Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khoảng lùi xây dựng là gì và những quy định liên quan bạn cần biết

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Khoảng lùi xây dựng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với quá trình thi công các dự án xây dựng. Tuy nhiên, với những ai chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều trong lĩnh vực này thì có lẽ còn khá mơ hồ về khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì? Vậy thì những thông tin mà timviec365.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Tìm hiểu khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì?

Khoảng lùi xây dựng hay trong tiếng Anh còn được biết đến là “Setback” – đây là một thuật ngữ chỉ về khoảng cách giữa các chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ. Và thông thường thì chỉ giới đường đỏ (hay còn gọi là lộ giới) sẽ có khoảng cách rộng hơn so với chỉ giới xây dựng ở các công trình. Mặc dù vậy thì một số phần không gian như là mép ban công, ô văng, mái hắt,... sẽ được phép nhô ra khỏi phạm vi của chỉ giới đường đỏ, đồng thời chỉ giới xây dựng sẽ lớn hơn chỉ giới đường đỏ. Và để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng nhé.

Tìm hiểu khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì
Tìm hiểu khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì?

Chỉ giới đường đỏ có thể hiểu đơn giản chính là đường ranh giới được xác định rõ ràng trên phần bản đồ quy hoạch công trình và thực địa để có thể phân chia được ranh giới của phần đất xây dựng và phần đất giao thông hay các công trình hạ tầng, không gian liên quan khác. Xét trong phạm vi đô thị thì đường giới chỉ đỏ chính là toàn bộ phần lòng đường, phần bó vỉa hè và vỉa hè.

Còn chỉ giới xây dựng thì được quy định là đường giới hạn cho phép để có thể xây dựng được các công trình nhà ở hay một số công trình về dịch vụ, hỗn hợp khác. Chỉ giới xây dựng cũng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ trong trường hợp công trình được cho phép xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ hoặc có thể sẽ phải lùi vào so với chỉ giới đường đỏ trong trường hợp yêu cầu về quy hoạch.

Xem thêm: fdc là gì,

Việc làm kỹ thuật xây dựng

2. Một số quy định về khoảng lùi trong xây dựng hiện nay

Trong hoạt động xây dựng cơ bản, thi công các công trình hiện nay đều có những quy định nhất định cho các yếu tố. Cùng timviec365.vn tìm hiểu về quy định chính xác nhất cho khoảng lùi xây dựng trong các công trình là như thế nào tại phần dưới đây của bài viết nhé.

2.1. Tiêu chuẩn về khoảng lùi xây dựng ở đô thị

Đối với khoảng lùi xây dựng thì sẽ có những quy định khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan như là chiều cao công trình, chiều rộng của lộ giới hay quy hoạch đất của từng địa phương,... Tuy vậy thì Bộ Xây dựng vẫn đưa ra một mức quy định chung nhất, làm tiêu chuẩn cho khoảng lùi xây dựng như sau:

Tiêu chuẩn về khoảng lùi xây dựng ở đô thị
Tiêu chuẩn về khoảng lùi xây dựng ở đô thị

- Khoảng lùi xây dựng sẽ bằng 0 đối với một số trường hợp công trình có chiều cao là dưới 22m và lộ giới rộng từ 19 – dưới 22m.

- Khoảng lùi xây dựng sẽ bằng 3 trong trường hợp tính từ vỉa hè đến công trình và có chiều cao là 25m.

- Khoảng lùi xây dựng sẽ tối thiểu là 6m trong trường hợp công trình có chiều cao trên 28m.

- Khoảng lùi xây dựng sẽ bằng 0 trong các trường hợp công trình có chiều cao là 25m, đồng thời lộ giới sẽ rộng trên 22m.

2.2. Quy định về khoảng lùi xây dựng nhà ở nông thôn

Đối với việc thi công xây dựng tại nông thôn thì sẽ có quy định về khoảng lùi khác so với đô thị. Cụ thể về quy định đó là:

- Khoảng lùi xây dựng sẽ tối thiểu là 2m trong trường hợp công trình nhà ở có kết hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Khoảng lùi xây dựng sẽ tối thiểu là 1,5m trong các trường hợp nhà ở thuộc khu vực trung tâm của xã.

- Khoảng lùi xây dựng sẽ tối thiểu là 2m trong trường hợp công trình nhà ở thuộc khu vực điểm dân cư.

Quy định về khoảng lùi xây dựng nhà ở nông thôn
Quy định về khoảng lùi xây dựng nhà ở nông thôn

Như vậy, quy định về khoảng lùi xây dựng công trình nhà ở nông thôn cũng sẽ phụ thuộc vào yếu tố vị trí của ngôi nhà đó như thế nào. Theo đó, những quy định này cũng có phần tương đồng so với các quy định về khoảng lùi xây dựng cho các công trình ở đô thị trong một số thành phố lớn.

Việc làm Xây dựng tại Hà Nội

2.3. Quy định về khoảng lùi xây dựng ở một số công trình khác

Những quy định về khoảng lùi xây dựng trên đồng thời cũng được áp dụng và là thước đo đối với khoảng lùi trong quá trình thi công các công trình nhà cao tầng hay nhà cấp 4 và nhiều công trình xây dựng khác. Chính bởi vậy, nếu bạn đang quan tâm và có ý định xây dựng một công trình nào đó thì cần phải nắm bắt được thật kỹ về các quy định này, xác định đúng về các vị trí cho phép, mục đích phù hợp, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng và luật pháp đã đưa ra. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho việc tránh bị xử phạt vì xây dựng công trình trái phép.

Theo đó, các quy định về khoảng lùi xây dựng sẽ được đưa ra để đảm bảo cho các phần diện tích trong phạm vi công cộng đối với một số khu vực khác liền kề. Hơn nữa, quy định về khoảng lùi xây dựng cũng giúp cho việc đảm bảo an toàn đối với các công trình xây dựng trong suốt quá trình thi công.

Quy định về khoảng lùi xây dựng ở một số công trình khác
Quy định về khoảng lùi xây dựng ở một số công trình khác

Xem thêm: Móng cốc là gì

Hiện nay, quy định về mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình nhằm mục đích kinh doanh, các dịch vụ đô thị cùng các công trình với chức năng hỗn hợp được xây dựng trên diện tích đất là ≥3000m2 thì cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng về vị trí của công trình đó so với mặt bằng chung đô thị như thế nào, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch một cách cụ thể nhất dành cho các lô đất đó. Đồng thời giấy phép thực hiện thi công các dự án, công trình xây dựng đó sẽ phải được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Mặc dù vậy thì quá trình xây dựng vẫn cần phải đảm bảo được về khoảng cách tối thiểu giữa các khu nhà ở cùng với khoảng lùi xây dựng của công trình, dự án đó. Hơn nữa, việc xây dựng cũng cần đảm bảo về diện tích để đỗ xe, mật độ xây dựng tối đa thì cần phù hợp theo quy định mà Bộ Xây dựng đã đưa ra.

Đối với các công trình xây dựng nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ hay công trình hỗn hợp mà có diện tích ≤3000m2 thì nếu trừ đi các phần đất để đảm bảo về khoảng lùi xây dựng như đã quy định thì trên diện tích đất còn lại sẽ được phép thi công xây dựng với mật độ là 100%. Tuy nhiên thì vẫn cần phải đảm bảo được tối đa các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các công trình nhà ở cùng diện tích bãi đỗ xe.

2.4. Những điều kiện cần thiết để cấp phép xây dựng

Để có thể tiến hành thi công các dự án, công trình xây dựng tại bất kỳ khu vực nào thì đều cần phải có giấy phép xây dựng, đồng thời đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Đối với các công trình xây dựng đã được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được công nhận là phù hợp đối với các quy hoạch xây dựng đô thị và sẽ được cấp phép xây dựng.

- Với những công trình thuộc các tuyến phố ổn định và có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, phù hợp với các quy chế thuộc quản lý xây dựng thì sẽ được cấp phép thi công.

Những điều kiện cần thiết để cấp phép xây dựng
Những điều kiện cần thiết để cấp phép xây dựng

- Các công trình xây dựng sẽ phải phù hợp với những mục đích nhất định và việc sử dụng đất để xây dựng cần phải đảm bảo đúng theo quy định về quy hoạch, sử dụng đất của Bộ Xây dựng.

- Ngoài ra, các công trình xây dựng cũng cần phải đảm bảo về sự an toàn đối với yếu tố môi trường và khu vực lân cận có liên quan. Các công trình thi công luôn phải đảm bảo về vấn đề phòng chống cháy nổ, an toàn về kỹ thuật hạ tầng, bảo vệ hàng lang, các công trình liên quan đến thủy lợi, đê điều, hệ thống giao thông, các khu di tích lịch sử - văn hóa,...

Việc làm Xây dựng tại Hồ Chí Minh

3. Cơ quan thẩm quyền được cấp phép xây dựng cho các công trình

Để có thể thi công các công trình xây dựng thì giấy phép là yếu tố chắc chắn không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền được quyết định về điều đó mà phải là những cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xem xét, phê duyệt thì giấy phép đó mới có hiệu lực thi hành.

Cơ quan thẩm quyền được cấp phép xây dựng cho các công trình
Cơ quan thẩm quyền được cấp phép xây dựng cho các công trình

Và đối với mỗi công trình đều được xây dựng ở từng khu vực khác nhau sẽ do cơ quan thẩm quyền khác nhau phê duyệt, cụ thể như sau:

- Với các công trình được thi công với quy mô lớn tại các tỉnh, thành phố và có đặc thù về kiến trúc, các công trình có liên quan đến tôn giáo, lịch sử, văn hóa,... hay một số công trình khác thuộc phạm vi quản lý và địa giới hành chính theo các nguyên tắc mà Chính phủ đưa ra thì sẽ do Ủy ban nhân dân của tỉnh đó cấp giấy phép thi công xây dựng.

- Đối với các công trình xây dựng mà thuộc phạm vi đô thị, ở trong các trung tâm xã hay địa giới hành chính mà do huyện quản lý thì sẽ do Ủy ban nhân dân huyện đó cấp phép thi công công trình xây dựng.

- Còn với các công trình nhà ở riêng của các khu dân cư riêng lẻ, địa điểm nông thôn mà đã có quy hoạch xây dựng hay thuộc địa giới quản lý hành chính của các xã thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã ký phê duyệt thi công các công trình xây dựng đó.

Tìm việc làm

Bạn đoc tìm hiểu thêm về ngành quản lý xây dựng qua các bài viết: Mẫu báo cáo tuần của tư vấn giám sát, Tầng lửng là gì, Biên bản bàn giao mặt bằng nếu thấy hữu ích nhé

Như vậy, việc thi công một công trình xây dựng sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, một trong số đó cần phải hết sức lưu ý chính là khoảng lùi xây dựng. Đây là yêu cầu quan trọng, bắt buộc và quyết định đến hiệu quả thi công của các công trình, dự án trong xây dựng. Hy vọng qua bài viết trên đây của timviec365.vn, các bạn đã nắm được về khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì cũng như các thông tin, quy định cơ bản có liên quan đến vấn đề này. Từ đó có thể áp dụng một cách chính xác và hiệu quả nhất vào quá trình làm việc, thi công các công trình xây dựng thật đảm bảo theo đúng quy định nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý