Tác giả: Phạm Dịu
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024
Tìm ra một phương pháp dạy học phù hợp với trẻ luôn là điều mà các thầy cô luôn quan tâm. Có rất nhiều phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học mà các thầy cô có thể áp dụng trong đó có các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực. Vậy các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực là gì và nó giúp ích thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu thông qua bài viết này.
Có rất nhiều quan điểm về việc dạy học đối với trẻ nhỏ, mỗi quan điểm đó định hướng cho những các phương pháp dạy học các nhau. Trong đó, những phương pháp dạy học được định nghĩa là hướng đi chung, con đường chung trong đó yêu cầu sự hành động của cả giáo viên cũng như học sinh để hướng đến một mục đích dạy học trong một điều kiện học tập nhất định. Để hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học hãy lấy ví dụ về một số phương pháp dạy học như thảo luận, đóng vai, xử lý tình huống. Những phương pháp dạy học đó đều yêu cầu sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh, giáo viên là người dẫn dắt, hướng dẫn và thúc đẩy học sinh, học sinh sẽ là những người hành động, suy nghĩ và rút ra những kiến thức cho mình trong điều kiện cơ sở vật chất của lớp học.
Kỹ thuật dạy học là một khái niệm nhỏ hơn của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học được xem như những hành động, những biện pháp của giáo viên để hỗ trợ cho phương pháp dạy học, hướng dẫn, hỗ trợ cũng như định hướng học sinh trong việc mở mang nhận thức. Một phương pháp dạy học có thể bao gồm rất nhiều kỹ thuật. Ví dụ như phương pháp thảo luận sẽ bao gồm những kỹ thuật như kỹ thuật điều phối, chia nhóm cũng như kỹ thuật đặt câu hỏi và tổng hợp ý kiến.
Một trong những phương pháp kỹ thuật dạy học đang được chứng minh là rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng trong việc dạy học đó chính là phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực. Đây là tên gọi tắt của các phương pháp có ưu thế về phát huy sự tích cực trong học tập của học sinh, giúp người học tham gia một cách chủ động cũng như tăng độ hào hứng trong việc tiếp thu kiến thức.
Đây là phương pháp dạy học khi giáo viên chia lớp thành những nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm hoàn thành trong thời gian giới hạn sau đó tổng hợp và đánh giá kết quả của từng nhóm được giao. Các học sinh sẽ tự phân công và phối hợp làm việc cùng nhau sau đó trình bày kết quả của mình với toàn thể học sinh trong lớp. Thông qua việc tổ chức cũng như giao công việc theo nhóm, học sinh có thể phát huy tinh thần trách nhiệm tập thể, khả năng phối hợp làm việc theo nhóm cũng như giao tiếp.
Để áp dụng phương pháp dạy học nhóm cần thực hiện một số bước như sau:
- Bước một: Giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ cũng như phân chia thành viên vào từng nhóm.
- Bước hai: Tiến hành đưa các nhóm về vị trí làm việc nhóm đã được giao và bắt đầu quá trình làm việc nhóm.
- Bước ba: Giám sát cũng như hỗ trợ trong quá trình làm việc nhóm, giải đáp những vấn đề trong quá trình làm việc của các nhóm.
- Bước bốn: Mời các nhóm trình bày kết quả làm việc của mình, nhận xét và tổng hợp lại kết quả của tất cả các nhóm.
Xem thêm: 7 phương pháp dạy học ở tiểu học mà giáo viên không nên bỏ qua
Phương pháp lấy thí điểm hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu ví dụ, trường hợp điển hình là phương pháp dựa trên những sự vật, sự việc, những câu chuyện có thật hoặc dựa trên thực tiễn để minh họa, dẫn chứng cho một vấn đề trong quá trình dạy học. Có rất nhiều cách để áp dụng phương pháp này như minh họa bằng thực tiễn trên lớp, thông qua những video, hình ảnh hay âm thanh đã chuẩn bị trước.
Để áp dụng phương pháp nghiên cứu ví dụ điển hình chúng ta có thể làm theo những bước sau:
- Bước một: Chuẩn bị ví dụ phù hợp với nội dung bài học cũng như khả năng của lớp học. Lưu ý đừng lấy những ví dụ quá đơn giản hay phức tạp so với trình độ của học sinh để tránh việc làm việc không hiệu quả.
- Bước hai: Cho học sinh xem, nghe, đọc về ví dụ được đưa ra đồng thời đưa ra những thông tin hoặc điều kiện nếu cần thiết.
- Bước ba: Cho học sinh suy ngẫm cũng như lên ý tưởng về những gì vừa trải nghiệm, có thể thông qua trao đổi hoặc tự đưa ra ý tưởng.
- Bước bốn: Đặt câu hỏi hướng dẫn và cùng với học sinh thảo luận về ví dụ.
- Bước năm: Tổng hợp lại và đưa ra kết luận về ví dụ.
Đúng như tên gọi, phương pháp này sẽ đưa các em học sinh vào những trò chơi đơn giản, giải trí nhưng đan xen vào đó là những yếu tố về kiến thức bài học. Đây là phương pháp được rất nhiều các em học sinh yêu thích vì nó tránh sự nhàm chán, gợi lên sự hứng khởi cũng như tính ganh đua trong lớp học. Hãy lưu ý trong việc chọn trò chơi để phù hợp với quỹ thời gian cũng như với kiến thức bài học. Một số trò chơi thường được áp dụng đó là Lucky Number, Đuổi hình bắt chữ hay là những trò chơi vận động nhẹ nhàng trong lớp.
Những bước để tiến hành một trò chơi trong lớp học bao gồm:
- Bước một: Phổ biến tên trò chơi, nội dung cũng như luật chơi.
- Bước thứ hai: Thử chơi hoặc thậm chí chơi thử (nếu cần).
- Bước ba: Cho các em học sinh tham gia trò chơi.
- Bước bốn: Đưa ra đánh giá sau trò chơi.
- Bước năm: Thảo luận về ý nghĩa và nội dung của trò chơi.
Xem thêm: Việc làm giáo viên ngữ văn
Đây là phương pháp thường được áp dụng vào những môn khoa học tự nhiên như sinh học, vật lý hay hóa học. Bằng cách cho các em thực tế làm việc cũng như trải nghiệm quá trình làm những thí nghiệm ấy và rút ra được những kiến thức cho quá trình học tập. Phương pháp này kích thích trí tò mò, ham muốn tìm tòi, khám phá những điều thú vị về thế giới xung quanh của học sinh.
Để giáo viên có thể cho học sinh tham gia vào quy trình thực hành, họ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước một: Đưa ra tình huống hoặc vấn đề để học sinh giải quyết.
- Bước hai: Cho học sinh trao đổi về những thắc mắc hoặc dự đoán kết quả của thí nghiệm.
- Bước ba: Tiền hành cho học sinh làm thí nghiệm. Lưu ý giám sát học sinh nếu quá trình thực nghiệm có những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học hoặc sử dụng dòng điện.
- Bước bốn: So sánh kết quả với dự đoán từ trước.
- Bước năm: Đưa ra kết luận về thực nghiệm và mở rộng vấn đề nếu cần thiết.
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh trong một vai trò, tình huống nhất định từ đó quan sát cũng như nhận xét cách xử lý về một sự việc nào đó trong cuộc sống. Việc tham gia cũng như quan sát về sự việc sẽ giúp các em có một suy nghĩ sâu sắc hơn, đa chiều hơn về một sự việc. Từ đó các em có thể tự rút ra bài học cho riêng mình. Đây là phương pháp tập trung vào việc tự suy ngẫm cũng như nhận xét tình huống thông qua những khả năng có thể xảy ra. Hãy đặt những câu hỏi như nếu làm A thì thế nào, nếu làm B thì thế nào để kích thích việc suy nghĩ của các em.
Các bước để thực hiện phương pháp đóng vai thành công bao gồm:
- Bước một: Nêu chủ đề, chia nhóm cũng như giao tình huống cho mỗi nhóm
- Bước hai: Cho các nhóm thời gian để thảo luận, chuẩn bị đóng vai
- Bước ba: Tiến hành việc đóng vai
- Bước bốn: Các nhóm đưa ra nhận xét, suy ngẫm cũng như cảm nhận thông qua quá trình đóng và và chứng kiến các tình huống.
Đây là kỹ thuật có thể hỗ trợ cho hầu hết các phương pháp dạy học. Việc chia nhóm tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần có kỹ thuật để gia tăng sự hào hứng cũng như giúp các em học sinh được làm việc với những bạn mới trong cùng một tập thể lớp. Một số kỹ thuật chia nhóm có thể áp dụng là:
Phân nhóm theo số thứ tự hoặc những đặc điểm tương tự: Bạn có thể sắp xếp học sinh theo số thứ tự hoặc cho học sinh chọn một biểu tượng, một con số để sau đó nhóm những học sinh có cùng đặc điểm vào một nhóm.
- Chia nhóm theo chỗ ngồi: Hãy nhóm những học sinh gần nhau vào một nhóm, qua đó tiết kiệm thời gian chuẩn bị để bắt đầu phần chính nhanh hơn.
- Chia nhóm theo sở thích cá nhân: Giáo viên có thể chia nhóm theo những dự tính của mình sao cho có sự đồng đều về khả năng trong các nhóm. Hãy đảm bảo các nhóm có ít nhất một nhóm trưởng để có thể quán xuyến các công việc trong nhóm.
Kỹ thuật đặt câu hỏi là một kỹ thuật áp dụng trong bất cứ phương pháp học tập nào. Những câu hỏi đóng vai trò khai mở, kích thích tư duy và cũng là con đường dẫn dắt học sinh đến với kiến thức trong bài học. Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ góp phần giúp học sinh nắm rõ bài hơn cũng như khuyến khích học sinh tham gia vào tiết học tích cực hơn. Một số lưu ý để đặt câu hỏi:
- Câu hỏi nên rõ ràng, dễ hiểu và liên quan đến kiến thức bài học.
- Đưa ra câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ.
- Câu hỏi nên phù hợp với vốn kiến thức và suy nghĩ của học sinh.
- Câu hỏi nên có tính thách đố vừa phải để gợi trí tò mò.
- Nên sắp xếp các câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Đây là một kỹ thuật giúp tổng hợp kiến thức cá nhân dưới dạng một sơ đồ hình vẽ về một chủ đề. Thay vì cho các em chép kiến thức một cách nhàm chán, hãy hướng dẫn các em vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức cũng như mở ra ôn lại nhanh chóng nếu cần thiết.
Sơ đồ tư duy sẽ có chủ đề lớn nằm ở giữa trang giấy. Từ chủ đề đã có, phát triển những nhánh chính theo dạng cành cây lớn, Từ mỗi nhánh chính đó phát triển thêm những nhánh nhỏ ghi rõ chi tiết cần nhớ về bài học và cứ tiếp tục như vậy hoàn thiện sơ đồ.
Qua bài viết vừa rồi, timviec365.vn đã giới thiệu cho các thầy cô giáo các phương pháp kỹ thuật dạy học phổ biến nhất cũng như cách để áp dụng chúng vào việc phát triển tư duy và nhận thức của trẻ. Mong rằng những thông tin chúng tôi tổng hợp sẽ giúp ích cho các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người để phát triển thế hệ tương lai.
Xem thêm: Nghề giáo viên tiểu học và những kiến thức quan trọng cần biết
Năng lực cần có của người giáo viên
Để biết rõ hơn về những năng lực cần có của người giáo viên để giảng dạy một cách hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc