Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Client là gì? Vai trò là Marketer bạn hiểu Client được bao nhiêu?

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nói về cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai không thể không nhắc tới Marketing – lĩnh vực tiềm năng cả ở hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường  phải duy trì, nâng cao con số khách hàng trung thành với doanh nghiệp từ khách hàng tiềm năng. Để đạt được thành quả này, doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng chiến lược Marketing hiệu quả đưa sản phẩm tiếp cận tới khách hàng, cho họ thấy được công dụng, tính năng đặc biệt của sản phẩm để thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng. Trong Marketing có hai mảng được phân chia rõ rệt là Client và Agency, mỗi mảng lại đảm nhận công việc riêng nhưng vẫn nhằm hướng tới mục đích chung là thu hút khách hàng. Một Marketer phải nắm rõ Client là gì? Agency là gì? để định hướng công việc phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. 

 

1. Client là gì, bạn hiểu được bao nhiêu? 

client là gì
Client là gì?

Một sinh viên ngành Marketing với kiến thức cơ bản được đào tạo trên trường liệu có biết thuật ngữ chuyên ngành của Marketing tồn tại khái niệm về Client hay không? Marketing là một trong ngành nghề hiện nay đang được theo đuổi bởi rất nhiều mầm non trẻ tài năng. Theo khảo sát thực tế cho thấy tại các trường Đại học kinh tế điển hình như Trường Đại học Thương Mại – ngôi trường đào tạo các chuyên ngành kinh tế chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là một trong những ngôi trường đầu tiên đào tạo Marketing hiện đang có điểm số tuyển sinh vào ngành Marketing cao nhất. Vì vậy nên khoa Marketing đại học Thương Mại mặc dù điểm đầu vào cao nhưng tỷ lệ thí sinh đăng ký thì cực kì đông đảo. Học tập trên trường cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho quá trình tiếp thu với kiến thức mới sau này, trong đó khái niệm về Client là gì? là một khái niệm cần tìm hiểu trước tiên để bạn định hướng trước được công việc trong ngành bởi Marketing bao gồm rất rộng công việc, cơ hội việc làm trong ngành cũng không thiếu, điều quan trọng là bạn đam mê, thích thú và nếu bạn có thắc mắc Marketing có những mảng nào thì bạn có thể đọc tại đây. 

Client trong tiếng Anh có nghĩa là khách hàng và cụ thể trong Marketing, Client chính là khách hàng của Agency – một thuật ngữ tiếp theo trong Marketing sẽ được tìm hiểu tại phần sau. Theo đó định nghĩa này bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhưng lại không trực tiếp tiến hành thực hiện Marketing quảng bá sản phẩm tới khách hàng mà thuê các công ty thuộc mảng Agency (công ty truyền thông) thực hiện dịch vụ Marketing cho mình theo yêu cầu của mình. Các công ty lớn điển hình trong mảng này hiện đang có mặt tại Việt Nam là Unilever Việt Nam, P&G Việt nam, Coca Cola và Pepsico,… 

Trong công ty hoạt động theo mảng Client, nhân lực chính làm việc tại mảng này hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty. Tuy nhiên do công ty chú trọng hơn về các dòng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và hệ thống phân phối mang sản phẩm đến với người tiêu dùng. Vậy nên khi lên chiến dịch Marketing lớn để sản phẩm tiếp cận khách hàng, để ngày càng có nhiều người biết đến, mua và sử dụng sản phẩm của họ nhằm tạo ra lợi nhuận, đội ngũ nhân sự lại không đủ để thực hiện hoặc chưa đủ khả năng đảm nhận tốt mọi quy trình bởi chuyên môn chưa sâu về mảng Agency, lúc này chính là lúc mà Client cần tới Agency với hoạt động thuê ngoài dịch vụ Marketing. 

2. Làm Client tại một trong các vị trí thuộc Marketing

các vị trí trong client là gì
Các vị trí làm việc trong Client 

Người làm Client có thể đảm nhận rất nhiều các vị trí công việc trong ngành, có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm vì thế đặc trưng nhân sự trong ngành có khả năng quản lý và tầm nhìn sâu rộng, họ biết thực hiện nhiều hoạt động với các vị trí công việc hấp dẫn nhiều bạn trẻ theo đuổi, cụ thể là:

2.1. Brand Manager – Quản trị thương hiệu 

Thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động phát triển của doanh nghiệp vì vậy người làm thương hiệu được yêu cầu là cá nhân phải có tư duy phân tích dữ liệu, nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là những kinh nghiệm “chinh chiến” thực tế, hiểu về thị trường, hiểu về nhãn hàng mình đang quản lý. Họ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc thương hiệu của các nhãn hàng để định vị chúng trong tâm trí khách hàng tiềm năng (brand positioning)

Công việc của họ không chỉ mỗi chú trọng tới thương hiệu mà họ còn phải thực hiện nhiều công việc khác hỗ trợ đưa sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp có dấu ấn với người tiêu dùng là phân tích báo cáo nghiên cứu thị trường, điều tra thu thập ý kiến của khách hàng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn,… sau đó là làm việc với Agency với các phòng ban khác để thực hiện chiến dịch Marketing hiệu quả nhất. 

Xem thêm: AIDA là gì? Vai trò của mô hình AIDA trong ngành Quảng cáo

2.2. Trade Marketing Manager 

Nếu như Brand Manager tập trung cho chiến lược thương hiệu thì Trade Marketing Manager lại đảm nhận vai trò đưa sản phẩm mang thương hiệu ấy đến với khách hàng. Nhiệm vụ của họ là xây dựng chiến lược thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng, lên ý tưởng, xây dựng và triển khai chiến lược đó. Trong 4P của Marketing bao gồm Product – Price – Place – Promotion, Trade Marketing Manager tập trung vào 2P – Product và Place. Brand Manager và Trade Marketing Manager có mối liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu chính. Brand Manager tạo thị phần, mở rộng khách hàng hỗ trợ Trade Marketing Manager đẩy nhanh sản phẩm tăng doanh số bán hàng. 

Vị trí bắt đầu để trở thành một Trade Marketing Manager thực thụ là Sales, đảm nhận tốt các công việc tại vị trí này, cơ hội vươn xa chỉ trong nay mai, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào khả năng quản lý, kiến thức chuyên môn, năng lực làm việc thực tế mà nhà quản trị cân nhắc.

Tuyển dụng trade marketing

2.3. Market Research & Analytics Manager – Quản lý phân tích & nghiên cứu thị trường 

Đây là phần công việc không chỉ hữu ích với công ty theo mảng Agency mà các Client cũng cần tập trung tiến hành, đặc biệt với các công ty lớn với nhiều chủng loại sản phẩm như một số tập đoàn lớn tại Việt Nam kể trên có hẳn một phòng ban làm việc nghiên cứu riêng, để không chỉ nhận kết quả Marketing từ bên Agency mà họ còn chủ động tích lũy data nội bộ, tự tìm kiếm khách hàng cho mình. 

Họ là những người anh hùng thầm lặng đứng sau thành công của các chiến dịch Marketing. Brand Manager và Trade Marketing Manager cần sự hỗ trợ từ các dữ liệu đã phân tích và đề xuất ra những thông tin hữu ích để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Market Research & Analytics Manager tiếp theo họ lại tiến hành công việc trong thầm lặng, xây dựng và thực hiện các dự án để nghiên cứu thị trường, tổng hợp thành một “list” data và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch. 

2.4. Media Manager – Quản trị truyền thông 

Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng trong và ngoài phạm vi kinh doanh thông qua công tác truyền thông thương hiệu. Công việc của họ là xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả, phù hợp với thương hiệu, định vị thương hiệu trong khách hàng, làm việc với các Agency truyền thông để họ tiến hành triển khai công việc theo như kế hoạch đã xây dựng. 

2.5. Các Interns – Thực tập sinh

Để tạo cơ hội cho sinh viên cũng như để doanh nghiệp tìm kiếm nhân tài trẻ trong tương lai, vị trí Interns tại các tập đoàn đa quốc gia luôn dang rộng vòng tay chào đón bạn trẻ đam mê Marketing, thử sức với công việc thực tế, vận dụng luôn được kiến thức trong quá trình học tập vào công việc thực, sản phẩm thực. Tuyển dụng nhân lực vào vị trí Interns – thực tập sinh không phải để bạn làm công việc của một nhân viên tạp vụ mà bạn sẽ được trực tiếp hỗ trợ công việc cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp  trong cùng phòng ban, được làm việc theo các dự án riêng biệt để thực thi các chiến lược cụ thể. 

Đây thực sự là cơ hội thuận lợi để sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm việc trong thực tế để có cái nhìn bao quát nhất về Marketing, định hướng công việc trong tương lai. Để ứng tuyển vào vị trí này các bạn cần cv thực tập sinh MarketingDù bạn là thực tập sinh, bạn vẫn cần phải ghi chép đầy đủ các kỹ năng và hiểu biết của mình.

Tạo CV online

3. Agency là gì? Điểm khác nhau giữa Agency và Client 

điểm khác nhau giữa agency và client là gì
Client là thượng đế của Agency 

Agency là các công ty dịch vụ truyền thông làm việc chủ yếu về quảng cáo cung cấp các dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty, nhãn hàng, nhà sản xuất theo mô hình chuyên nghiệp giúp họ tiếp cận được tập khách hàng lớn. Trong chiến lược Marketing Mix 4P bao gồm: Product – Price – Place – Promotion, công ty Agency chịu trách nhiệm thực hiện tốt chữ P cuối cùng. 

Agency là mảng Marketing hiện nay đang nở rộ thu hút sự tham gia của đa số các bạn trẻ đam mê chạy quảng cáo cả trong và ngoài ngành. Để hành nghề bạn cần am hiểu đôi chút về kỹ thuật, bởi vậy mà kể cả những cá nhân học về công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng không nằm ngoài sức sút của mảng công việc năng động, sáng tạo này. 

Sự ra đời của Agency tạo thêm cơ hội mới cho doanh nghiệp hoạt động trên thị trường kinh doanh cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng (consumer), giúp chiến lược kinh doanh của họ đa dạng hơn. Doanh nghiệp không cần chủ động tìm kiếm khách hàng mà thông qua các hoạt động của công ty Agency, khách hàng tiếp nhận thông tin sản phẩm, kích cầu khiến họ chủ động liên lạc với doanh nghiệp tìm mua sản phẩm. 

Công ty Client là môi trường mà ở đó các Marketer là người tham gia vào khâu tạo sản phẩm, phát triển sản phẩm, sáng tạo thương hiệu cho sản phẩm và làm sao để đưa chúng tới tay người tiêu dùng. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quy trình Marketing một cách tốt nhất thông qua việc trực tiếp lên kế hoạch, triển khai từ quảng cáo tới truyền thông và làm việc với các đối tác liên quan để đạt được mục tiêu cuối cùng. Client là bộ phần quan trọng góp mặt trực tiếp vào chiến lược phát triển doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, định hướng và quyết định một phần không nhỏ tới hiệu suất kinh doanh. 

Nếu Client chỉ hoạt động trong phạm vi sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng chỉ quan tâm tới loại sản phẩm đó hoặc mở rộng tìm kiếm thêm khách hàng trong tập khách hàng tiềm năng thì Agency lại có quy mô hoạt động rộng hơn, các Marketer được tiếp xúc với khá nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mảng Agency chỉ yêu cầu bạn dành sự quan tâm vào một mảng chuyên môn cũng như dự án mà mình nhận được. Từ đó, nghiên cứu đưa ra lời tư vấn và gợi ý cho khách hàng – các công ty Client. Đây cũng chính là khó khăn mà Agency đối diện khi phải làm hài lòng Client khó tính. 

Việc làm Marketing tại Hà Nội

4. Nên chọn Client hay Agency để theo đuổi?

client là gì để chọn
Nên chọn Client hay Agency để theo đuổi?

Mỗi người một đam mê, mỗi người một sở thích và có năng lực làm khác nhau vì thế nếu chưa được làm việc thực tế thật khó để người lao động lựa chọn được công việc phù hợp. Với người đam mê Marketing, khi đứng trước ngã rẽ một bên là Agency, bên còn lại là Client khiến họ mông lung không biết đâu mới là lĩnh vực phù hợp nhất với mình. Làm việc ở Client hay Agency được – mất gì? 

Nếu chọn Client, bạn sẽ được tham gia vào tất cả các hoạt động từ giai đoạn lên ý tưởng sản phẩm đến đưa sản phẩm ra thị trường giúp bạn có được nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên công việc nào cũng có áp lực, với Client, áp lực về mục tiêu doanh doanh số, cạnh tranh với đối thủ khiến họ luôn theo sát lượng sản phẩm bán ra từng giờ, từng ngày. Vì vậy nếu làm ở vị trí này, khả năng sáng tạo của bạn bị hạn chế mà chủ yếu tập chung cho quản lý và liên kết công việc giữa nhiều phong ban, đối tác. 

Còn với Agency, công việc trong mảng này chỉ tập trung chủ yếu vào chuyên môn cụ thể, không đòi hỏi phải có “ba đầu sáu tay” để thực hiện nhiều việc. Các Agency-er được thỏa sức sáng tạo, thể hiện tính năng động, phát huy thế mạnh, cập nhật xu hướng mỗi ngày mà không hạn chế ý tưởng. Họ sẽ được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau. Người làm Agency nói chung là ít áp lực hơn Client ở phần ra quyết định một chiến lược phù hợp nhưng họ lại luôn phải cố gắng chiều lòng thượng đế Client. 

Từ đó, lời khuyên cho lao động ngành Marketing, nếu đang ở độ tuổi thanh xuân, có nhiều năng lượng, tinh thần năng động đang ở giai đoạn chín muồi, chưa bị ràng buộc bởi các mối quan hệ xung quanh bạn cần được làm việc trong môi trường trẻ trung bạn nên chọn Agency. Trong môi trường này, bạn không bị gò bó trong giới hạn phạm vi hoạt động, được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Client, nhận lấy nhiều kinh nghiệm làm việc khi được thử thách bởi Client. 

Khi đã cảm thấy, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của mình đã cứng cáp, muốn có mức thu nhập cao hơn hãy nghĩ tới việc làm cho Client. Lúc này khi sang làm cho Client, công việc bạn vận hành sẽ thuận lợi hơn khi đã xây dựng được nhiều mối quan hệ, trong suốt thời gian hoạt động mảng Agency đã quá quen thuộc với tâm lý khách hàng, cách tiếp cận khách hàng tạo điều kiện phát triển sự nghiệp chuyên sâu.

Xem thêm: 5 công cụ xúc tiến trong marketing doanh nghiệp không thể bỏ lỡ.

Tìm việc

Đến đây câu hỏi Client là gì đã được giải quyết. Hy vọng rằng trong suốt quá trình tiếp nhận thông tin qua bài viết trên đây, Timviec365.vn đã cung cấp được nhiều điều bổ ích tới độc giả. Để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hữu ích mỗi ngày, đừng quên dành chút thời gian truy cập trang web Timviec365.vn để không bỏ lỡ nhiều điều thú vị nhé!

Xem thêm: Khi triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cần tuyển nhân viên thị trường. Nhân viên thị trường với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay công việc này ngày càng phổ biến giúp giải quyết về đề việc làm cho rất nhiều người lao động.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;