch tự do.
Mặc dù các bộ thương mại ASEAN thường xuyên tổ chức các chuyến thăm xuyên biên giới đến các quốc gia thành viên nhằm thực hiện công tác kiểm tra tại chỗ để đảm bảo bằng không có đơn vị nào bán phá giá. Nhưng theo truyền thống, các nhà chức trách của ASEAN cũng không muốn chia sẻ thẩm quyền hoặc nhượng lại chủ quyền cho các đơn vị thẩm quyền của các quốc gia thành viên ASEAN khác.
Ngoài ra, các nhiệm vụ của nhà chức trách ASEAN còn phải thường xuyên đưa ra những ý kiến, đánh giá cũng như phân tích những biện pháp AFTA có được tuân theo hay không. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn hay có vấn đề gì về tranh chấp thì lúc này vai trò của ban thư ký ASEAN sẽ được tận dụng, bởi họ chính là người đứng lên hòa giải nhưng không có thẩm quyền pháp lý để giải quyết.
Đọc ngay: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cách tính cán cân xuất nhập khẩu
Nếu bạn thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế - chính trị thì có lẽ cũng biết trong vài năm trở lại đây thì ASEAN đang là môi trường thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn. Với vai trò là một trong quốc gia thành viên và tham gia vào AFTA thì Việt Nam cũng có không ít cơ hội để có thể thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất nước.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Như ở trên tôi cũng đã nhắc đến trong vài năm trở lại đây ASEAN đang là một trong khối thị trường thu hút được nhiều vốn đầu tư, nên khi tham gia vào AFTA, Việt Nam cũng được hưởng nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư từ những nước thừa vốn.
Tăng cường quan hệ thương mại với các nước, mở rộng thị trường ưu đãi:
Lợi thế đầu tiên mà nước ta khi tham gia vào AFTA là gì? Là nhận được những điều kiện thuận lợi để có thể tăng trưởng được kinh tế và thương mại. Đồng thời cũng là động lực để thúc đẩy việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Dựa theo số liệu được thống kê thì hiện nay, 30% kim ngạch nhập khẩu của nước ta đều là nhờ vào các nước thành viên của ASEAN. Ngoài ra khi bắt đầu tham gia vào thực hiện chương trình CEPT thì nhiều mặt hàng đã được giảm thuế nhập khẩu từ 0-5%. Như vậy các bạn cũng đủ thấy được những tiềm năng về việc xâm nhập thị trường trong và ngoài khu vực của nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cuối cùng, nhờ vào việc tham gia AFTA nên cũng đã tạo nhiều sức ép cũng như nguồn động lực lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu cải cách trang thiết bị, đổi mới cơ cấu tổ chức, áp dụng các phương pháp quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà cơ cấu kinh tế của nước ta cũng đã cải thiện dược rất nhiều.
Khi chúng ta tham gia vào AFTA tức là đã thừa nhận tự do hoá Thương Mại trong khu vực, và khi đó trình độ kinh tế của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế trong khi các nước thành viên của ASEAN đều đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy ta phải cố gắng nhiều hơn, đẩy mạnh nhiều chiến dịch nâng cao được chỉ số cạnh tranh. Tuy nhiên thách thức chưa dừng ở đó, chúng ta thường xuyên mắc phải tình trạng sản xuất ra không ai tiêu thụ, đặc biệt là các ngành như: Điện gia dụng, giây dép da… lúc bấy giờ.
Chúng ta còn phải chịu nhiều loại thuế quan khác nhau, cùng với một số chi phí khác phát sinh nên cũng đã làm cho giá cả leo thang nên giá cả của hàng hoá Việt Nam thường cao hơn. Vấn đề trước mắt để chúng ta có thể vượt qua được những thử thách này chính là việc đẩy mạnh công tác sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thuộc phần cắt giảm thuế CEPT.
Đây cũng chính là những thách thức không hề nhỏ dành cho nước Việt Nam ta, tuy nhiên đó cũng chính là nền tảng, cơ sở để chúng ta đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh. Hy vọng những nội dung chia sẻ về “AFTA là gì?” trên site timviec365.vn đã giúp các bạn hiểu về khu vực mậu dịch tự do Asean và tình hình nước ta khi tham gia vào ASEAN Free Trade Area nhé!
Bài viết tham khảo: Quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì?
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng YênHotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc