Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 08 năm 2024
Con người chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên cảm tính mà thường chưa suy nghĩ đến hậu quả hay kết quả. Con người là những động vật bậc cao giàu tình cảm và xúc cảm, do đó không thể tránh khỏi đôi lúc có những quyết định sai lầm. Tuy vậy, nếu bạn đưa ra các quyết định về kinh doanh thì cần tính đến tất cả những yếu tố xảy ra trước khi đưa ra quyết định nào đó. Do đó, thông qua các Data-Driven Decision Making, bạn có thể đảm bảo mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của mình để đưa ra các quyết định đúng đắn, quyết đoán. Cùng timviec365.vn tìm hiểu “Data-Driven Decision Making là gì?” qua bài viết dưới đây nhé!
Data-Driven Decision Making (viết tắt là DDDM, tạm dịch là đưa ra các quyết định theo hướng dữ liệu), về mặt kỹ thuật, nó được hiểu là sử dụng các số liệu, dữ kiện và dữ liệu để có thể đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu, sáng kiến của tổ chức, doanh nghiệp.
Hay nói theo cách khác, Data-Driven Decision Making là một quá trình gồm phân tích các dữ liệu đã thu thập, từ đó rút ra các hiểu biết sâu sắc, giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức mang lại lợi ích nhất định.
Theo bản chất, việc đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng dữ liệu sẵn có và đã được xác minh, thay vì chỉ dựa vào giả thuyết.
Trong Data-Driven Decision Making có hai thành phần quan trọng quyết định thành công cho doanh nghiệp.
Trước tiên, bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu của bạn ngoài tính chính xác thì còn cần phù hợp với những điều mà bạn đang tìm kiếm để hoàn thành mục tiêu của mình.
Nếu bạn đưa ra các quyết định về dữ liệu không chính xác, có thể khiến kết quả kinh doanh của bạn bị tác động và ảnh hưởng khá lớn. Việc phân tích các dữ liệu không liên quan đến các mục tiêu của bạn khiến doanh nghiệp của bạn hoạt động kém hiệu quả và phải đối mặt với những vấn đề lớn.
Thành phần quan trọng thứ hai, doanh nghiệp của bạn cần có một văn hóa dữ liệu (data culture) khuyến khích nhân viên của mình xây dựng suy nghĩ tư duy phản biện.
Bởi trong thế giới hiện nay, ngoài quyền truy cập vào dữ liệu chính xác, thì doanh nghiệp cần có một nền văn hóa thúc đẩy mọi người tò mò, biết cách tư duy, phản biện về cách sử dụng thành công các nguồn dữ liệu là một thành phần của Data-Driven Decision Making.
Việc đưa ra các quyết định theo hướng cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin chi tiết và có thể dự đoán dữ liệu theo thời gian để tối ưu hóa các hiệu suất của họ. Do đó, họ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên sự thành công của các chiến lược khác nhau.
Chúng ta cùng khám phá các vai trò quan trọng nhất của Data-Driven Decision Making.
Dữ liệu có vai trò cốt lõi quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về tính nhất quán và tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Đưa ra các quyết định dựa trên có sở dữ liệu giúp doanh nghiệp trau dồi những hiểu biết quan trọng dựa trên hoạt động, chức năng của các nhân viên trong phòng ban, bộ phận.
Các dữ liệu được thực hiện theo trình từ nhất quán cho phép bạn có thể thiết lập các tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển và tiến bộ hơn trong khoảng thời gian sắp tới. Đây là những thành phần quan trọng quyết định thành công lâu dài của doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số.
Các quyết định kinh doanh theo hướng dữ liệu có thể tạo ra sự thành công của công ty hoặc hủy hoại công ty đó. Đây chính là minh chứng cho việc doanh nghiệp đưa ra quyết định cho việc trực quan hóa dữ liệu trực tuyến.
Theo một khảo sát của giáo sư Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee của trường MIT Sloan of Management đã thực hiện một cuộc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra trong số các công ty được khảo sát, những công ty dựa vào các quyết định theo hướng dữ liệu hưởng từ năng suất cao hơn 4% và lợi nhuận cao hơn 6%.
Các thông tin chi tiết về kỹ thuật số giống như một tài sản đích thực, bạn cần nuôi dưỡng các văn hóa giáo dục theo hướng dữ liệu – hệ sinh thái thương mại, giúp mọi người tận dụng hết khả năng tìm kiếm các thông tin của mình để tìm kiếm thông tin và đổi mới cách vận hành.
Việc bạn đưa ra các quyết định theo hướng dữ liệu giúp bạn tìm kiếm và khám phá thêm nhiều chiến lược và cơ hội kinh doanh mới, hấp dẫn và thú vị hơn. Khi đi sâu vào các dữ liệu trực quan, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về các hoạt động cốt lõi của toàn doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hơn về kinh doanh.
Được cung cấp các thông tin chuyên sâu giúp bạn cải thiện khả năng phán đoán và dự đoán của mình, giúp bạn khám phá ra những có hội mới để mở rộng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra sự gắn kết chuyên nghiệp và phát triển cải tiến giúp bạn có lợi thế lớn trên “đường đua” của thị trường kinh doanh.
Khi bạn làm việc, tư duy phản biện và quản lý các quyết định theo hướng dữ liệu, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba trong doanh nghiệp.
Dù bạn đưa ra các tài chính, chiến lược bán hàng theo hướng dữ liệu hay những sáng kiến mới, bạn cũng cần dựa vào các nguồn dữ liệu để hoàn thành KPI và cải thiện giao tiếp qua hình ảnh toàn diện.
Khi đưa ra các quyết định theo hướng dữ liệu liên kết, các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp của bạn dễ dàng chia sẻ các thông tin chi tiết và thực hiện các chiến lược dễ dàng, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hơn.
Vai trò cuối cùng và cũng đóng vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp, đó là lợi ích của Data-Driven Decision Making giúp doanh nghiệp của bạn có thể thích ứng công việc trong mọi hoàn cảnh.
Bằng việc nắm bắt được những dữ liệu trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp của bạn có thể phát triển ngày càng lớn mạnh theo thời gian và dễ dàng thích nghi với sự biến động của thị trường. Thời đại kỹ thuật số luôn thay đổi xung quanh chúng ta và các thị trường luôn biến động liên tục, vì vậy bạn cần tận dụng các nguồn dữ liệu của mình để đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và mạnh mẽ.
Bạn có thể kết hợp với các công cụ quản lý công việc và công cụ đưa ra quyết định theo hướng dữ liệu để kết nối và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thời đại. Bên cạnh đó, bạn sẽ được kết nối với các xu thế mới trên thị trường và tiếp cận các thông tin ở mức độ chi tiết hơn, giúp bạn đưa ra các quyết định để cạnh tranh phù hợp và đem lại lợi nhuận cao.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được Data-Driven Decision Making là gìvà vai trò mà nó đem lại trong doanh nghiệp. Hiện nay, Data-Driven Decision Making ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực như Y tế, Xây lắp thiết bị, Kinh doanh, Giao thông vận tải,... Việc đưa ra các quyết định dựa vào các cơ sở dữ liệu giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định sáng suốt, từ đó có giúp doanh nghiệp phát triển và đem lại doanh thu cao.
Lưu trữ dữ liệu đám mây
Lưu trữ công nghệ đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong mọi lĩnh vực, giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về bảo mật và kho dữ liệu của mình. Click bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin về dữ liệu đám mây và các loại hình dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây hiện nay nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc