
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phạm Thu Phương
Bạn đã từng nghe đến khái niệm hạch toán chiết khấu thương mại bao giờ chưa? Để kinh doanh lớn và đảm bảo hàng hóa không bị tồn đọng trong kho thì một trong những phương pháp tối ưu trong kinh doanh là thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại để thu hút khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn và lời cao. Vậy để hiểu thêm được các thông tin xoay quanh hạch toán chiết khấu mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.
Hạch toán chiết khấu thương mại được hiểu là khi bạn mua hàng với số lượng lớn với mục đích kinh doanh thì sẽ được công/ doanh nghiệp giảm giá cho lần mua hàng đó và những lần mua hàng tiếp theo.
Hạch toán chiết khấu thương mại được được phân chia ra thành các hình thức hay điều kiện để có thể sử dụng phù hợp với các tính huống, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi công ty sẽ có những quy định khác nhau về hạch toán chiết khấu thương mại. Tuy nhiên thông thường sẽ có 4 hình thức hạch toán chiết khấu thương mại đó là:
- Chiết khấu thương mại từ lần đầu tiên khi mua hàng hoặc từng lần mua hàng
- Chiết khấu thương mại thực hiện sau nhiều lần mua hàng để đủ tiêu chuẩn được chiết khấu hàng hóa và được lập hóa đơn chiết khấu riêng.
- Lập hóa đơn riêng cho trường hợp chiết khấu thương mại trong trường hợp lần mua hàng cuối cùng - đủ điều kiện hạch toán chiết khấu thương mại
- Chiết khấu thương mại được tính theo từng kỳ và sau tất cả các quá trình mua bán hàng hóa.
Các phương tiện, căn cứ để kế toán có thể thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại bao gồm những gì?
Đối với bên bán hàng thì nên áp dụng theo các tài khoản được quy định trong thông tư 200 và thông tư 133 như sau:
- Tài khoản 521 - tài khoản khấu trừ hay giả trừ doanh thu sau khu đã thực hiện công đoạn hạch toán chiết khấu thương mại
- Tài khoản 511- số tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ.
Hạch toán chiết khấu thương mại để có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh - tài chính của một công ty đang ở mức độ nào? Vì trong thực tế chiết khấu thương mại là một chiến lược để có thể phát triển mở rộng các mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty kinh doanh và khách hàng. Tuy nhiên đây cũng có thể là một trong những giải pháp tạm thời cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho của công ty.
Quá trình kinh doanh luôn luôn biến động vì vậy mà việc làm hạch toán chiết khấu thương mại cũng thay đổi theo sự biến động đó. Cụ thể là khi hạch toán chiết khấu thương mại công việc của kế toán cũng có sự linh động để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Căn cứ vào thông tư số 39 năm 2014 về giá trị gia tăng hàng hóa đối với hàng chiết khấu thương mại tại điểm 2.5, ở khoản 2, trong phần phụ lục 4 có quy định như sau: Các trường hợp cần có hóa đơn chiết khấu thương mại đó là khi người mua hàng được chiết khấu theo từng lần mua hàng; Khi người mua mua hàng với số lượng lớn hàng hóa, khi chương trình khuyến mại kết thúc và phải viết hóa đơn chiết khấu thương mại cuối kỳ khuyến mại.
Dựa vào 3 trường hợp được phân chia như trên có thể thấy được hóa đơn cần được bảo đảm ghi đầy đủ các nội dung trong trường hợp 1 - chiết khấu hàng hóa áp dụng cho từng lần mua được ghi trong hóa đơn như thế nào? Nội dung chính của hóa đơn chiết khấu thương mại cho từng lần mua cần đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau:
- Thông tin hàng hóa bao gồm các nội dung chính được ghi như sau: Số thứ tự, mặt hàng được mua, đơn vị tính các loại mặt hàng, đơn giá - giá cho từng loại sản phẩm.
- Hóa đơn ghi nội dung giá bán đã bao gồm giá trị chiết khấu của sản phẩm hàng hóa.
- Thuế giá trị gia tăng chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số giá trị hàng hóa.
- Tổng số tiền có ghi trên hóa đơn thanh toán của hàng hóa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn mà kế toán sử dụng để thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại với các nội dung như trên cần đảm bảo thông tin phải chính xác một cách tuyệt đối. Và đặc biệt là phải dựa theo quy định của pháp luật theo thông tư 200 và 133 có quy định về vấn đề này.
Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với trường hợp bên mua hàng được chiết khấu - giảm giá đối với một số lượng lớn các mặt hàng ngay trong lần mua hàng đầu tiên thì cách hạch toán chiết khấu thương mại được thực hiện như sau:
Bạn một bộ máy giạt với tổng giá trị là: 11.500.000 trong chưa bao gồm thuế, trong đó giá chiết khấu thương mại đối với sản phẩm này là được chiết khấu 15% (1.725.000)
Vậy giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 11.500.000 - 1.725.000 = 9.775.000 đồng. Trong đó, tiền thuế giá trị gia tăng phải trả cho hóa đơn này đó là 10% = 977.500 đồng. Như vậy, giá bán đã bao gồm chiết khấu thương mại là: 9.775.000, số tiền thuế giá trị gia tăng trên tổng số giá trị hàng hóa là 977.500, tổng giá trị hàng hóa khách hàng phải trả là: 10.752.500.
Trường hợp thứ 2: Để được hưởng giá chiết khấu thì người mua hàng cần đảm bảo số lượng hàng hóa được mua hoặc phụ thuộc vào doanh số hàng hóa. Cụ thể người mua hàng có thể mua loại hàng hóa đó thành nhiều lần cho đến khi họ đạt được điều kiện mua đủ số lượng hàng hóa để được giá chiết khấu đó.
Chính vì vậy, việc lập hóa đơn đối với trường hợp 2 này được chia ra làm hai trường hợp khác nhau, phụ thuộc vào số tiền thanh toán cuối cùng của sản phẩm đó thấp hơn hay cao hơn so với số tiền được chiết khấu trên tổng số sản phẩm mà khách hàng đã mua.
- Nếu tổng số tiền hàng hóa lần cuối cùng có giá trị thấp hơn so với số giá trị được chiết khấu thì có thể được trừ luôn trong hóa đơn tại lần thanh toán cuối cùng đó.
- Nếu tổng số giá trị hàng hóa của lần cuối cùng có giá trị cao hơn số tiền được chiết khấu trên tổng số sản phẩm được chiết khấu thì cần lập riêng một hóa đơn cho sự thay đổi đó và đính kèm thêm các hóa đơn đã được thực hiện trước đó.
Bạn sẽ hiểu hơn khi tham khảo ví dụ dưới đây: Ví dụ một công ty X có mua 10 bộ bàn ghế của công ty Y với giá chưa chiết khấu là 25 triệu đồng/ bộ bàn ghế đó. Nếu công ty X muốn có được giá chiết khấu là 15%/bộ bàn ghế thì công ty X phải mua 15 bộ.
Số lần công ty X mua hàng hóa của công ty Y được chia ra làm 3 lần khác nhau. Cụ thể lần 1 mua 4 bộ, lần 2 mua 6 bộ và lần 3 là mua 5 bộ bàn ghế với giá chưa chiết khấu là 25 triệu đồng/ bộ vì chưa đủ số lượng hàng hóa để có giá chiết khấu. Chính vì vậy mà công ty X tiếp tục mua hàng đến lần thứ 3 là 5 bộ, lúc này đã đủ 15 bộ bàn ghế với giá chiết khấu là 15%/bộ bàn ghế bằng 3.750.000 đồng/ bộ giá chiết khấu. Và tiền thuế giá trị gia tăng trên từng bộ sản phẩm là 10%.
Như vậy trên hóa đơn lần cuối cùng khi công ty X thanh toán cho công ty Y cần được đảm bảo ghi các nội dung đầy đủ như sau:
- Thông tin hàng hóa về đơn vị, số lượng và đơn giá của sản phẩm đó là 5 bộ, 25 triệu/bộ
- Giá chiết khấu trên từng bộ sản phẩm đó là 3.750.000, tổng số giá được chiết khấu trên 15 bộ sản phẩm đó là 56.250.000 đồng<150.000.000.
- Số tiền đã bao gồm chiết khấu cho tổng số 5 bộ sản phẩm này đó là 93.125.000 đồng
- Số tiền giá trị gia tăng cho tổng số 5 bộ sản phẩm đó là 9362.500 đồng
- Tổng số tiền mà công ty X phải trả cho công ty Y là 102.487.500.
Trường hợp tổng số số tiền chiết khấu nhỏ hơn so với số tiền bạn cần thanh toán cho sản phẩm lần cuối này thì bạn có thể trừ luôn vào trong hóa đơn đó. Trong trường hợp ngược lại bạn cần lập một hóa đơn riêng và ghi rõ các nội dung bắt buộc cần trình bày.
Đối với trường hợp thứ 3 này thay vì sẽ được hưởng chiết khấu ngay từ lần đầu tiên mua hàng hay được hưởng chiết khấu khi đảm bảo số lượng hàng hóa thì người mua hàng sẽ được hưởng chiết khấu thương mại cho đến cuối kỳ khuyến mại đó. Tức là bên bán hàng sẽ hạch toán cho bên mua hàng với giá trị chiết khấu thương mại tại cuối mỗi kỳ khuyến mại.
Đối với hóa đơn trong trường hợp này cũng được trình bày giống như trong trường hợp 2, cần đảm bảo phải lập một hóa đơn riêng trình bày các điều chỉnh thay đổi và kèm theo đó là bảng kê tổng hợp các hóa đơn đã được trình bày trước đó.
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội
Khi hạch toán chiết khấu thương mại là công việc phổ biến mà một kế toán phải đảm nhận. Chính vì vậy trong quá trình hạch toán kế toán cần đảm bảo thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu như sau:
- Sử dụng tài khoản 521 để thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại cho khách hàng nhưng trong trường hợp khách hàng mua hàng hóa với số lượng lớn. Tài khoản 511 dùng để phản ánh số tiền - giá mà khách được giảm trong quá trình mua hàng hóa.
- Trong trường hợp khách hàng được chiết khấu theo từng lần mua hàng thì đơn giá và tổng số tiền được ghi trên hóa đơn sẽ được tính theo số tiền đã được chiết khấu của toàn bộ giá trị hàng hóa đó.
- Trường hợp thứ hai nếu khách hàng mua hàng nhiều lần và phải đạt số lượng - doanh số sản phẩm thì mới được hưởng chiết khấu thì giá chiết khấu sẽ được tính vào lần thanh mua hàng cuối cùng trên hóa đơn mua hàng đó.
- Tùy vào sự ký kết hợp đồng của các bên mua và bên bán hàng có sự thống nhất với nhau về thời hạn thanh toán các khoản chiết khấu vào một thời gian nhất định đã được thỏa thuận trước đó.
Đó là toàn bộ các thông tin xoay quanh chủ đề hạch toán chiết khấu thương mại. Vậy sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã tự trả lời cho mình được câu hỏi hạch toán chi tiết thương mại là gì chưa? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc hoặc cho việc học tập của bạn.
Như vậy thông qua bài viết hạch toán chiết khấu thương mại với các thông tin về từng trường hợp cần hạch toán và cách trình bày hóa đơn trong quá trình hạch toán như trong bài viết, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất và hữu ích nhất. Đừng bao giờ quên các nguyên tắc và những lưu ý khi hạch toán chiết khấu thương mại bạn nhé.
chiết khấu thanh toán là gì
Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề liên quan đến chiết khấu các bạn có thể tham khảo thêm bài viết chiết khấu thanh toán là gì ngay tại đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận