Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Có thể trang điểm làm đẹp cho người khác cũng giúp bạn kiếm tiền hàng ngày. Từ lâu trang điểm đã trở thành một nghề thuộc ngành dịch vụ làm đẹp. Và cơ hội tìm việc làm trong ngành này là vô cùng lớn. Nghe có vẻ thú vị nhưng để bước chân vào nghề thì không phải là điều dễ dàng. Chúng ta cần nhiều thứ hơn là niềm yêu thích. Nếu muốn theo đuổi nghề, bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm.

1. Trang điểm - Bạn đã hiểu hết về nó?

1.1. Định nghĩa

Trên thực tế, chúng ta hay nghe đến trang điểm, chúng ta cũng đã và đang sử dụng các dịch vụ trang điểm. Nhưng đôi khi chúng ta chưa thực sự hiểu hết về nó. Trong phạm vi bài viết ngày hôm nay, để bạn hiểu rõ hơn về nghề trang điểm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đến vấn đề trang điểm là gì?

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-định nghĩa

Mỹ phẩm là một hay nhiều chất, gồm các sản phẩm được sử dụng để gia tăng, nhấn mạnh hay thay đổi, điều chỉnh diện mạo của khuôn mặt, hay cũng có thể là điều chỉnh hương thơm và kết cấu của một cơ thể. Nhiều mỹ phẩm được sản xuất và sáng tạo để áp dụng cho các khuôn mặt cũng như cơ thể. Chúng thường là hỗn hợp của các hợp chất hóa học, một số được lấy từ các nguồn gốc của thiên nhiên và nhiều chất tổng hợp nhân tạo khác. Mỹ phẩm được áp dụng lên khuôn mặt để tăng cường vẻ đẹp, nó được họi là trang điểm.

Các mặt hàng trang điểm phổ biến bao gồm: son môi, mascara, phấn mắt, phấn nền, phấn má, và bronzer. Các mỹ phẩm phổ biến khác bao gồm chất tẩy rửa da, kem dưỡng da, dầu gội và dầu xả, các sản phẩm làm tóc (gel, keo xịt tóc,...), nước hoa, xịt khoáng,... Nói chung, trang điểm là áp dụng các mỹ phẩm lên một khuôn mặt hay cơ thể tự nhiên với mục đích làm sạch, làm đẹp, thúc đẩy sự hấp dẫn hay thay đổi ngoại hình mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay chức năng của cơ thể ban đầu.

Việc làm thợ trang điểm

1.2. Các loại mỹ phẩm dùng cho trang điểm

Hầu hết, mỹ phẩm được phân loại theo vùng cơ thể sử dụng. Bao gồm các mỹ phẩm như sau:

+ Son môi, son bóng, chì kẻ môi, son dưỡng môi,... Son môi có mục đích thêm màu sắc và kết cấu cho môi. Các loiaj son môi khác nhau sẽ có mỗi chức năng khác nhau. Chẳng hạn như, son bóng được dùng để thêm độ bóng cho môi, son dưỡng thường được sử dụng để giữ ẩm cho môi không bị khô,...

+ Kem lót: được sử dụng để thiết lập khuôn mặt trước khi trang điểm được áp dụng. Điều này tạo ra một lợp khác giữa da để ngăn ngừa mụn trứng cá và quá trình trang điểm bị tắc nghẽn lỗ chân lông. Kem lót tạo ra một tông màu đông đều trên da, giúp lớp trang điểm lâu trôi hơn. Kem lót được áp dụng trên khắp khuôn mặt, bao gồm mắt, môi và lông mi. Sản phẩm này có kết cấu kem và được áp dụng trơn tru.

+ Kem che khuyết điểm có tác dụng che đi các khuyết điểm của da. Kem che khuyết điểm thường được sử dụng cho bất kỳ phạm vi khuôn mặt nào cần thiết để che phủ các vết thâm do mụn, mụn nhọt, vòng tròn dưới da và các khuyết điểm khác.

+ Kem nền được sử dụng để làm mịn khuôn mặt bằng cách che phủ các đốm, mụn, vết thâm hoặc các vùng da không đều màu. Chúng được bán ở các dạng lỏng, kem hoặc bột, gần đây là một dạng kiểu kết hợp (phấn tươi). Kem nền cung cấp tuyệt đối, làm mờ, phủ sương, nó được sử dụng trước bước phấn phủ lấp đầy lỗ chân lông, tạo vẻ ẩm mượt hay tạo lớp nền được mịn màng hơn.

+ Phấn phủ đặt kem nền và kem che khuyết điểm, cho lớp nền mờ đi, đồng thời che đi các khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt. Nó cũng dùng để ngăn cản việc da mặt không ra nhiều dầu, giữ cho lớp kem nền được lâu hơn.

+ Phấn má: hay còn gọi là má hồng là các loại mùa má được sử dụng để làm nổi bật màu má và làm cho gò má xuất hiện rõ nét hơn. Các màu má khác nhau sẽ được sử dụng để nhấn mạnh các tông da khác nhau.

+ Tạo khối: là những sản phẩm được kết cầu như một loại phấn, dùng để làm nổi bật để thu hút sự chú ý đến các điểm cao của khuôn mặt như xương gò má, bên dưới lông mày, mũi, môi trên và xương quai xanh.

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-các sản phẩm

+ Bronzer cũng gần với bản chất của tạo khối, nó tạo cho da một chút màu sắc và tạo đường nét cho khuôn mặt sắc nét hơn hay tạo ra vẻ rám nắng.

+ Mascara: được sử dụng để làm đen, kéo dài, làm dày hay thu hút sự chú ý vào lông mi. Nó có sẵn ở nhiều màu sắc khác nhau. Có nhiều công thức, bao gồm các phiên bản không thấm nước cho những người dễ bị dị ứng hoặc chảy nước mắt đột ngột. Nó thường được sử dụng sau khi dùng dụng cụ uốn lông mi.

+ Phấn mắt là một loại bột/ kem hay chất tạo màu được sử dụng để làm nổi bật vùng mắt, trên và cả dưới mí mắt. Nhiều màu sắc có thể được sử dụng cùng một lúc, kết hợp với nhau để tạo ra các hiệu ứng khác nhau bằng cách di chuyển đầu cọ.

+ Miếng lót mắt được sử dụng để tăng cường và kèo dài kích thước hay độ sâu rõ ràng của mắt.

+ Bút chì kẻ mày, kem sáp, gel và bột mày được sử dụng để tô màu và xác định khuôn của lông mày.

+ Xịt khoáng được sử dụng như là bước cuối cùng trong quá trình trang điểm. Nó giữ cho lớp trang điểm còn nguyên vẹn trong một thời gian dài.

+ Lông mi giả được sử dụng để nhấn mạnh vẻ đẹp của lông mi. Thiết kế cơ bản của chúng thường bao gồm tóc người, tóc chồn hoặc các vật liệu tổng hợp gắn vào một dải như một sợi vải mỏng, được gắn vào lông mi bằng keo.

+ Tẩy trang: một sản phẩm được sử dụng để loại bỏ các sản phẩm trang điểm đã được áp dụng trên da. Nó làm sạch da trước các thủ tục khác, như thoa kem dưỡng da trước khi đi ngủ, rửa sửa rửa mặt, nó dùng để loại bỏ lớp trang điểm và cả làm sạch da.

Bên cạnh các sản phẩm dùng để trang điểm, còn một loạt các mỹ phẩm khác phục vụ cho quá trình chăm sóc da hay còn gọi là Skincare, bao gồm các sản phẩm như: sữa rửa mặt, Toner, mặt nạ dưỡng da, kem dưỡng da, nước hoa hồng,....

2. Những điều nên biết trước khi bước chân vào nghề trang điểm

Khi đã tìm hiểu xong về định nghĩa cũng như các sản phẩm chính nhất để sử dụng trong quá trình trang điểm, thì những điều dưới đây bạn cần phải nắm rõ trước khi chọn nghề này để nuôi sống bản thân.

2.1. Hãy đặt ra câu hỏi cho chính mình

Những câu hỏi cũng chỉ là liều thuốc thử. Thử để biết bản thân có phù hợp với nghề hay không. Ba câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn quyết định mở cánh cổng bước vào nghề trang điểm hay không?

Nghề trang điểm đòi hỏi những tố chất gì? Bạn đã có 80% trong số đó chưa?

Năng khiếu về thẩm mỹ, cảm quan về cái đẹp liệu bạn có hay không?

Bạn có yêu thích việc trang điểm cho khuôn mặt mỗi ngày một cách nghệ thuật không?

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-đặt câu hỏi

Quả thực, những câu hỏi này mang tính định hướng rất cao. Nó sẽ giúp bạn tìm ra được bản chất của niềm đam mê. Khi trả lời được ba câu hỏi này, bạn sẽ hiểu được chính mình rằng liệu nghề trang điểm là niềm đam mê hay chỉ là sở thích thông thường và có thể phai nhạt đi bất cứ khi nào. Trang điểm cũng là một loại nghệ thuật, nếu như các họa sĩ vẽ một bức tranh lên trang giấy thì người làm nghề trang điểm vẽ nó cho khuôn mặt. Đã là nghệ thuật thì phỉ thực sự đam mê, nếu không đam mê, thì nghệ thuật sẽ nhàm chán và vô vị. Hãy tự vấn bản thân mình các câu hỏi trên để thấy rằng bạn có hứng thú nhất thời với nghề trang điểm hay thực sự đam mê với nó?

2.2. Bản chất của nghề trang điểm

Thực mà nói, trang điểm là một phạm trù của sự thẩm mỹ. Hơn nữa, thẩm mỹ lại là bản năng của mỗi con người, có ai lỡ từ chối cái đẹp đâu đúng không. Chính vì vậy, nghề thẩm mỹ vốn không phải là một nghề quá khó để theo đuổi. Đổi lại, nó cần người ta phải năng động, phải sáng tạo và tay nghề. Mỗi một khuôn mặt sẽ là một kiệt tác nghệ thuật độc đáo và riêng biệt, không lẫn vào bất cứ khuôn vẻ nào khác. Do vậy, nếu không sáng tạo thì nghề trang điểm sẽ chết yểu ngay trên hành trình bạn học và hành nghề.

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-bản chất

Trang điểm không phải là làm khác con người, bộ mặt của một ai đó mà là giúp mỗi khuôn mặt tôn lên thêm nét đẹp vốn có, nét đẹp tiềm ẩn. Trang điểm khác với phẫu thuật thẩm mĩ, nếu như quá trình phẫu thuật để biến đổi và điều chỉnh các cấu tạo của cơ thể con người thì trang điểm chỉ là, thúc đẩy sự hấp dẫn hay thay đổi ngoại hình mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay chức năng của cơ thể ban đầu, và bất kể trang điểm hay phẫu thuật thẩm mĩ cũng không thể nào làm thay đổi được nhân cách của một cá thể. Nếu như bạn không hiểu được bản chất ấy thì đương nhiên, bạn sẽ cứ mãi trôi giữa dòng nghề mà không tìm được con đường phát triển sự nghiệp này.

2.3. Cơ hội phát triển của nghề trang điểm nằm ở đâu?

Chân thiện mỹ luôn là khát khao cuối cùng mà con người muốn hướng đến, cái đẹp ở mỗi thời đại mỗi xã hội là khác nhau, nhưng nhu cầu làm đẹp là không hề thay đổi, nó chỉ càng ngày càng nâng cao, chứ không hề giảm xuống. Đẹp luôn là một yếu tố vĩnh cửu, đẹp giúp con người nổi bật, thu hút và tự tin hơn trong mắt người khác, đẹp để thăng hoa, đẹp để tăng gái trị nội lực của bản thân và đẹp để tự cho mình thêm những cơ hội tốt trong cuộc sống.

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-cơ hội nghề nghiệp

Con người bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của những ánh hào quang, sự phát triển và quan trọng hơn đó là thế kỷ của cái tôi cá nhân được đề cao. Do vậy, nhu cầu chăm chút, làm đẹp cho cá nhân của mỗi người càng trở nên phổ biến. Các chuyên gia làm đẹp có thể mang tới cái đẹp cho con người và cuộc sống càng được quan tâm. Đây chính là cơ hội hấp dẫn nhất mà giới trẻ có thể theo đuổi. Nếu bạn thích nghề này và có ý định theo đuổi nó, hãy dành cả tuổi thanh xuân và tình yêu cái đẹp để bước chân vào nghề nhé.

Việc làm Làm đẹp - Thể lực - Spa tại Hà Nội

3. Trang điểm - Nghề “họa mặt” của những bàn tay linh hoạt

Có thể nói, trang điểm chính là nghề của nghệ thuật, và những cá nhân làm nghề trang điểm chính là những họa sĩ “họa mặt” bằng cả cái lửa bên trong tâm hồn. Vậy bạn cần gì để có thể sống với nghề trang điểm, nói đúng hơn, nều bạn trang bị được những tố chất dưới đây, bạn sẽ có thể gia tăng cơ hội thành công với ngành nghề này.

3.1. Nuôi dưỡng đam mê

Bạn sẽ chẳng bao giờ thành công với một lĩnh vực, nghề nghiệp nào nếu bạn không thực sự đam mê nó. Đam mê - Yếu tố chính quyết định bạn có thích hợp với nghề trang điểm hay không? Đừng xem công việc bạn đang làm chỉ đơn giản là một cái nghề để kiếm sống, hãy xem nó là sở thích, là ước mơ, là niềm hy vọng và là cả thế giới của bạn. Khi không có đam mê, bạn sẽ chỉ làm nghề với một tinh thần nặng nề, với một thái độ trì trệ, với một bộ dạng lười nhác. Có đam mê, bạn sẽ có được động lực mỗi sáng thức dậy, bạn thấy sảng khoái và hứng thú vô cùng, có đam mê, bạn có thể vượt qua bất cứ khó khăn to nhỏ nào.

Và nghề trang điểm, chỉ cần còn đam mê là bạn còn sống, còn hăng hái tìm hiểu những xu hướng làm đẹp độc đáo và mới lạ để có thể thực nghiệm nhiều hơn trong nghề. Còn đam mê, thì bất kể có ai đó nói rằng, trang điểm giờ đây có quá nhiều người học, cạnh trang khó khăn quá,... thì bạn vẫn mỉm cười và phát triển theo cách của riêng bạn. Hãy nuôi dường đam mê, bước chân vào nghề mà chỉ hứng thú nhất thời thì quả thực đó là một lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đười của bạn.

3.2. Bắt kịp xu hướng

Thời trang và trang điểm chính là hai lĩnh vực có nhiều biến động nhất về nhu cầu và các giá trị tiêu chuẩn cốt lõi. Có thể ở mỗi xã hội khác nhau, mỗi thời điểm khác nhau thì các nhu cầu và các tiêu chuẩn về làm đẹp hay trang điểm cũng không giống nhau. Nó cũng có thể là một vòng tuần hoàn, được lặp đi lặp lại không ngừng, mà bạn - người hành nghề phải luôn luôn cập nhật các xu hướng và các tiêu chuẩn đó thì mới có thể không bị cho là “đi sau thời đại”. Bạn cập nhất càng nhanh thì công việc của bạn sẽ càng gặp nhiều thuận lợi.

Việc làm Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức tại Hồ Chí Minh

Bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm-các tố chất cần thiết

3.3. Yêu chiều khách hàng

Bất cứ nghề nào cũng thế, khách hàng luôn là yếu tố phải được ưu tiên hàng đầu, bởi họ chính là nguồn sông của bạn. Trong nghề trang điểm, nhu cầu làm đẹp và nhu cầu về phong cách trang điểm của mỗi khách hàng là không thể giống nhau. Họ có thể yêu cầu bạn trang điểm để hợp với nhiều bối cảnh, trang điểm nhẹ nhàng hay trang điểm sắc sảo, quyến rũ,... Nói tóm lại, yêu chiều khách hàng và cố gắng hết sức để thuận theo nhu cầu của họ là điều bạn nên làm trong khi hành nghề “họa mặt”.

3.4. Trau dồi kỹ thuật

Cuối cùng, chẳng ai tìm đến bạn để trang điểm nếu bạn chỉ có tay nghề “sơ sài”, “đủ dùng”. Trang điểm giờ đây là nghề khá nhiều sự cạnh tranh, chính vì thế mà những người thợ trang điểm phải trau dồi kỹ thuật tay nghề một cách thường xuyên, kể cả bạn đã hành nghề thì lúc cần vãn nên đi học các khóa nâng cao các kỹ thuật mới. Nói chung, một người được xem là chuyên gia trong kỹ thuật trang điểm phải là người có thể biến đổi phong cách trang điểm đa dạng, biết phong cách nào, kiểu trang điểm nào là phù hợp với khách.

Trên đây là bài viết bạn cần biết điều này trước khi bước vào nghề trang điểm, hy vọng với những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ và cung cấp, chúc bạn sẽ trở thành một chuyên gia trang điểm yêu nghề trong một tương lai gần nhất!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;