Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 06 năm 2024
Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm kỹ sư sản xuất ? Tuy nhiên, bạn đang băn khoăn và chưa hiểu rõ về công việc, trách nhiệm của vị trí này như thế nào trong các doanh nghiệp? Vậy thì hôm nay, timviec365.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu, khám phá về bản mô tả công việc kỹ sư sản xuất đầy đủ và chi tiết nhất, theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Kỹ sư sản xuất là vị trí công việc rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát cũng như đưa ra các giải pháp tối ưu để cải thiện về quy trình sản xuất cho các nhà máy. Bên cạnh đó, các kỹ sư sản xuất còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các nhóm kỹ thuật, thiết lập nên các giao thức an toàn nhất trong quá trình sản xuất và báo cáo các vấn đề công việc cho quản lý, ban lãnh đạo.
Hiện nay, kỹ sư sản xuất thường làm việc trong một số lĩnh vực phổ biến như là chế tạo máy móc, may mặc, thực phẩm,... Và để hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư sản xuất trong các nhà máy như thế nào, cùng theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé!
Tham khảo: Có phải bạn đang gặp vấn đề về tra cứu lương? Đừng lo timviec365.vn sẽ giúp bạn điều này!
Kỹ sư sản xuất có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch cụ thể cho việc giám sát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ toàn bộ các vấn đề liên quan đến hệ thống máy móc, thiết bị đang được sử dụng cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Cụ thể đó là đưa ra bản kế hoạch chi tiết về thời gian thực hiện kiểm tra, các khu vực, thiết bị máy móc cần bảo trì, đưa ra các phương án về thiết bị thay thế, thông báo cho bộ phận sản xuất về việc kiểm tra, bảo trì hệ thống máy móc để học sắp xếp công việc phù hợp,...
cho sự an toàn của người lao động trong quá trình tham gia sản xuất.
Đây được xem là công việc chính, rất quan trọng của các kỹ sư sản xuất trong nhà máy hiện nay. Theo đó, họ sẽ cần phải thường xuyên theo dõi sát sao toàn bộ quá trình thực hiện sản xuất, các công đoạn trong dây chuyển như thế nào, kiểm soát và đảm bảo được tất cả đều đang hoạt động theo đúng kỹ thuật và quy trình đã đưa ra trong kế hoạch.
Công việc này rất quan trọng bởi nếu như hệ thống sản xuất xảy ra bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ gây gián đoạn và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng của các sản phẩm tạo ra, làm tăng chi phí để khắc phục các vấn đề hay sửa chữa các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ngoài ra thì việc xảy ra các lỗi trong quá trình thực hiện sản xuất cũng có thể gây nguy hiểm lớn cho công nhân trong nhà máy.
Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng đối với các kỹ sư sản xuất đó là cần phân tích cũng như đánh giá một cách chi tiết, cụ thể về hiệu quả của quá trình hoạt động, sản xuất trong nhà máy như thế nào, hiệu suất làm việc của công nhân ra sao, có đúng với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra trước đó hay không?
Thông qua việc phân tích và đánh giá đó, các kỹ sư sản xuất sẽ có thể triển khai được các biện pháp phù hợp cho vấn đề kiểm soát chất lượng, giám sát về quá trình sản xuất làm sao để đạt được kết quả tốt nhất theo đúng mục tiêu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, qua nhiệm vụ này, các hoạt động trong quy trình sản xuất cũng sẽ được diễn ra một cách suôn sẻ và được kiểm soát chặt chẽ hơn, hoàn thành các yêu cầu về kỹ thuật đã được quy định ban đầu.
Đối với bất kỳ một dây chuyền sản xuất nào cũng đều cần phải thay đổi và cải tiến theo sự phát triển của công nghệ, thời đại, nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất theo nhu cầu của thị trường.
Theo đó, các kỹ sư sản xuất sẽ phải dựa vào tình hình thực tế và đề xuất ra các phương án cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất trong nhà máy bao gồm thay đổi về máy móc, thiết bị, quy trình thực hiện, nguyên vật liệu,... để giúp nâng cao năng suất và giảm bớt các chi phí không cần thiết nhưng vẫn mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Bên cạnh đó, các kỹ sư sản xuất cũng có trách nhiệm tính toán về vấn đề tài chính, ngân sách cho việc cải thiện, nâng cao dây chuyền sản xuất cho nhà máy.
Việc làm kỹ thuật viên sản xuất
Nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng và chắc chắn không thể thiếu trong quá trình hoạt động, sản xuất của các nhà máy. Cụ thể đó là hệ thống máy móc, thiết bị, nhân công,... Và các kỹ sư sản xuất sẽ có nhiệm vụ xác định được các loại thiết bị, máy móc phù hợp, cần thiết để đề xuất mua về. Hơn nữa, họ cũng cần phải nắm được số lượng nhân công để vận hành hệ thống để có thể tối đa hóa được toàn bộ các nguồn lực đó, nâng cao hiệu suất công việc và hiệu quả sản xuất trong nhà máy.
Các kỹ sư sản xuất còn có trách nhiệm quản lý toàn bộ đội ngũ nhân công làm việc trong nhà máy, đào tạo, hướng dẫn họ thực hiện công việc theo mục tiêu và kế hoạch đề ra như là cách sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị, phổ biến về quy trình thực hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm,... Từ đó đảm bảo về hiệu quả công việc cũng như sự an toàn cho các công nhân làm việc ở nhà máy.
Kỹ sư sản xuất cũng là người sẽ quan sát, đánh giá về năng lực của đội ngũ nhân sự trong quá trình làm việc như thế nào, đưa ra các đề xuất về lương thưởng hay bổ nhiệm các vị trí chức vụ trong nhà máy trong phạm vi quyền lực của mình.
Quá trình chỉ đạo và thực hiện hoạt động sản xuất trong nhà máy chắc chắn sẽ không tránh khỏi các vấn đề bất ngờ xảy ra, sự cố phát sinh, do đó, các kỹ sư sản xuất sẽ có nhiệm vụ nắm bắt tình hình công việc thật nhanh chóng để tìm ra các nguyên nhân tác động và đưa ra được các phương án giải quyết kịp thời, không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và hiệu quả công việc.
Các vấn đề liên quan đến nhân sự trong nhà máy cũng sẽ do kỹ sư sản xuất quản lý và giải quyết.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu khá cao trong quá trình tuyển dụng vị trí kỹ sư sản xuất. Do đó, để có thể trúng tuyển và làm được ở vị trí này, các bạn cần đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Cần tốt nghiệp từ đại học trở lên với các chuyên ngành có liên quan như là cơ khí, điện tử, chế tạo, tự động hóa,... (ưu tiên những ai có bằng thạc sĩ ở các chuyên ngành này).
- Có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu về kỹ thuật, quy trình sản xuất, chế tạo trong nhà máy, ưu tiên những ai đã có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên trong nghề.
- Các kỹ sư sản xuất cần có trình độ ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh, Nhật, Hàn) bởi hiện nay, các nhà máy hầu hết đều có sự hỗ trợ nguồn vốn và hợp tác với các tập đoàn nước ngoài, do đó sẽ phải thường xuyên làm việc và trao đổi bằng ngoại ngữ.
- Làm việc ở vị trí kỹ sư sản xuất, bạn cần sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ của MS Office, phần mềm CAD,...
- Một số kỹ năng quan trọng khác đối với các kỹ sư sản xuất đó là khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, khả năng giao tiếp, đàm phán tốt, đưa ra các quyết định, tổ chức – sắp xếp công việc, chịu được áp lực công việc,...
Hiện nay, kỹ sư sản xuất được xếp vào top những công việc có mức lương rất hấp dẫn dành cho các bạn trẻ. Lương khởi điểm đối với những ai vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trung bình từ khoảng 9 – 11 triệu đồng/tháng. Còn với những ai đã từng làm việc ở vị trí này với kỹ năng chuyên môn tốt, kinh nghiệm từ 1 năm trở lên thì mức lương sẽ khoảng 14 – 16 triệu đồng/tháng. Đặc biệt với các kỹ sư làm việc lâu năm và trình độ, năng lực cao sẽ có thể nhận được mức lương lên đến 20 – 25 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, làm việc ở vị trí kỹ sư sản xuất này, các bạn còn có cơ hội nhận được rất nhiều những quyền lợi lớn như sau:
- Môi trường làm việc năng động, luôn nhộn nhịp, tất bật, có cơ hội được sáng tạo, phát triển tư duy tốt trong quá trình làm việc, đồng thời khả năng thăng tiến lên các vị trí quản lý, trưởng phòng, giám đốc,... là rất lớn nếu có năng lực và làm tốt công việc.
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo vệ sức khỏe, chế độ đãi ngộ tốt, phụ cấp, lương thưởng theo hiệu suất công việc, thời gian làm việc giờ hành chính, có các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép theo đúng quy định Luật lao động đã đưa ra,...
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm rõ về thông tin bản mô tả công việc kỹ sư sản xuất chi tiết, đầy đủ nhất rồi phải không? Hy vọng rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích và cần thiết giúp các bạn có thể tìm được cho mình một công việc mơ ước, đồng thời đạt được những thành công rực rỡ trên con đường đã lựa chọn.
Click ngay file dưới đây để tham khảo về mẫu mô tả công việc kỹ sư sản xuất cụ thể từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc