Tác giả: Vũ Thoa
Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024
Trong quá trình xây dựng, để tạo nên một công trình hoàn hảo và chất lượng vững chắc thì bước đầu tiêu và cũng là bước quan trọng nhất đó là xây dựng nền móng sao cho đúng chuẩn. Nhất là ngày nay trong lĩnh vực xây dựng ngày càng yêu cầu cao về kỹ thuật làm móng cốc buộc các kỹ sư phải tìm hiểu về đưa ra những quy trình xây dựng chuẩn nhất. Vậy móng cốc là gì? Tìm hiểu về cấu tạo cơ bản của móng cốc, quy trình xây dựng móng cốc chuẩn nhất hiện nay là gì?
“Móng cốc” xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp của những kỹ sư xây dựng, những công nhân xây dựng hay bất kể ai đang làm việc trong lĩnh vực này. Tên gọi móng cốc là cách gọi thông thường của móng, dựa vào hình dạng của móng mà đặt tên loại móng này như vậy. Vậy, móng cốc có phải là loại móng có hình chiếc cốc giống như tên gọi của nó hay không?
Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản đều sử dụng móng cốc, móng cốc chính là một loại móng được sử dụng rất phổ biến đối với những công trình xây dựng có trọng tải vừa và nhỏ, đó là những tòa nhà có trọng tải từ ba tầng trở xuống.
Móng cốc được xây dựng trên nền đất cứng, không lầy, không thụt. Đối với những công trình được xây dựng ở những vùng đất gần đầm lầy thì không thể sử dụng móng cốc để xây dựng.
Móng cốc có vai trò quan trọng trong việc đỡ các cột làm bằng sắt để chuẩn bị cho đổ bê tông vào các cột đó được chắc chắn, đóng góp vào quá trình làm cho hệ thống của các khung nhà trở nên chắc chắn hơn.
Móng cốc là tên gọi phổ biến của các công trình nhà ở dân dụng với quy mô vừa và nhỏ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có bất kỳ tên gọi nào khác về loại móng cốc. Người ta vẫn thường sử dụng cái tên “móng đơn” thay cho tên “móng cốc”.
Với tên gọi khác của móng cốc thì cũng sẽ có một số đặc điểm nhỏ riêng biệt để phân biệt giữa các tên gọi. Đối với móng đơn, loại móng này được dặt ở phía dưới của các chân cột thép bê tông và có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau: hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông… tùy vào từng thiết kế kỹ thuật, sức chịu lực của móng…
Móng đơn có ưu điểm nhất định nên được sử dụng rất phổ biến, loại móng này giúp cho các chủ thầu có thể tiết kiệm được chi phí một cách có hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo được mức độ kiên cố cho các công trình nhà ở.
Nhưng, nếu nhà được xây trên nền móng yếu thì trong quá trình thi công loại móng đơn này, các kỹ sư xây dựng nên đóng thêm các cọc tre ở mỗi chân móng để tăng thêm tính chắc chắn cho móng nhà, đảm bảo cho công trình xây dựng được sử dụng an toàn nhất có thể.
Qua những phân tích trên đây thì chúng ta có thể hiểu cơ bản về loại móng này như sau: Móng đơn có đặc điểm khá nông, không được đào sâu xuống phía dưới, móng đơn sẽ truyền toàn bộ trọng lượng của công trình xây dựng xuống phía đáy móng, bỏ qua lực ma sát, độ dính của móng với mặt tiếp xúc,
Cấu tạo của móng đơn:
Móng đơn được cấu tạo nên bởi 4 phần đó là: giằng móng, cổ móng, móng, lớp bê tông. Tìm hiểu từng đặc điểm của loại móng đơn này để làm rõ hơn về cấu tạo của móng cũng như mở mang thêm kiến thức trong xây dựng qua những thông tin bên dưới:
- Giằng móng hay còn được gọi là đà kiềng, phần móng này được tạo ra để đỡ trong lượng của tường và giúp cho các tường ngăn có thể đứng thẳng. Đồng thời, giằng móng có tác dụng giúp giảm độ lún của các móng, hạn chế tối thiểu sự lệch nhau giữa các tường trong cùng một công trình xây dựng trên cùng một nền móng.
- Cổ móng: Kích thước ban đầu của cổ móng được được đo đạc bằng với cột của tầng trệt trong công trình, tuy nhiên khi xây dựng thì các kỹ sư xây dựng thường tính toán để mở thêm về mỗi cạnh của cổ móng một khoảng với kích thước là 2,5 cm nữa để đổ thêm bê tông nhằm bảo vệ thép bên trong.
- Móng: Móng sẽ có hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy vào thiết kế cơ sở của từng công trình nhà ở. Móng thường được đào và vát một độ dốc và kích thước móng hợp lý.
- Lớp bê tông lót: Lớp bê tông này có độ dày là 100, có thể được làm bằng đá, gạch vụn, xi măng… để làm sạch phần hố móng, tạo độ bằng phẳng cho móng nhà và chống hiện tượng bị mất nước cho xi mặng khi vừa được đổ.
Ngoài móng đơn thì các kỹ sư xây dựng cũng có thể lựa chọn móng băng để tạo nên những nhà ở hiện nay. Móng băng cũng được các kỹ sư xây dựng ưa chuộng sử dụng nhiều tại các công trình nhà ở có diện tích và quy mô xây dựng vừa và nhỏ, mang lại nhiều sự thuận tiện cho quá trình xây dựng.
Móng cốc được phân loại như thế nào? Tìm hiểu những cách phân loại móng cốc thông dụng nhất hiện nay.
Do móng cốc có nhiều đặc điểm nên kéo theo có nhiều cách phân loại móng cốc. Hiện nay, có 3 cách phân loại chính, phục vụ cho quá trình thiết kế và xây dựng nhà ở diễn ra thuận lợi hơn.
Khi xây dựng nền móng cốc, chỉ huy trưởng công trình ít nhiều cũng phải dựa vào yếu tố trọng tải của công trình. Dựa vào đó mà chúng ta có những loại móng cốc như sau:
- Móng đúng tâm.
- Móng lệch tâm.
- Móng trong các công trình có độ cao (bể chứa nước, tháp nước, ống khói,…).
- Móng cốc chịu lực ngang (tường chắn, đập nước,…).
- Móng chịu tải trọng thẳng đứng.
Móng cần có độ cứng thì mới có thể giữ được công trình kiên cố, tuy nhiên không phải loại công trình nào cũng sẽ có móng có độ cứng như nhau. Tùy vào tính chất của mỗi loại công trình mà các kỹ sư xây dựng sẽ điều chỉnh độ cứng của móng sao cho phù hợp. Dưới đây là những loại móng được phân loại theo độ cứng của móng.
- Móng có độ cứng tuyệt đối: Loại móng này được các kỹ sư xây dựng tạo ra với độ cứng vô cùng lớn, mức độ biến dạng của móng gần như là không có. Những loại móng có độ cứng tuyệt đối thì thường được làm bằng gạch, bê tông, đá…
- Móng mềm: Loại móng này sẽ có độ mềm, có độ biến dạng, khi đất nền biến dạng thì móng cũng sẽ biến dạng theo đất nền. Những móng được làm bằng bê tông cốt thép có cạnh dài hoặc ngắn rơi vào tỷ lệ trên 8 thì thuộc vào loại móng mềm.
- Móng cứng hữu hạn: Loại móng cứng hữu hạn sẽ có độ cứng theo giới hạn. Loại móng bên tông cốt thép có độ cứng hoặc tỷ lệ cạnh dài ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 8 thuộc vào loại móng cứng hữu hạn này.Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8.
Xem thêm: Định mức kinh tế kỹ thuật là gì
Có hai cách chế tạo móng đó là móng toàn khối và móng lắp ghép. Loại móng toàn khối là loại móng được làm bằng những loại vật liệu đa dạng khác nhau, được chế tạo trực tiếp ngay tại những vị trí xây dựng của móng. Loại móng lắp ghép này được xây dựng bởi nhiều khối chế tạo và sẵn sàng lắp ghép với nhau trong quá trình các kỹ sư thi công công trình.
Việc làm Xây dựng tại Hồ Chí Minh
Hiện nay, rất nhiều kỹ sư luôn muốn tìm ra phương án để có thể tạo nên một công trình đạt chất lượng cao, nhiều công trình nhà ở được xây dựng nhưng tính kiên cố lại không cao, chỉ trong thời gian ngắn thì công trình đó đã xuống cấp, do đó trong xây dựng cần có quy trình thi công chuẩn, trong đó thi công móng là giai đoạn vô cùng quan trọng.
Các bước thi công móng cốc đúng chuẩn được tiến hành theo các giai đoạn như sau:
Trong công tác chuẩn bị khi chuẩn bị làm móng, những người thi công công trình và giám sát công trình cần phải lên kế hoạch về nhân lực tiến hành thực hiện, số lượng nhân lực, công trình cần sử dụng những loại vật liệu nào và bao gồm số lượng của chúng ra sao?...
Những vấn đề nằm trong công tác chuẩn bị trước khi thi công móng cốc, các kỹ sư xây dựng cần phải chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, nếu các công trình nằm trong diện giải phóng mặt bằng thì cần tiến hành giải phóng mặt bằng và xong xuôi hết các thủ tục giải phóng để quá trình thi công móng cốc diễn ra thuận lợi.
Các công nhân xây dựng cần tiến hành việc đào hố, các kích thức phù hợp với các loại móng sẽ được tiến hành theo đúng dự kiến và kế hoạch đã được đề ra trước đó. Khi đảm bảo được công tác chuẩn bị tốt và kế hoạch đào hố thì khi tiến hành đào hố sẽ diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời người đào hố sẽ có thể đảm bảo được độ chính xác về mặt kích thức, đảm bảo về số liệu với các chiều ngang và chiều dọc, chiều rộng, chiều cao, độ sâu của hố…
Bạn cần sử dụng những thiết bị được thiết kế chuyên dụng để phục vụ cho việc đào hố như xẻng và đầm. Từ đó có thể tạo được sự bằng phẳng dành cho hố đó. Trong quá trình đào hố, người đào cần phải tiến hành đào thêm một hố và rải lớp đá mỏng lên phía trên của miệng hố đó.
Sau khi rải thêm lớp đá ở phía trên miêng hố thì các bạn cần phải đổ thêm lớp bê tông trên miệng hố để tạo được độ phẳng phiu của miệng hố. Đồng thời, lớp bê tông này cần phải có độ hạn chế tối đa đối với quá trình thấm hút của móng cốc.
Đổ móng là bước cuối cùng mà bạn cần thực hiện sau khi đã tiến hành xong hết tất cả những bước ở phía bên trên. Sau đó, bạn hãy tiến hành phần việc của mình một cách cố định để có thể hệ thống phần móng cốc này với các vật dụng phục vụ cho quá trình thi công móng.
Bạn đọc tìm hiểu thêm về ngành quản lý xây dựng qua các bài viết :Mẫu báo cáo tuần của tư vấn giám sát, Các bước làm hồ sơ dự thầu, Tư vấn giám sát tiếng anh
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được ý nghĩa của móng cốc là gì? Những đặc điểm, quy trình thi công móng cốc giúp cho móng của ngôi nhà mà bạn thực hiện xây dựng trở nên kiên cố và đạt chất lượng cao.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc