Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cẩm nang cho những người chuẩn bị bước vào nghề báo

Tác giả: Timviec365.vn

Ngày cập nhật: 27/03/2024

Đặc thù của ngành báo là việc tìm kiếm, xác minh, cung cấp và cập nhật thông tin về những sự kiện cho công chúng mỗi ngày. Vậy để chuẩn bị bước vào nghề báo, bạn cần những gì? Hãy nhét túi cẩm nang “chinh chiến” với công việc ở bài viết này nhé.

1. Tổng quan về ngành báo chí

Trước khi chuẩn bị bước vào nghề báo chúng ta cần hiểu những nội dung cơ bản sau

1.1. Ngành báo là gì ?

Nhà báo (hay còn gọi là ký giả) là người làm các công tác báo chí chuyên nghiệp. Đây là một trong những hình thức của loại hình dịch vụ quảng cáo truyền thống, là một ngành không thể thiếu được trong đời sống hiện nay ở bất kỳ quốc gia nào và được coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng.

Nhà báo có quyền hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của một nước và được pháp luật của nước đó bảo vệ. Hiện nay, báo chí là một ngành học khá “hot” cho các bạn sinh viên bởi làm về báo trí các bạn có khả năng thể hiện sự sáng tạo về những kiến thức chính trị, văn hoá – xã hội, bình luận các sự kiện, tình hình trong nước và quốc tế.

bước vào nghề báo

1.2. Vai trò của ngành báo

Báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Khi mỗi tác phẩm báo chí được công bố phát hành, nó đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, tư tưởng của quần chúng và cộng đồng.

Báo chí là một cầu nối bền chặt giữa các nhà quản lý và doanh nghiệp, giúp Nhà nước hoạch định chính sách, điều chỉnh các đường lối, chủ trương sao cho phù hợp với thực tế. Trên mặt trận chống tham nhũng, báo chí là một nhân tố “dũng cảm” đấu tranh chống lại những điều tiêu cực trong các công tác quản lý nhà nước, đồng thời là một công cụ phản ánh, lên án những tệ nạn và mặt xấu của xã hội. Thông qua đó, người dân có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong xã hội. Đây chính là chức năng giám sát và phản biện của báo chí nhằm khẳng định niềm tin của công chúng đối với truyền thông.

Báo chí đang ngày càng phát triển hơn và đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện và cổ vũ những mô hình kinh tế, nhân tố mới, cách làm mới, sự kiện mới, đề cao những tấm gương người tốt – việc tốt. Do đó, báo chí có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và tạo ra nhận thức, ý kiến trong xã hội.

Việc làm báo chí - truyền hình tại Hồ Chí Minh

1.3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành báo

Để chuẩn bị bước vào nghề báo, ngoài những kiến thức học được trên trường, bạn cần xác định các tổ chức cơ quan, vị trí nào bạn sẽ làm việc trong ngành:

Với sự phát triển của công nghệ  thông tin, mạng internet đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin trong giới trẻ, thu hút nhiều thí sinh nên các đơn vị giáo dục đang dần chú ý đến mảng đào tạo nhân sự cho các toà soạn. Với chuyên môn về báo chí, bạn có thể làm việc tại các đơn vị như: Thông tấn xã, các toà soạn báo in, các đài phát thanh truyền hình, vụ báo chí các ban tuyên giáo, phòng thông tin – truyền thông của các cơ quan, các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực truyền thông,.. Cụ thể bạn có thể công tác ở những vị trí sau:

- Phóng viên: Là người chuyên làm các công việc như chụp ảnh, quay phim, “săn” tin, viết tin và chịu trách nhiệm về tin tức mình đưa ra. Phóng viên được chia thành 2 lĩnh vực khác nhau phục vụ theo từng mục đích: Phóng viên ảnh và phóng viên thường trú.

- Biên tập viên: Như đúng tên gọi, nhiệm vụ của một biên tập viên là nâng cao chất lượng nội dung bài viết, khai thác các nguồn tin tức đề tài, đảm bảo bài báo theo đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, hình thức, thẩm mỹ. So với phóng viên thì các biên tập viên đa số sẽ thường xuyên làm ở toà soạn hơn.

- Thư ký toà soạn: Đây được coi như là “cánh tay phải” đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Một người làm thư ký toà soạn phải là người có nghiệp vụ, chuyên môn trong lĩnh vực báo chí và có sự nhạy cảm với các sự kiện, tình hình xã hội. Không những vậy, vị trí này còn yêu cầu am hiểu quy trình làm báo, đính chính các lỗi trên mặt báo. Đây là vị trí có khối lượng công việc và áp lực khá lớn bởi số lượng tin tức bài báo được xuất bản ra hàng ngày là không hề nhỏ.

- Tổng biên tập: Là người đứng đầu và lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức báo chí, toà soạn. Tổng biên tập là người phụ trách về hình thức, tư tưởng của một tờ báo, là người xây dựng củng cố khối đại đoàn kết nội bộ.

Hoặc đơn giản hơn nếu không muốn bị gò ép phụ thuộc hay làm những vị trí trên, bạn có thể trở thành một nhà báo tự do.

Nhìn chung, nếu bạn có đam mê thì không cần phải lo lắng về việc không có việc làm vì ngành báo chí có nhiều cơ hội và lựa chọn.

2. Chuẩn bị bước vào nghề báo, bạn cần những gì?

Nghề báo là một thứ được coi như “quyền lực” thứ 4 trong xã hội và được thế giới ca tụng nên năng lực công tác là vô cùng quan trọng. Ngoài việc chăm chỉ và có một nền tảng ngữ văn tốt thì nghề báo còn đòi hỏi bạn cần có nhiều kỹ năng phải rèn luyện trong một thời gian dài.

2.1. Sức khoẻ phi thường

Trong đời sống, chúng ta thường nghe rằng “Sức khoẻ là vàng”, và đối với nghề báo thì tiêu chí này còn quan trọng hơn tất cả. Sức khoẻ là điều đầu tiên bạn nên chú ý khi chuẩn bị bước vào nghề báo.

Làm báo, là làm mọi người tiếp cận được thông tin. Thời gian làm việc cũng rất linh động. Bạn có thể bắt đầu làm việc từ 7h sáng đến 7h tối, hoặc cũng có thể hơn. Cách làm việc của nhà báo không kể là ngày hay đêm, chỉ cần có sự kiện là tác nghiệp, ở đâu có thông tin, ở đó có nhà báo vì đặc thù của nghề chính là cập nhật tin tức mang đến thông tin cho độc giả. Và cứ theo guồng quay liên tục như vậy, nghề báo là nghề không bao giờ hết việc để làm. Chỉ cần mang theo chiếc bút, quyển sổ ghi chép, máy ghi âm cùng một chiếc máy ảnh thì bạn sẽ đam mê mà không có ngày nghỉ.

Với một tần suất làm việc dày đặc như vậy, thì việc có một sức khoẻ tốt là điều cần thiết hơn tất cả đối với một nhà báo để có thể đi bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chính vì vậy, nếu bạn là nữ thì nghề báo sẽ thử thách bạn khá nhiều trong khi nam giới thì ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay, tại các trường đào tạo lĩnh vực báo chí, có thể thấy tình trạng ….”âm thịnh dương suy”, chứng tỏ rằng phái nữ hiện nay giỏi giang và dũng cảm hơn rất nhiều đó nha!

Việc làm biên tập viên báo chí

2.2. Đạo đức, bản lĩnh vững vàng khi vào nghề

Có lẽ đối với nghề báo, điều kiện quan trọng chỉ đứng sau sức khoẻ đó chính là bản lĩnh. Nếu bạn đang tìm một công việc an nhàn, ổn định, ít thử thách thì có lẽ nghề báo sinh ra không dành cho bạn. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì không thiếu những thông tin “rác” hay chuyện bịa đặt bởi sức ép cạnh tranh giữa loại hình báo trí truyền thống và mạng xã hội. Sự bùng nổ của người dùng mạng internet mang đến hệ quả về sự bão hoà thông tin của người đọc, độc giả tiếp cận. Có rất nhiều tờ báo “lá cải” xuất hiện trên mạng, những thông tin sai lệch, truyền bá tư tưởng xấu cho người dân, những mẩu tin giật “tít” để thu hút người đọc,..  Vì vậy, làm nghề báo, đồng nghĩa bạn phải có được một bản lĩnh nghề nghiệp chấp nhận dấn thân, không ngại thiệt thòi, thái độ khách quan, bảo vệ lẽ phải và ngăn chặn chống lại tội ác, cái xấu.

Danh giá nghề nghiệp là thứ được trân trọng nhất và cũng là thứ dễ đánh mất nhất trong nghề này. Việc đứng vững trước những cám dỗ, thử thách, lợi ích cá nhân là điều vô cùng cần thiết trong đạo đức của những “cây bút” vàng. Cần đảm bảo rằng bạn luôn giữ vững quan điểm, tinh thần, tránh bị mua danh, trở thành một người viết thuê vụ lợi mà chạy theo những thị hiếu tầm thường của công chúng để đăng những bài báo giật gân rẻ tiền, đi sai lệch với bản sắc văn hoá xã hội và trái với đạo đức nghề nghiệp.

Trong 5 năm trở lại đây, tôi đã gặp khá nhiều trường hợp, vụ việc về vấn đề hành hung, đe doạ phóng viên. Tiêu biểu như trường hợp của nhà báo Thu Trang (Báo Phụ nữ TP.HCM). Năm 2024, chị Trang là tác giả của hàng loạt bài viết về gian lận hải quan ở Hải Phòng, về những vụ việc bảo kê lò gạch gây ô nhiễm môi trường, vấn nạn chạy công chức ở Sóc Sơn, Hà Nội. Bài viết của chị đã thẳng thắn và không ngần ngại vạch mặt chỉ tên từng đối tượng tham gia và đã bị một trong các đối tượng đó nhắn tin đe doạ “Mày chuẩn bị mua quan tài đi. Nhà mày có bao nhiêu mạng người thì chuẩn bị bấy nhiêu quan tài là dần đi..” khiến một nhà báo đã quen với việc đe doạ như chị rồi cũng phải hoang mang tột độ, tuy nhiên may mắn nhờ sự ngăn chặn kịp thời của các cơ quan chức năng mà đối tượng này phải dừng lại và …xin lỗi chị. Nhưng thử tượng tượng xem nếu một ngày bạn bị một người lạ gọi điện, nhắn tin, đe doạ không chỉ mình bạn mà còn là những người thân ruột thịt trong nhà thì liệu bạn có đủ lý trí tiếp tục hành nghề?

Hay trường hợp của những nhà báo khi đang tác nghiệp tại Syria, Yemen, Iraq. Đỉnh điểm là có tới hơn 48 nhà báo trong số đó thiệt mạng tại các vùng chiến sự, và khá nhiều trường hợp khác bị thương, trúng đạn, sát hại trong khi đang làm việc.

Những câu chuyện đó đủ để thấy lý do tại sao những người chuẩn bị bước vào nghề báo lại cần một bản lĩnh vững vàng, không sợ đối mặt với các nguy hiểm tính mạng của cả bản thân và người thân đến thế. Đừng vì hào nhoáng muốn nổi tiếng mà đánh đổi bạn nhé!

chuẩn bị bước vào nghề báo

2.3. Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ

Nghề báo là một minh chứng cho sức mạnh của thông tin, mà thông tin thì có thể tới từ nhiều nguồn, cả trong nước lẫn ngoài nước. Những người làm báo hiện nay phải tương tác rất nhiều với các ngành nghề quốc tế. Sự cần thiết của ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) đã được minh chứng trong không chỉ nghề báo mà còn trong những lĩnh vực khác. Sẽ thật tồi tệ nếu bạn phỏng vấn một người nước ngoài mà không biết 1 chữ tiếng Anh “bẻ đôi”. Bác Hồ đã từng nói rằng: “Trong nghề làm báo, ai cũng có kinh nghiệm của mình, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm từ các nước khác. Muốn thế, thì người làm báo cũng phải biết ít nhất một thứ tiếng nước ngoài”. Theo các chuyên gia hiện nay, phần lớn nguồn thông tin trên internet hay các giao dịch kinh doanh mua bán trên thế giới đều được truyền tải qua tiếng Anh. Không chỉ phục vụ cho mục đích giao tiếp mà ngoại ngữ còn là một phương tiện không thể thiếu giúp nhà báo khai thác thông tin, học hỏi kinh nghiệm báo chí thế giới, mở mang tri thức, giúp bản thân hội nhập và đạt đẳng cấp quốc tế.

Người làm báo, không những cần nhanh mà còn cần phải chính xác. Để chuẩn bị bước vào nghề báo và hoàn thành “sứ mệnh” đầy gian khó nhưng cũng đầy vinh quang này, bạn cần có một kiến thức, kỹ năng thật sắc sảo và trên hết, là trách nhiệm với xã hội. Trong vòng xoáy xô bồ của thông tin, Timviec365 tin rằng bạn sẽ luôn vững vàng, đủ bản lĩnh và đủ tình yêu với nghề báo để đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm ngành báo chí cho bản thân một cách hiệu quả thông qua những tin tức tuyển dụng việc làm được cập nhật nhanh chóng trên Timviec365.vn

Việc làm online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý