Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khi gặp đồng nghiệp khó tính bạn nên làm gì để ứng phó?

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi hòa mình vào một tập thể bất kỳ đương nhiên không tránh khỏi những mâu thuẫn thường tình. Có người này người kia thì cũng sẽ có người hợp với tính cách của bạn, có người trái tính trái nết với bạn là điều đương nhiên. Sự mâu thuẫn hay khó chịu thường xảy ra ở khắp mọi nơi và phổ biến nhất là ở nơi làm việc. Bởi tại đây chúng ta có những mối quan hệ “cầm chừng” và không tránh khỏi những bất đồng. Những đồng nghiệp khó tính của bạn chính là đầu cơ cho mọi rắc rối. Vậy khi đó bạn sẽ làm gì để đối phó với họ. Hãy cùng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau để nắm được bí quyết ứng xử thông minh nhé.

Môi trường công việc văn phòng nào cũng có người này người nọ. Con người khi đóng vai trò giống như những mảnh ghép của cuộc sống thì khi những mảnh ghép không được đặt đúng vị trí với nhau, ắt sẽ gây ra những sai lệch và có vẻ bức tranh ấy không còn đẹp mắt nữa. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta khéo lựa để mảnh ghép chưa phù hợp với mình có thể về đúng vị trí của nó mà hai bên vẫn giữ được mối giao hảo. Tất cả đều phải nhờ vào sự sắp đặt khéo léo của con người. Trong công việc cũng vậy, luôn có những tranh cãi xuất phát từ những đồng nghiệp khó tính, nhất là đối với mảng việc làm kinh doanh. Họ có thể khó chịu với cuộc chạy đua doanh số của một nhân viên nào đó có thành tích tốt hơn, khó chịu vì người ta tìm kiếm được khách hàng trước mình,... và khó chịu với bất kể điều gì. Những kiểu đồng nghiệp như vậy tuy thật khó ưa nhưng không phải là không có cách để hòa nhập cùng với họ. Một vài lưu ý sau sẽ chỉ cho bạn bí quyết tạo ra bầu không khí hòa bình trước những người đồng nghiệp như vậy.

1. Tránh những điều dễ gây tranh cãi

Tránh những điều dễ gây tranh cãi

Các cụ nói, không có lửa làm sao có khói. Hẳn là khi đồng nghiệp của chúng ta có trở nên khó tính đi chăng nữa thì cũng không phải là vô cớ. Có thể xuất phát từ bản thân chúng ta, họ khó chịu về điều gì đó ở chúng ta chẳng hạn. Ví dụ như bạn vô tình hỏi họ tới chuyện vị khách hàng nào đó khó tính đã gây sự với họ. Chắc chắn giờ phút này đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn thiếu tế nhị khi xen vào công việc cá nhân của người khác. Có thể bạn cũng chỉ quan tâm họ thôi nhưng với người khó tính, họ lại chẳng nghĩ như vậy. Thế nên hãy hạn chế nói tới những tác nhân có thể dễ gây ra tranh cãi nhé.

>>> Xem thêm: Không biến mình thành kẻ ngốc nơi công sở bạn nên biết

2. Ngưng nói chuyện về họ

Ngưng nói chuyện về họ

Những đồng nghiệp khó tính không thích mọi người đem chuyện của mình ra bàn tán. Thế nên bạn hãy tránh bàn tán, xôn xao chuyện của người khác, bản chất của hành động này cũng đã không tốt rồi nên bạn hãy sửa đổi nếu như lỡ vô tình mắc phải lỗi này. Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ, nếu chuyện của bạn bị đem ra làm tâm điểm để cho nhiều người tò mò, tọc mạch, bạn cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thói quen bàn tán, xì xào sau lưng người khác cần được loại bỏ ngay lập tức.

Để sửa đổi thói quen xấu xí này, bạn cần tập trung vào công việc của mình. Khi bạn bận rộn hơn thì bạn sẽ không còn thời gian để nói những chuyện không hay ho về đồng nghiệp.

Khi bạn đã tiết chế được việc bàn tán, chê bai về đồng nghiệp thì bạn hãy phê bình đồng nghiệp thẳng thắn khi họ sai và thử nhìn nhận họ ở những khía cạnh khác và đưa ra lời khen khi cần, không cần nói quá nhiều về họ mà chỉ cần nói về những điều họ đã làm được là đủ.

Việc làm it phần mềm

3. Kiềm chế

Kiềm chế

Khi gặp những đồng nghiệp nóng tính, khó chịu, bạn sẽ phản ứng lại ngay lập tức để xả cơn giận của mình, đây là điều dễ hiểu nhưng bạn cần tránh làm việc này dù đang rất tức giận với họ. Hãy kiềm chế và quay lại trao đổi công việc với họ khi bạn thực sự bình tĩnh và tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết mọi chuyện cùng nhau. Khi giữ được bình tĩnh để nói chuyện thì bạn cũng có thêm cơ hội để hiểu đồng nghiệp của mình hơn là việc có thêm nhiều bất đồng với họ.

Khi gặp phải bất cứ chuyện gì, đừng vội đưa ra bất cứ nhận định nào. Bạn nên xem xét kĩ lưỡng vấn đề ở mọi mặt, lắng nghe đồng nghiệp nói và cùng họ giải quyết công việc. Việc bạn cáu gắt hay nổi giận không làm mọi chuyện khá hơn, hãy bình tĩnh, nghĩ thoáng một chút để hiểu đồng nghiệp của mình thay vì tìm cách phản ứng và chỉ trích họ.

Kiềm chế cũng không đồng nghĩa với việc chịu đựng trong âm thầm. Bạn có thể dành khoảng thời gian để bình tĩnh lại nhưng đừng quá lâu mà phải tìm cách và tìm thời điểm thích hợp để bày tỏ suy nghĩ và quan điểm.

4. Không cố gắng thay đổi đối phương

Không cố gắng thay đổi đối phương

Mỗi người có một cá tính riêng nên không phải muốn thay đổi là được, bạn cũng nằm trong số đó. Điều quan trọng là chúng ra cần tìm ra cách để ứng xử sao cho phù hợp, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải cố thay đổi một ai đó hay cố thay đổi bản thân mình vì đó là việc bất khả thi. Việc này không đồng nghĩa với việc phải nhìn sắc mặt của nhau mà hành xử mà là học cách tôn trọng, thẳng thắn với nhau trong mọi chuyện để công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Làm được những điều đã nêu ở trên chắc chắn mối quan hệ của bạn và vị đồng nghiệp khó tính kia sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Đương nhiên mối quan hệ đồng nghiệp có tốt đẹp thì việc làm của bạn mới thuận lợi và thành công được.

Nếu bạn đang làm những công việc căng thẳng như  việc làm IT phần mềm tại Hà Nội thì việc gặp những đồng đội khó tính sẽ rất rắc rối đúng không? hãy áp dụng phương pháp của chúng tôi để giải quyết rắc rối một cách nhanh nhất nhé.

Việc làm telesales

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;