Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Sở hữu CV producer bao “chất” bao “ngầu” trúng tuyển việc làm

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Dù là ở vị trí hay lĩnh vực nào chăng nữa thì khi đi xin việc bạn cũng luôn cần có một bản CV hoàn hảo giúp bạn bước đầu vượt qua được các đối thủ khác. Đương nhiên điều này đúng với cả vị trí producer - nhà sản xuất. Đây là một công việc năng động cũng như xu hướng việc làm mới trong làng giải trí và nghệ thuật hiện nay. Vậy CV Producer sẽ có đặc trưng thể hiện và nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

CV xin việc

1. Nội dung thể hiện của CV Producer

Đối với các lĩnh vực về giải trí và nghệ thuật, CV là gì đó luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là một bản tóm tắt về năng lực, trình độ của ứng viên mà thông qua đó thể hiện được cá tính nghệ thuật cũng như sự tự tôn về năng khiếu của mình. So với nhiều công việc khác, producer không chỉ cần sự chăm chỉ, kỹ năng rèn luyện và có khả năng khiếu bẩm sinh vậy nên không khó hiểu nếu như CV Producer có thể nói lên cả con người của ứng viên đó. Nó được thể hiện cụ thể qua các phần:

1.1. Giới thiệu bản thân 

Giới thiệu bản thân trong CV Producer
Giới thiệu bản thân trong CV Producer

Thông tin giới thiệu bản thân trong CV là phần nội dung đầu tiên của bất kỳ bản CV của ứng viên nào. Các Producer sẽ trình bày đầy đủ các thông tin cá nhân của mình bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, thông tin liên lạc - email và số điện thoại trong CV. Trong đó email và số điện thoại là 2 thông tin quan trọng nhất của ứng viên vị trí này, vì đó sẽ là thông tin liên lạc mà được sử dụng nhiều trong công việc. Bạn nên chọn email và số điện thoại nào hay sử dụng nhất hoặc được bạn cố định áp dụng trong công việc để trao đổi hay thương lượng các dự án, hợp đồng sản xuất. 

Phần bên dưới thông tin cá nhân sẽ là trình độ chuyên môn của bạn. Khác với nhiều CV ngành nghề khác, CV Producer hoàn toàn có thể dùng trình độ chuyên môn để thay thế bằng trình độ học vấn trong CV. Bởi đa số các producer hiện nay không qua đào tạo chính quy mà thường là tự học việc hoặc tích lũy kinh nghiệm theo thời gian. Cho nên phần trình độ chuyên môn bạn có thể ghi là: Junior Producer, Executive producer, hay Idol Producer, … (Producer học việc, Producer chuyên nghiệp, Producer thần tượng, ... ) Hoặc nếu như bạn đã có bằng cấp tại các trung tâm, trường cao đẳng đại học về văn hóa nghệ thuật cũng có thể đề cập thêm. 

1.2. Kỹ năng chuyên môn 

 Kỹ năng chuyên môn trong CV Producer
 Kỹ năng chuyên môn trong CV Producer

Kỹ năng chuyên môn trong CV Producer ở đây đề cập đến cả 2 loại kỹ năng đó là kỹ năng trong lĩnh vực nghệ thuật và kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm. Tương ứng với 2 nội dung đó thì các bạn cũng phải trình bày 2 mục rõ ràng cụ thể. Kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật gồm có: kiến thức nhạc lý, kỹ năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng phân tích cảm xúc âm nhạc, và các kỹ thuật khác trong thể loại âm nhạc mà bạn theo đuổi. Cùng với đó các bạn cũng có thể cho biết thêm các loại nhạc cũ mà các bạn có thể chơi được. Đó có thể là Piano (Truyền thống hoặc Keyboard), Guitar (truyền thống hoặc điện tử), Bass (trống truyền thống hoặc điện tử), Cajon (trống acoustic).

Tiếp đó là các kỹ năng trong CV về sử dụng công cụ và các phần mềm sản xuất âm nhạc. Ở đây, các producer muốn làm tốt nhiệm vụ công việc của mình phải bắt buộc thông thạo một số thiết bị như micro, amply, outboard gear, máy tính, dàn loa… Nó là những đồ vật quen thuộc và cơ bản nhất được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc cho mục đích thu âm, chỉnh sửa, sáng tác nhạc, phát thanh, … Thông qua các thiết bị này và sự trợ giúp của một số phần mềm như FL studio và Ableton, … các producer sẽ có thể đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc. Chính vì lẽ đó mà các kỹ năng và thao tác sử dụng phần mềm, công cụ kể trên phải được đề cập đến trong CV Producer. 

>> Xem thêm: CV Graphic Designer

1.3. Kinh nghiệm và giải thưởng 

Kinh nghiệm và giải thưởng trên CV Producer
Kinh nghiệm và giải thưởng trên CV Producer

Vị trí thứ ba trong CV của nhà sản xuất cũng rất quan trọng, đó chính là về kinh nghiệm làm việc và các giải thưởng. Đây sẽ là phần mà ứng viên cho nhà tuyển dụng thấy được những lợi thế cá nhân của mình. Đó sẽ là thứ vũ khí “tối tân” để bạn nâng tầm bản thân hơn những ứng viên đối thủ khác. Kinh nghiệm làm việc trong CV có thể bao gồm kinh nghiệm làm việc trong nghề hoặc kinh nghiệm làm việc bán liên quan trong lĩnh vực. Ngay cả kinh nghiệm làm việc với các ca sỹ, nhóm nhạc, nhạc sỹ cũng được xem là một thứ kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở ứng viên Producer. Đồng thời thì những kinh nghiệm làm producer cho các công ty giải trí trước đó cũng bắt buộc được ghi lại trong phần này. 

Sau đó từ phần kinh nghiệm kể trên bạn hãy dùng những giải thưởng mà mình có được trong khoảng thời gian theo đuổi sự nghiệp producer để xác thực hơn. Đó có thể là giải thưởng trong thời gian đào tạo, training tại trường hoặc trung tâm. Đó cũng có thể là những thành tựu, cột mốc đáng nhớ trong quá trình làm việc của bạn. Chẳng hạn như “ký hợp đồng sản xuất độc quyền với chương trình ABC, …”. Tất cả những thành quả này sẽ nâng tầm hơn giá trị chuyên môn của bạn, và là điểm cộng sáng giá về bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh

2. Hình thức đặc trưng của CV Producer

Như đã đề cập trước đó, những ai theo đuổi nghề nghiệp Producer thường rất năng động và có những cá tính đặc biệt. Đó là lý do mà họ thể hiện những điều này trực tiếp trên CV ứng tuyển của mình. Đối với thiết kế CV Producer dường như không có giới hạn về kiểu cách hay màu sắc trong CV. Ứng viên có thể thỏa sức sáng tạo theo những gì mình muốn. Miễn làm sao, CV Producer có thể đảm bảo được giá trị về thông tin, thiết kế trình bày làm nội dung mạch lạc và nổi bật hơn. 

2.1. Những phong cách thiết kế phổ biến 

Những phong cách thiết kế phổ biến
Những phong cách thiết kế phổ biến 

Thông thường khi thiết kế CV cho các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến nghệ thuật, ứng viên thường ưu tiên đưa những icon cho CV, hay hình ảnh về âm nhạc, phim ảnh. CV Producer cũng vậy nó mang hơi hướng của những nốt trầm bổng của âm thanh thông qua những ký hiệu khóa son, nốt nhạc, khuông nhạc, và các nhạc cụ quen thuộc như: trống, đàn, sáo, … Bên cạnh đó những người làm nghệ thuật như Producer cũng rất chú trọng đến hình ảnh của mình cho nên trình bày một cách thật độc đáo trên chiếc ảnh đại diện của CV. Hình ảnh đó không nhất thiết phải là ảnh thẻ, nghiêm túc, rõ mặt và đôi khi nó là một tấm ảnh chân dung nghệ thuật được edit khá “ngầu” và “chất”. 

>> Xem thêm: CV thiết kế thời trang

2.2. Màu sắc ưu tiên sử dụng của CV 

Màu sắc ưu tiên sử dụng của CV
Màu sắc ưu tiên sử dụng của CV

Có 2 kiểu ưu tiên khi lựa chọn màu sắc cho CV Producer đó là: dùng màu sắc theo phản xạ tích cực của mắt và dùng màu sắc theo cá tính âm nhạc bản thân. Với cách thứ nhất, các màu sắc mà bạn ưu tiên sử dụng sẽ là trắng, xanh da trời và xanh lá cây nhạt. Đây là những màu sẽ tạo cảm giác dịu, dễ chịu với mắt. Nó sẽ khiến khả năng đọc thông tin dễ dàng hơn, đồng thời chúng cũng là loại màu sắc dễ kết hợp phông chữ và màu chữ nhất trên CV. Còn với cách thứ hai, ứng viên sẽ tùy thuộc vào phong cách âm nhạc của mình để chọn màu. Giả dụ bạn thích nhạc rock, nhạc EDM sôi động có thể dùng các gam màu kết hợp như vàng - đen, đỏ - xanh, .... những gam màu có sự nổi bật và tương phản rõ rệt. Hay bạn thích nhạc acoustic, nhạc indie nhẹ nhàng thì có thể dùng gam màu bay bổng hơn như các màu pastel hồng, xanh, tím, … 

Tuy nhiên các bạn nên lưu ý màu sắc phải thực sự liên quan và khớp với tổng thể phong cách thiết kế CV mà bạn đã lựa chọn. Tránh việc bị màu mè, hoa lá dẫn đến cái nhìn mất thiện cảm của nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV producer của bạn. Đồng thời màu chữ cũng phải nổi lên hẳn màu nền CV để không cản trở việc tiếp nhận thông tin. 

3. Một số lưu ý khi tạo CV Producer  

3.1. Về trình bày văn bản

Về trình bày văn bản
Về trình bày văn bản

Cuối cùng một chi tiết nữa mà bạn cần để ý khi viết và tạo CV Producer đó chính là cách trình bày văn bản. Thông thường người ta sẽ ưu tiên sử dụng các phông chữ trong CV quen thuộc, dễ nhìn như times new roman, arial hay Calibri. Tuy nhiên trong trường hợp bạn tự thiết kế mẫu CV của mình cũng có thể chọn kiểu font chữ khác sao cho thống nhất với thiết kế của CV. Mặc dù vậy nhưng tiêu chí chọn font chữ vẫn là loại font đã được Việt hóa (có thể trình bày văn bản không bị lỗi font) với một kích cỡ chữ tương xứng với phần diện tích có sẵn của CV. Nếu như bạn đã có một phần cấu tứ CV truyền thống thì cỡ chữ trong CV có thể để là 14 - 16 còn nếu bạn sở hữu một kết cấu CV độc đáo với nhiều infographic có thể thu nhỏ chữ lại để đạt độ thoáng nhất định. 

Bên cạnh đó thì CV Producer cũng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định của việc trình bày CV như có căn lề, có đầu CV và chân CV để CV không bị “cụt”. Hay CV được trình bày chia cột thì nội dung ở các cột phải được chia đồng đều, tránh để cột thụt ra, cột lùi lại làm mất thẩm mỹ của CV. CV producer cũng ưu tiên trình bày ngắn gọn chỉ từ 1 - 2 trang, có thể phần nào dùng được infographic thay thế thì nên dùng. 

3.2. Về hình thức in ấn 

Về hình thức in ấn
Về hình thức in ấn 

Khi đã có một bản thiết kế CV Producer hoàn hảo bạn có thể thực hiện việc in ấn. Tuy nhiên trước khi mang đi in hay soát lại toàn bộ để đảm bảo rằng CV không có lỗi gì từ trình bày đến lỗi chính tả. Tiếp đó các bạn hãy lưu nó dưới định dạng và độ phân giải nét nhất. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì định dạng PDF là định dạng phù hợp nhất cho việc in ấn CV được rõ nét từ hình ảnh đến phần text. Vậy nên các bạn có thể ưu tiên lưu lại dưới định dạng này. Chất lượng giấy in và màu in cũng phải được lựa chọn với chất lượng tốt nhất. 

CV Producer không chỉ thể hiện giá trị con người bạn mà nó còn cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng như sự trân trọng cơ hội làm việc. Càng những producer chuyên nghiệp thì CV của họ lại càng được “makeup” từ A - Z hoàn hảo hơn. Cho nên đừng bao giờ “bủn xỉn” cho việc in ấn chiếc CV của mình. 

3.3. Nguồn mẫu CV Producer đẹp 

Nguồn mẫu CV Producer đẹp
Nguồn mẫu CV Producer đẹp 

Ngoài việc tự thiết kế thì ứng viên có thể tìm kiếm các mẫu có sẵn trên mạng để tải về mà sử dụng. Tuy nhiên ứng viên thường lo sợ rằng các mẫu CV Producer sẵn lại chung chung với tất cả các ngành nghề cũng như giống với các ứng viên khác. Vì thế chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một kho CV lý tưởng đó chính là timviec365.vn. Tại đây các bạn có thể tìm kiếm đúng CV Producer theo đúng phong cách mà bạn yêu thích. Sau đó các bạn có thể tùy chỉnh để thay đổi nội dung sao cho phù hợp với bản thân mình. Các mẫu CV này hoàn toàn miễn phí từ việc sử dụng lẫn tải xuống. Định dạng được tải xuống sẽ là PDF cho nên rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa và in ấn.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cũng như hướng dẫn về các viết và thiết kế CV Producer. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn ứng tuyển thành công vị trí công việc nhà sản xuất âm nhạc mà mình mong muốn. 

Bản mô tả công việc producer cực chi tiết với mọi lĩnh vực!

Producer là gì và công việc ra sao? Các bạn hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây. Hiểu hơn về producer là gì cũng là cách giúp bạn có thể có được một bản CV hoàn hảo nhất để ứng tuyển. Click và đọc ngay nhé! 

Producer là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;