Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024
Làm trong lĩnh vực marketing thì các thuật ngữ như CPA, CPM, CPS, CPI hay CPO,... đều là những khái niệm cơ bản và quen thuộc. Thế nhưng, một cách đại chúng và phổ thông nhất thì những “chữ cái” này thực sự khiến cho mọi người khó hiểu. CPA, CPM, CPS, CPI, CPO là gì? Cùng khám phá về ý nghĩa cũng như ứng dụng của các thuật ngữ này trong marketing ra sao qua bài viết dưới đây nhé!
Nhìn thì có vẻ khó hiểu và khá dễ gây “lú” cho người nghe, thế nhưng, những chữ cái này CPA, CPM, CPS, CPI, CPO đều là các ký tự viết tắt của những chữ cái chỉ một phương thức, loại hình quảng cáo hiện nay. Khác với quảng cáo thông thường, các loại quảng cáo được nói đến trong đây đều là các hình thức quảng cáo web. Điều này nhằm mục đích giúp cho các công ty, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn một cách rộng rãi hơn.
Với việc số lượng và thời lượng người dùng internet ngày càng nhiều thì những phương thức này được xem như một cách thức đáng và cần để sử dụng. Đây sẽ là cách nhanh nhất giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng để quảng bá hình ảnh của bản thân mình hơn tới công chúng và thị trường.
Mỗi phương thức quảng cáo trên đều có những ưu, nhược điểm và thời điểm phù hợp để áp dụng riêng. Do vậy, là một marketer thì các bạn cần tìm hiểu rõ ràng và chính xác CPA, CPM, CPS, CPI, CPO là gì để áp dụng một cách hiệu quả nhất cho công ty, doanh nghiệp mình. Các chỉ số này thường xuất hiện khi bạn làm seo marketing.
Xem thêm: Client là gì? Vai trò là Marketer bạn hiểu Client được bao nhiêu
CPA là viết tắt của Cost per Action, là một hình thức quảng cáo mà công ty, doanh nghiệp sẽ bị tính phí khi có bất kỳ một hành động được xem là đủ điều kiện được xảy ra. Điều này có nghĩa là khi người dùng thực hiện click vào banner quảng cáo mà công ty, doanh nghiệp đặt trên một website bất kỳ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà bạn đưa ra thì được xem là quảng cáo thành công và bạn sẽ bị tính phí quảng cáo trong trường hợp này.
- Về ưu điểm: CPA sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Bởi với CPA, chỉ khi thực hiện một hành động đầy đủ các điều kiện thì mới bị tính phí, do vậy, đây sẽ là cách giúp chi phí quảng cáo được đảm bảo trong khả năng chi trả. Thêm vào đó, việc chi phí quảng cáo gắn với việc thực hiện thao tác theo yêu cầu sẽ giúp cho công ty có thể kiểm soát một cách rõ ràng hơn về số lượng khách hàng tiềm năng cũng như hiệu quả quảng cáo ra sao.
- Về nhược điểm: Hình thức quảng cáo dựa trên hành động này chỉ thực sự phù hợp khi bạn có sẵn cho mình một tệp các khách hàng tiềm năng và muốn thực hiện việc quy đổi điều đó ra đơn hàng. Trong trường hợp đó, CPA sẽ là sự chọn lựa tốt nhất dành cho quý vị.
Tuy nhiên, nếu như muốn khách hàng dùng thử sản phẩm thì CPA lại không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Cộng với đó là nếu bạn không có một chiến dịch, cơ chế để quản lý một cách hiệu quả về CPA thì bạn sẽ khó mà biết được liệu CPA có tác dụng với mình hay không.
- Về trường hợp nên dùng CPA: CPA sẽ là cách thức quảng cáo phù hợp nếu như bạn có trong tây tệp khách hàng có khả năng thực hiện việc conservation rate cao. Hay đơn giản là mục tiêu marketing mà bạn hướng đến là những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và đo đếm được. Ví dụ như mục tiêu chuyển đổi thành công 1000 lead thành 1000 đơn hàng chẳng hạn.
CPM hay chính xác là Cost per Mile, tức là cách thức quảng cáo mà công ty, doanh nghiệp của bạn sẽ phải trả tiền theo số lần hiển thị. Nếu như bạn sở hữu một website có lượt người truy cập lớn và các doanh nghiệp đặt quảng cáo trên trang của bạn thì lượt người truy cập vào xem trang web càng nhiều thì số tiền mà bạn nhận được cũng sẽ càng nhiều.
- Về ưu điểm: CPM là phương thức quảng cáo mà khi sử dụng sẽ không mất quá nhiều thời gian để setup cũng như để chạy một chiến dịch CPM. Hơn hết, với việc sử dụng phương thức này thì bạn có thể hoàn toàn tính toán được một cách chi tiết và chính xác nhất về chi phí sử dụng để chạy một CPM.
- Về nhược điểm: Nếu như chiến dịch marketing của bạn hướng đến doanh số, doanh thu hay các đơn hàng, đăng ký sử dụng sản phẩm,... thì CPM sẽ không phải là phương án phù hợp. Với CPM, bạn sẽ khá tốn kém và không hiệu quả nếu sử dụng cho mục đích đó, bởi CPM chỉ là lượt truy cập trang web chứ không hề hướng người dùng tới việc thực hiện các hành động cụ thể. Có nhiều trường hợp người dùng không hề click vào trang web nhưng vẫn hiện lên trên trang web mà họ đang xem.
- Trường hợp nên sử dụng CPM: Bạn chỉ nên sử dụng CPM khi công ty, doanh nghiệp bạn cho ra mắt sản phẩm mới và xây dựng hình ảnh của thương hiệu tới công chúng.
Xem thêm: việc làm digital marketing sự bùng nổ cùng xu hướng phát triển của công nghệ, mạng xã hội, nền tảng kinh doanh trực tuyến, website...
Cost per sale là tên đầy đủ của hình thức quảng cáo CPS. Hình thức quảng cáo này sẽ thu chi phí dùng cho quảng cáo dựa trên doanh số bán hàng. Tức là nếu như bạn thực hiện việc mua hàng trên một web của nhà bán lẻ sau khi thực hiện click vào link liên kết từ một website khác thì nhà bán lẻ đó sẽ trích một phần doanh thu để chi trả cho việc quảng cáo.
- Về ưu điểm: Đây được xem là một hình thức quảng cáo có khả năng đem lại lợi nhuận cao và mức độ rủi ro thấp. Với cách này, chi phí sẽ chỉ được tính nếu như có đơn hàng thành công được bán ra. Do vậy, bạn sẽ đảm bảo được khả năng mua hàng và chi trả tiền quảng cáo.
- Về nhược điểm: Cần có một hệ thống dùng để đo lường một cách chính xác và hiệu quả nhất. Bởi nếu không, việc đánh giá sai CPS và trách nhầm các Publisher là điều rất dễ xảy ra.
- Trường hợp nên sử dụng: CPS sẽ là hình thức quảng cáo phù hợp với những công ty, doanh nghiệp có sự hạn chế về mặt kinh phí. Thêm vào đó là một sự đo đếm chính xác về số lượng các đơn hàng.
Xem thêm: Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm chạy quảng cáo của các doanh nghiệp, công ty lớn, nhỏ là rất lớn, dịch vụ chạy quảng cáo cũng rất phát triển
CPI hay Cost per Install, là phương thức quảng cáo thanh toán khi cài đặt. Điều này có nghĩa là chỉ một sự hợp tác trong kinh doanh. Nhà cung cấp các phần mềm, ứng dụng sẽ trả chi phí quảng cáo cho trang web đăng tải link quảng cáo về ứng dụng và người dùng thực hiện việc cài đặt ứng dụng đó.
- Về ưu điểm: CPI là hình thức quảng cáo có khả năng đo đếm một cách chính xác nhất và nhanh nhất về số lượng người tải ứng dụng về.
- Về nhược điểm: Chi phí để sử dụng CPI là một bài toán với rất nhiều doanh nghiệp bởi sự cạnh tranh trên nền tảng di động đang khá lớn. Thêm vào đó, đôi khi người dùng chỉ tải chứ chưa thực sự sử dụng hay trở thành user. Vì thế, bạn sẽ phải đối mặt với việc mất phí nhưng không hiệu quả. Chưa kể đến trường hợp lượt tải của bạn quá thấp và thứ hạng ứng dụng trên chợ ứng dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn.
- Trường hợp sử dụng: Bạn nên sử dụng CPI khi muốn quảng cáo một ứng dụng, phần mềm di động hay các nội dung số khác,...
CPO chính là Cost per order. Hình thức quảng cáo này sẽ bị tính phí khi kết thúc bằng một đơn hàng. Không chỉ là một hình thức quảng cáo, CPO còn là một mô hình về hoa hồng phù hợp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Về ưu điểm của CPO: Hình thức quảng cáo này sẽ cung cấp sẵn cho người dùng một landing page. Người truy cập sẽ không quá khó khăn để có thể thực hiện các thao tác trên đây, bởi landing page được xem như một bước cuối cùng trong các bước thực hiện việc mua hàng của khách hàng.
Bên cạnh đó còn có Pre-landing Page. Phần này được tạo ra nhằm thu hút được sự chú ý từ khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt là khiến khách hàng có lòng tin vào thương hiệu của bạn hơn. Các chỉ số trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí Marketing, tuy nhiên nó cũng là những chỉ số đo lường phản ánh được mức độ hiệu quả của chiến dịch.
Trên đây là những thông tin chi tiết về CPA, CPM, CPS, CPI, CPO. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được CPA, CPM, CPS, CPI, CPO là gì và có thể ứng dụng tốt trong chiến dịch marketing của công ty, doanh nghiệp mình nhé!
Xem thêm: Chuyên viên phát triển sản phẩm - Việc làm hấp dẫn lương cao
Các khẩu hiệu hay - Top slogan đơn giản nhưng chạm tim người đọc
Khẩu hiệu hay slogan được biết đến là một phần quen thuộc và quan trọng trong một chiến lược marketing của một thương hiệu hiện nay. Việc ghi nhớ slogan sẽ đồng nghĩa với sự ghi nhớ về thương hiệu. Do vậy, sáng tạo và lựa chọn được các khẩu hiệu hay, ấn tượng là điều mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng hướng tới và mong muốn có được. Dưới đây sẽ là top các khẩu hiệu hay và làm nên tên tuổi của những thương hiệu nổi tiếng. Cùng khám phá với Phương Anh qua bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc