Tác giả: Trương Hồng Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 07 năm 2024
Nếu bạn đang có ý định tiến xa hơn với vai trò là một nhà quản lý nhưng lại lo lắng về việc mình sẽ gặp phải những gì trong khi phỏng vấn. Vì với những vị trí cao hơn nhà tuyển dụng sẽ thường xét duyệt khắt khe từ đó mà sự chuẩn bị để tạo nên hiệu quả là vô cùng cần thiết. Vậy làm sao để thiết lập được các mối quan hệ với nhà tuyển dụng nhanh hơn, tạo nên sự tương tác nổi bật thì bài viết dưới sẽ cung cấp về kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cho bạn.
Vị trí quản lý sẽ thường mang đặc thù khác biệt so với các vị trí nhân viên khác vậy nên cơ cấu, tiêu chí tuyển chọn ứng viên phù hợp và gắn bó lâu dài là điều mà doanh nghiệp luôn hướng đến. Hơn nữa nhà tuyển dụng còn luôn chú ý sâu sắc tới kinh nghiệm và sự hiểu biết của ứng viên qua đó mới đảm bảo về việc họ sẽ nắm bắt thúc đẩy sự phát triển cho tổ chức.
Thông qua chính những buổi phỏng vấn, ứng tuyển trực tiếp mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét người có năng lực phù hợp nhất. Do đó mà khi ứng tuyển quản lý thì bạn sẽ cần tích lũy nhiều hơn, phong phú về các kỹ năng ứng tuyển thành công theo các ngành nghề, năng lực tương xứng nhất. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp nhất sẽ là bạn đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí quản lý nào đó như nhà hàng, cửa hàng và có những thành tích kết quả xuất sắc.
Để tìm kiếm công việc liên quan về vị trí quản lý cũng không quá khó khăn vì bạn có thể chủ động cập nhật theo dõi trực tiếp với website timviec365.vn hiện nay. Tại đó tất cả các thông tin tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh như bạn mong muốn đều được đăng tải hàng ngày.
Xem thêm: Mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết dành cho ứng viên
Thực tế để giúp quá trình phỏng vấn đem lại kết quả cao nhất thì bạn sẽ cần chú ý tới những điều cơ bản dưới đây.
Có thể hiện nay sẽ có rất nhiều ứng viên lựa chọn sử dụng về việc gửi một lá thư xin việc thông qua internet vì điều đó tiện lợi. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn đặt ra yêu cầu dành cho ứng viên về việc cung cấp bổ sung các giấy tờ cứng khác do đó mà việc chuẩn bị hay mang theo hồ sơ xin việc đi phỏng vấn là điều cần.
Qua đó khi nhà tuyển dụng hỏi về bằng cấp, CV xin việc hay bất kỳ giấy tờ nào thì bạn cũng có thể đưa ra và từ đó bạn cũng sẽ nhận được sự đánh giá tốt hơn về sự chu toàn. Nhưng cũng có lưu ý là mọi giấy tờ sẽ chỉ là bản photo còn với bản chính thức nên nộp sau khi trở thành một nhân viên chính thức.
Khi bổ sung các kiến thức cơ bản về công ty hay vị trí sẽ là yếu tố tốt nhất giúp bạn trả lời chuyên nghiệp và nhanh gọn nhất về các câu hỏi liên quan. Hay như qua chính sự hiểu biết đó sẽ giúp bạn thấy được môi trường làm việc mà mình lựa chọn tại tương lai đó là phù hợp hay không phù hợp và đưa ra quyết định quản lý đúng đắn. Đôi khi đó là điều mà nhà tạo cho nhà tuyển dụng sự tin tưởng hơn về việc bạn thực sự muốn tham gia công việc quản lý này.
Ngay ban đầu thì bạn đã cần tính tới các trường hợp khác có thể xảy ra và việc lưu số điện thoại của nhà tuyển dụng sẽ luôn có lợi. Như việc địa chỉ công ty quá khó tìm, hỏng xe giữa đường, tắc đường, bản thân lạc đường hay như lý do nào đó mà bạn cần liên hệ thông báo cũng như nhận sự hỗ trợ.
Các quản lý cao cấp thường chú ý đến ứng viên mạnh dạn đề xuất những ý tưởng táo bạo, tự tin. sự tự tin khẳng định đi thẳng tới vấn đề. Bởi vậy mà bạn có thể dựa theo đó thuyết phục nhà tuyển dụng qua các câu chuyện, sự khó khăn bạn trải qua, nêu về điểm mạnh của bản thân, các yếu tố giúp nhấn mạnh. Từ đó cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có bản lĩnh và ý chí vững chắc trong công việc ra sao.
Sự lắng nghe là điều thiết yếu vì nhà quản lý sẽ làm việc với rất nhiều người khác nhau từ nhân viên, cấp trên hay khách hàng xung quanh và việc mà bạn nhút nhát sẽ không bao giờ có lợi. Nhưng sự tự tin cũng không thể là quá được vì không thể một cá nhân lấn át tất cả mọi người, hãy điềm tĩnh và trình bày từ tốn nhất có thể.
Tất nhiên con người sẽ không thể hoàn hảo tất cả nhưng cũng sẽ cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự lạc quan hơn, luôn tích cực nhất trong công việc. Hơn nữa nhà quản lý sẽ luôn đứng đầu sự lan tỏa tác động tới nhân viên để nâng cao năng suất làm việc cũng là điều cần chú ý.
Bên cạnh nhưng yếu tố căn bản thì bạn cũng nên chú ý về việc tìm hiểu và nên danh sách các câu hỏi liên quan mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra. Từ đó có thể trả lời linh hoạt đúng với ý muốn mà nhà tuyển dụng đang cần ở một ứng viên.
Các câu hỏi có thể bắt gặp ngay trong buổi phỏng vấn vị trí quản lý là: Bạn đã từng có kinh nghiệm gì ở vị trí này? Tại sao nên tuyển dụng bạn, cho tôi biết về lý do? Thành tích đạt được và sự khó khăn ở vị trí làm việc hiện tại của bạn? Cách mà bạn thực hiện giải quyết các tình huống công việc? Bạn sẽ tuyển dụng nhân viên bằng cách nào? Khi được nhận bạn sẽ đóng góp gì cho công ty?,...
Linh hoạt nhất có thể để ghi điểm và tạo nên điểm nhấn trước mắt nhà tuyển dụng bằng những câu trả lời. Vì yếu tố đó cũng sẽ quyết định rất nhiều về sự thành công của bạn.
Xem thêm: Việc làm quản lý nhà hàng
Nếu bạn thực sự là một nhà quản lý giỏi thì sẽ dễ dàng thay đổi với những sự thích nghi của thị trường và luôn liên kết tốt nhất với đối tác hay khách hàng. Vì các ý tưởng mới bạn đưa ra sẽ luôn tạo những cơ hội và cách thức kinh doanh nổi bật đặc biệt là với nền kinh tế cạnh tranh rủi ro. Hơn nữa sự nhạy bén đưa ra quyết định và chấp nhận các thất bại sẽ tạo nên một nền tảng rất tốt cho bạn thành công.
Cũng như khi bạn tài năng thì bạn còn có thể đưa ra nhiều kế hoạch, mục tiêu hướng đến với sự hỗ trợ hoàn hảo tạo nên việc thống nhất tạo sự định hướng hợp lý. Tuy nhiên về bản thân người quản lý sẽ phải trau dồi rất nhiều, không ngừng nỗ lực thì mới thu hút được sự chú ý từ nhà tuyển dụng.
Vai trò ứng tuyển là người đứng đầu của một cơ quan, tổ chức và sẽ chẳng ai tự đưa ra quyết định thay bạn do đó việc chịu được áp lực là điều cần. Vậy nên để giúp bản thân có sự chuẩn bị phỏng vấn tốt hơn cho vị trí quản lý bạn cũng sẽ cần tới các yếu tố sau:
+ Thể hiện tới kỹ năng quyết định trong công việc
+ Bản thân luôn học hỏi không ngừng để nâng cao chuyên môn
+ Luôn biết cách phân chia đều nhiệm vụ công việc
+ Khen thưởng nhân viên và xử phạt đúng lúc
+ Tránh sự thụ động và kết hợp làm việc tạo hiệu quả
…
Luôn luôn biết được đây là thế mạnh và đâu là điểm yếu để đầu tư công sức nâng cao, chủ động hỗ trợ nhân viên nhiều hơn. Bởi nhà tuyển dụng sẽ luôn mong muốn ứng viên quản lý của mình hoàn hảo nhất, nắm bắt rõ cho công việc và thể hiện tốt nhất về năng lực của bản thân. Kinh nghiệm phù hợp, bản thân hiểu được vị trí yêu cầu gì và chắc chắn sẽ tạo được kết quả như công ty mong muốn khi nhận việc.
Tất nhiên rằng đa số những ứng cử viên mới sẽ thường chẳng chú ý về chuẩn bị trang phục hay như đôi khi là không biết cách về chuẩn bị trang phục thích hợp. Họ nghĩ rằng việc chuẩn bị trang phục sẽ chẳng tốn quá nhiều thời gian nhưng thực tế thì điều đó lại trái ngược hoàn toàn. Vì đôi khi bạn giỏi bạn đã thành công hay như chuẩn bị trang phục tốt là bạn cũng đã được nhận, lý do kết hợp sẽ cần so sánh trên nhiều phương diện.
Đối với việc làm quản lý thì có lẽ chất lượng sẽ được đánh giá cao hơn số lượng và cũng chẳng nhà tuyển dụng nào sẽ đánh giá về việc bạn mặc một concept quen thuộc khi đi phỏng vấn. Và nếu bạn muốn nắm bắt kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý trang phục ra sao thì hãy chú ý theo gợi ý dưới đây.
Dù là ứng viên nam hay ứng viên nữ thì cũng nên chuẩn bị:
+ Quần áo sử dụng là công sở lịch sự nhất thường là thuần về màu xanh đen hoặc là xám tối.
+ Sơ mi sử dụng nên là tay dài màu tẳng hoặc tông màu nhạt nhã nhặn.
+ Giày dép sạch đẹp và thể hiện được sự trang nhã cho một nhà quản lý nghiêm túc.
+ Tóc tai gọn gàng chu đáo về mọi mặt từ móng tay, móng chân, trang sức phù hợp về một ứng viên có tác phong.
+ Nếu sử dụng nước hoa hãy nhớ ưu tiên những mùi vừa và nhẹ sẽ tạo thiện cảm tiếp xúc tốt hơn.
…
Xem ngay: Việc làm quản lý khách sạn
+ Là nhà quản lý bạn đâu thể đeo một balo ngộ màu sắc sặc sỡ hay như quần áo xì tai.
+ Nên nhớ bạn đi phỏng vấn chứ không phải là đi thời trang những mắt kính, dây đeo cổ, phụ tùng kết hợp nên được cất đi thay vì phô diễn khi bước vào phỏng vấn.
+ Không nên mặc váy ngắn vì khi ngồi xuống, váy cần phủ kín đầu gối.
+ Tránh những bộ quần áo hoa văn, có sự lòe loẹt với những lĩnh vực công sở nghiêm chỉnh nếu bạn ứng tuyển quản lý cho các lĩnh vực sáng tạo thì điều đó là nên.
+ Trang điểm sặc sỡ và quá nhiều phụ kiện điều đó sẽ gây nên những ấn tượng xấu trước mặt nhà tuyển dụng.
+ Trang phục cũng cần giúp bạn có sự tự tin hơn để tạo điểm ấn tượng tốt tránh việc quá ngắn cho mọi yếu tố.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy sẽ có muôn vàn yếu tố tác động cho buổi phỏng vấn nhà quản lý và sự chuẩn bị chu toàn luôn có lợi cho chính bạn. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất cho tới những nền tảng kiến thức lớn thì cuộc phỏng vấn cho nhà quản lý sẽ luôn đạt được kết quả tốt nhất và việc bạn cạnh tranh với các ứng viên khác cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bởi vậy mong rằng với tất cả những gợi ý và kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý từ bài viết mà timviec365.vn chắt lọc trên sẽ là điều kiện tác động tích cực nhất cho bạn. Qua đó giúp bạn nắm chắc tỷ lệ trúng tuyển và tiến tới vị trí quản lý cao cấp như mong muốn với các quyền lợi hấp dẫn.
[Tìm hiểu] Báo cáo viên là gì? Thông tin hữu ích về công việc này
Báo cáo viên cơ sở là những người công tác tuyên truyền trực tiếp bằng miệng để đưa những thông tin thiết yếu nhất tới cá nhân. Vậy nên việc tìm hiểu và nắm rõ về công việc này cũng là yếu tố tạo nên cơ hội việc làm cho bản thân.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc