Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Không biến mình thành kẻ ngốc nơi công sở bạn nên biết

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 10 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Sự hài hước chính là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để cho bạn có thể kết bạn mở rộng mối quan hệ và xây dựng những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.  Tuy vậy thì có những trò đùa hay là sự hài hước đi quá giới hạn cho phép cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn cho mối quan hệ mà bạn chủ đích xây dựng nó với người đồng nghiệp. Thậm tệ hơn cả, bạn chỉ đang tự biến mình trở thành một kẻ ngốc trong mắt đồng nghiệp thay vì họ cảm thấy yêu quý bạn và yêu thích những trò đùa cũng như tính cách hài hước của bạn đấy nhé. 

Do vậy mà rất cần thiết để nắm vững những bí quyết ứng xử nơi công sở để mọi thứ được giữ ở mức hài hòa, cân bằng. Bạn nên tránh những hành vi hay những trò đùa thái quá khiến cho người đồng nghiệp không còn cảm thấy vui nữa mà thay vào đó là cả một bầu tức giận. Đọc bài viết này để xem bản thân mình có đang mắc phải những “lỗi” đó hay không thông qua những hành động và trò đùa “ngớ ngẩn” bạn nhé để hoàn thành tốt công việc làm giờ hành chính được giao và ứng xử tốt với đồng nghiệp. 

bí quyết ứng xử nơi công sở

Muốn tìm việc làm

Bạn là người thường xuyên chia sẻ những thông tin cá nhân

Ai cũng sẽ thừa nhận một cuộc nói chuyện hết sức cởi mở về chủ đề là những cấn đề diễn ra trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta. Vì rằng những chủ đề này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa những người tham gia sẽ trở nên gắn bó, gần gũi hơn bao giờ hết. Nhất là khi bạn đã cố gắng dành trọn vẹn cả 8 tiếng đồng hồ của một ngày làm việc tại văn phòng ở bên những người đồng nghiệp nên việc nói về những câu chuyện đời tư thường ngày cũng chính là một trong những cơ sở giúp bạn và họ có thể tìm hiểu về nhau nhiều hơn và chia sẻ được với nhau những điều thú vị ở trong cuộc sống cá nhân nhiều hơn. Thế nhưng, việc này không đồng nghĩa với chuyện bạn cần phải nói quá nhiều về cuộc sống đời tư của mình như là việc kể lại những chi tiết nhỏ nhặt trong thiên tình sử lãng mạn của bạn, những diễn biến chi tiết trong lần gần nhất bạn và người yêu cãi nhau hay là mặc  nhiên liệt kê ra những thứ mà bạn đi siêu thị thường hay mua. Bởi nói rõ ra những điều đó chẳng để làm gì, nếu như nó không thể hiện được mục đích thiết thực nào đó thì quả thực dần dần bạn đang biến nội dung và tính chất cuộc nói chuyện với đồng nghiệp trở nên quá nhàm chán, không có gì đặc biệt để bàn tới cả. hãy tùy vào những mức độ khác nhau, thường xuyên hay không thường xuyên của những điều bạn muốn nói tới để cân nhắc mức độ chia sẻ. Bằng không, bạn sẽ còn có nguy cơ rất cao trở thành một người bị ghét ở trong công ty đấy nhé.  

Khi bạn thể hiện những hành động quá thoải mái giống như ở nhà

Nếu có thể, vị sếp nào cũng mong muốn nhân viên của mình có thể coi công ty là ngôi nhà thứ hai của họ. Nhưng ở đây điều mà họ mong muốn đó chính là việc nhân viên có thể tâm huyết với công ty như họ đã tâm huyết trong việc xây dựng ngôi nhà của mình vậy. Với bản thân chúng ta cũng vậy, nếu như có thể coi công ty như mái nhà thứ hai thì thực sự là một điều rất tốt vì bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái trong khi làm việc. Duy chỉ có điều bạn nên tránh đó là để cho sự thoái mái của mình đi quá giới hạn cho phép. Chỉ là coi nhưng tuyệt nhiên công ty, văn phòng vẫn mãi không bao giờ là ngôi nhà của bạn. Bạn có thể vô tư thực hiện mọi hoạt động khi ở trong chính ngôi nhà của mình nhưng bạn chỉ có thể thoải mái làm việc ở công ty mà không phải là những hành vi thường ngày nào khác. Đừng làm cho công việc của mình bị ảnh hưởng khi mà bạn mang thói quen cập nhật trạng thái lên facebook khi ở nhà hơn là quan tâm tới những đầu việc cần phải làm. Rất nhiêu công ty đã mang chương trình quản lý nhân viên của mình thông qua việc quản lý gmail hay internet để theo dõi sát sao về hiệu suất công việc của nhân viên thế nên nếu bạn coi công ty như là nhà và làm bất cứ những gì mình thích thì đó là một nguy cơ lớn bạn không còn được làm việc ở trong ngôi nhà thứ hai này nữa đâu.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cho ngày đầu tiên đi làm

những bí quyết ứng xử nơi công sở

Bên cạnh đó, những người đồng nghiệp xung quanh bạn cũng sẽ nhận thức rõ được thái độ làm việc của bạn thiếu chuyên nghiệp đến mức nào khi mà bạn cứ mải liên tục lướt web mà không mảy may quan tâm gì đến nhiệm vụ cần phải làm. Đương nhiên là hành vi đó cũng sẽ ít nhiều gây khó chịu cho người đồng nghiệp ở xung quanh. Bạn đừng nghĩ việc mình mình làm, chẳng liên quan gì đến bất cứ ai trong công ty cả nhưng không. Vì các bạn đang ngồi chung dưới một mái nhà và mái nhà đó lại là nơi làm việc. Thế nên bạn chính là một tế bào có ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình. Nhiệm vụ của bạn có một phần nằm trong chuỗi hiệu suất của những người khác, và những người đồng nghiệp có thái độ nghiêm túc trong công việc cũng chẳng thích làm việc cùng với một người không chuyên nghiệp. Chẳng hạn như bạn cứ mải tám chuyện điện thoại ở trong giờ làm há chẳng phải là gây ra những tiếng động khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới bầu không khí làm việc của cả phòng hay sao? Nếu như chẳng có chút suy nghĩ gì mà thực hiện mọi hành động thoải mái như khi ở nhà thì chắc chắn bạn sẽ sớm có mặt ở trong danh sách cắt giảm của sếp mà thôi. Vậy thì khi đó, coi công ty như ngôi nhà thứ hai để làm gì, bạn chẳng những không xây dựng ngôi nhà ấy tốt hơn mà còn khiến cho những thành viên trong đó bị ảnh hưởng.   

Việc làm telesales

Bạn bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ

một số bí quyết ứng xử nơi công sở

Chẳng ai có thể phủ nhận được những giá trị lợi ích to lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang tới cho cuộc sống của chúng ta đúng không nào. Nó khiến cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống này đều trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thế nhưng nếu như bạn quá lạm dụng công nghệ thì đó cũng không phải là điều tốt đâu, nó có thể khiến cho mọi việc trở nên rắc rối hơn. Chẳng hạn như khi bạn gửi đi hàng loạt những tin nhắn hay email cho đồng nghiệp chỉ để hỏi đến những vấn đề quá đỗi đơn giản, thậm chí những điều ấy bạn đã biết câu trả lời thì bạn sẽ khiến cho người đồng nghiệp cực kỳ khó chịu. Lúc này, hình ảnh của bạn ở trong mắt họ chỉ là một kẻ ngốc mà thôi. Còn trong trường hợp, thực sự có vấn đề phức tạp hơn thì bạn hãy gọi điện thoại hoặc là gặp mặt trực tiếp để bàn luận thay vì cứ ngồi đó mà gửi đi những tin nhắn vụn vặt. Đó cũng là bí quyết ứng xử nơi công sở để bạn phải lưu ý đưa vào trí nhớ và cách hàng xử của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Truy cập ngay để không bỏ lỡ những tin tức tuyển dụng việc làm Vĩnh Phúc hot nhất hiện nay.

Bạn là kẻ ngốc khi tự biến mình thành kẻ ba hoa nơi công sở

Không ai ngăn cản việc bạn giới thiệu về những kỹ năng và thành tích của bạn thế nhưng chớ nói quá mọi thứ hay là lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Ngoài ra, hành vi cứ săm soi, chăm chăm để ý tới những người đồng nghiệp ở xung quanh bạn để nhằm vào những khi họ mắc lỗi mà báo ngay cho sếp thì cũng là một hành vi không nên thực hiện.  Bạn chỉ có thể gây dược thiện cảm và những ấn tượng tốt với mọi người khi mà bạn có thể mang đến những quyết định thông mình cũng như năng suất làm việc nổi bật hơn hết cả người khác thay vì việc đi soi mói chuyện của người khác để bắt lỗi họ và so sánh với mình đã làm tốt như thế nào. Tuy nhiên, bằng một cách tích cực và mục đích thực sự muốn tốt cho tập thể, đôi khi bạn cũng cần phải báo cáo lại tình hình chung cho người quản lý về những điều đang diễn ra ở trong văn phòng làm việc nếu như mọi chuyện có thể gây ra những sự ảnh hưởng cho thời hạn của kế hoạch hay là dự án.    

Bí quyết ứng xử nơi công sở không nằm ở sự xu nịnh

Trong thực tế chẳng có ai thích một kẻ ài xu nịnh và có lối sống giả dối cả. Do vậy mà bạn hãy suy xét thật kỹ trước khi sử dụng những lời lẽ thái quá để gây ra được ấn tượng trước mặt sếp trong khi đó, như một sự thay đổi kỳ lạ 180 độ, bạn liền có thái độ phớt lờ những nhân viên cấp dưới hay những người đồng nghiệp ngang cấp. Ngoài ra, bạn cũng không thể thiên vị mà tranh lấy cho riêng mình những cơ việc làm béo bở còn phần nhiệm vụ vụn vặt lại thoái thác và đẩy cho những người nhân viên ở cấp dưới.  Nếu bạn mong đợi sự kính trọng, yêu mến từ họ thì hãy đối xử với mọi người, dù là trong vị trí nào đi chăng nữa bằng thái độ nhã nhặn, công bằng.

Dù ốm vẫn tới cơ quan có phải là bí quyết ứng xử khéo léo

bí quyết ứng xử nơi công sở hiệu quả

Nếu như bạn muốn thể hiện và chứng tỏ tình yêu dành cho công việc của mình bằng cách cố gắng xuất hiện, có mặt ở cơ quan ngay cả trong trạng thái ốm đau thì rất có thể hiệu quả sẽ đi ngược lại với những gì bạn mong muốn. Có thể đồng nghiệp của bạn sẽ không hoan nghênh điều này. Bởi vì khi ốm, bạn vẫn cố đi làm thì chỉ có thể mang tới những hiệu quả và năng suất công việc gây ảnh hưởng đến những đồng nghiệp xung quanh. Thậm chí họ còn lo ngại việc có thể lây bệnh từ bạn hoặc ít nhất, đồng nghiệp của bạn sẽ vô cùng khó chịu khi mà phải ngồi làm việc mà ở bên cạnh có một người cứ liên tục ho và bày ra khuôn mặt nhợt nhạt, một thái độ rệu rã. Nếu như đã ốm thì tốt nhất bạn nên ở nhà nghỉ dưỡng thì hơn, vừa tốt cho sức khỏe của bạn lại vừa không gây ra những ảnh hưởng cho công việc của người khác.

Bí quyết ứng xử nơi công ở chỉ đơn giản là bạn biết cách tránh đi những điều không hay mà ai cũng cũng muốn né tránh. Đừng cố gắng chứng tỏ hay thể hiện điều gì. Cách tốt nhất, bạn làm mọi thứ thật tâm, dù có tốt hay chưa được như ý muốn thì bạn vẫn sẽ nhận được những tình cảm yêu mến từ những người đồng nghiệp ở xung quanh bạn. 

Việc làm truyền thông

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý