Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
“Corporate social responsibility” là một thuật ngữ có còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đây lại là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp hiện nay. Vậy corporate social responsibility được hiểu nghĩa là gì? Tầm quan trọng của corporate social responsibility như thế nào và làm sao để xây dựng cũng như truyền thông hiệu quả nhất cho doanh nghiệp? Vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết, cụ thể trong bài viết dưới đây!
“Corporate social responsibility” viết tắt là CSR được hiểu là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Đây có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới lại được xem là một thuật ngữ phổ biến và được áp dụng ở rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau. Corporate social responsibility đã được các doanh nghiệp đưa vào và trở thành tiêu chí để đánh giá được những tác động của chính doanh nghiệp đó.
CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem là một mô hình kinh doanh tự điều chỉnh giúp cho các doanh nghiệp đó có trách nhiệm xã hội với chính nó cũng như các bên liên quan và đối với công chúng. Với cách thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay chính là quyền công dân của doanh nghiệp, các tổ chức, công ty có thể dễ dàng nhận thức được những tác động mà họ đang có đối với toàn bộ các khía cạnh, phương diện khác nhau của xã hội như kinh tế, xã hội, môi trường. Tham gia vào corporate social responsibility có nghĩa là trong suốt quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp sẽ hoạt động theo cách chú trọng nâng cao xã hội và môi trường thay vì cách đóng góp những điều tiêu cực cho họ.
Trên thực tế có thể thấy để cân bằng giữa bài toán kinh tế với việc hạn chế những tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với môi trường là điều không đơn giản bởi các doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ nhiều phía:
- Tác động từ phía các cổ đông bởi theo các cổ đông mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều cần phải hướng tới một đối tượng mục tiêu nhất định là tối đa hóa tất cả lợi nhuận. Cổ động là những người trực tiếp bỏ tiền ra để đầu tư, do đó họ là người sẽ được hưởng những lợi ích từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tác động từ những bên có liên quan (stakeholders) đến doanh nghiệp đó là các đối tượng khách hàng, các nhà cung cấp, nhân viên, xã hội, cộng đồng,...
Và dựa trên những tác động trên đối với doanh nghiệp, mô hình corporate social responsibility đã ra đời với mục đích cân bằng lại toàn bộ những vấn đề đó.
Việc tạo và thúc đẩy phát triển một mô hình kinh doanh có trách nhiệm xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Toàn bộ mọi nỗ lực để tạo ra danh tiếng của một doanh nghiệp, của một thương hiệu có thể sẽ tan biến chỉ trong một nốt nhạc nếu như doanh nghiệp đó không may mắn gặp phải những tác động tiêu cực đối với cộng đồng. Vậy vai trò của corporate social responsibility đối với sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào?
- CSR giúp ngăn chặn được những hiện tượng phân nhánh về tài chính: Nghĩa là sẽ tuân thủ theo những tinh thần cũng như các điều khoản của pháp luật cả trong nước và trên thế giới qua các chương trình tự điều chỉnh. Qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể thoát khỏi những con mắt xanh của các nhà quản lý, giảm thiểu được những chi phí pháp lý.
- CSR giúp doanh nghiệp có thể duy trì được sự trung thành của nhân viên: Việc đối xử với nhân viên một cách công bằng là một trong những trách nhiệm chính và quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở việc cung cấp đến cho họ những công việc ổn định, phù hợp và khuyến khích việc chuyên môn hóa cũng như lập ra những quy chuẩn về đạo đức. Từ đó các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng có được tình cảm và sự yêu mến, trung thành từ đội ngũ nhân viên.
- CSR giúp doanh nghiệp duy trì được hình ảnh tốt đẹp, tăng nhận thức của người tiêu dùng cũng như sự tin tưởng, tín nhiệm của cộng đồng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại. Cụ thể hình thức này bao gồm:
+ Việc nhận thức về môi trường: Đó là việc giảm thiểu được các vấn đề về chất thải, tái chế,... tăng cường việc sử dụng hay sản xuất những sản phẩm bền vững, giảm bớt sự hao tổn về năng lượng và tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp đẹp trong mắt khách hàng.
+ Việc nhận thức về xã hội: Việc chung tay xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nhân đạo cho các đối tượng gặp thiên tai, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo,... Với sự quan tâm đến cộng đồng, khách hàng sẽ có cách nhìn khác và tạo được thiện cảm đối với họ, từ đó công nhận mọi nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào các cộng đồng địa phương như quyên góp về kinh tế tài chính, các phong trào kết nối khách hàng với doanh nghiệp, xúc tiến hoạt động gây quỹ,...
Việc làm tài chính doanh nghiệp
Khi đã có nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của corporate social responsibility trong hoạt động kinh doanh và phát triển thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã dần áp dụng mô hình CSR khác nhau để có thể đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng, xã hội. Vậy cách để các doanh nghiệp tiếp cận corporate social responsibility là gì?
- Xét về nghĩa vụ kinh tế: Đây được xem là yếu tố cơ bản nhất của doanh nghiệp để có thể thể hiện được những trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội. Với nhiệm vụ này, doanh nghiệp sẽ phải làm sao để đảm bảo được việc thanh toán lương cho nhân viên một cách đầy đủ nhất.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp không những cần đảm bảo về nghĩa vụ tài chính mà còn cần phải tuân thủ pháp luật như tuyệt đối không kinh doanh những mặt hàng trái phép, không sử dụng lao động là trẻ em,...
- Trách nhiệm về đạo đức, nghĩa là phải thường xuyên xem xét đến đời sống nhân viên, các vấn đề khen thưởng hay tăng lương cũng như tạo công việc cho lao động đang thất nghiệp, hạn chế làm việc, giao dịch với những doanh nghiệp thiếu trách nhiệm xã hội.
- Doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng: Đây là trách nhiệm cao nhất và các doanh nghiệp cần áp dụng hình thức này thông qua việc thực hiện những hoạt động thiện nguyện, công trình phúc lợi,...
Để phát triển một doanh nghiệp, chắc chắn sẽ không ai muốn bắt chước theo những doanh nghiệp khác, tuy nhiên sẽ có rất nhiều điều thú vị mà doanh nghiệp bạn có thể học hỏi cũng như nghiên cứu cách mà các thương hiệu khác thành công, họ đang làm gì trong chiến lược corporate social responsibility của họ. Ví dụ như một số doanh nghiệp sau:
- “Duracell” đã tạo ra được một cú đột phá để trở thành một thương hiệu có trách nhiệm xã hội cao, thấu hiểu được những vấn đề của khách hàng là gì. Trong các chiến dịch phát triển thương hiệu, doanh nghiệp này đã luôn tập trung cũng như xây dựng được niềm tin đối với khách hàng bằng việc cung cấp cho họ hay từ thiện ở các trung tâm thương mại, các sự kiện,...
- Trong khi nhiều doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động ở địa phương thì các thương hiệu khác đã phát triển mạnh mẽ ra ngoài châu lục. Điển hình như chương trình “Mua một cặp tặng một cặp” của Warby Parker đã tạo ra để kết nối các nhóm đối tượng khác nhau trên thế giới.
Thật vậy, mỗi thương hiệu đều sẽ có những điểm mạnh riêng và sự khác biệt, tuy nhiên để thành công thì cũng cần phải biết học hỏi, trau dồi những kiến thức, những điều hay từ người khác để xác định cho mình một hướng đi đúng đắn nhất và mang đến hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các nguyên nhân xã hội, tuy nhiên lại không làm thay đổi được các nhận thức của xã hội, công chúng. Để có thể gắn kết được các doanh nghiệp với cộng đồng, bạn cần phải mang đến cho họ nhiều hơn là tiền, đó chính là những kiến thức, những thông điệp ý nghĩa để họ có thể tiếp thu và phát triển bản thân. Bởi kiến thức là vô tận, những điều cũ với người này nhưng lại có thể sẽ mới với người khác. Đây cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận được với đông đảo khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vấn đề nội bộ doanh nghiệp chính là mấu chốt và cốt lõi để doanh nghiệp có thể thực hiện được trách nhiệm đối với xã hội. Tích cực quảng bá vấn đề quan tâm nhân viên không chỉ kết nối được tinh thần đoàn kết, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp mà còn tạo được thiện cảm đối với xã hội về chính doanh nghiệp đó. Đây cũng chính là lý do, hiện nay các doanh nghiệp luôn quan tâm và hỗ trợ các chính sách tốt đối với đội ngũ nhân viên, tạo công việc ổn định và phù hợp cho nhiều lao động.
Xây dựng các báo cáo để phát triển doanh nghiệp bền vững cần được coi trọng và thực hiện thường niên. Báo cáo này tương đương với những báo cáo về tài chính của doanh nghiệp và có thể dễ dàng nhận thấy rằng các tập đoàn lớn luôn hướng tới thực hiện trách nhiệm xã hội như một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh và phát triển của họ.
Các doanh nghiệp lớn thường tìm kiếm cũng như tạo được tầm ảnh hưởng lớn và thúc đẩy được tư duy kinh doanh về đóng góp cho cộng đồng. Chính vì thế, đây được xem là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng.
Corporate social responsibility được xem là một hướng đi mới của các doanh nghiệp hiện nay trong sự phát triển. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu rõ về corporate social responsibility là gì cùng những vấn đề liên quan đến corporate social responsibility. Từ đó áp dụng và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc