Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Soft skills là gì? Yếu tố quan trọng tạo nên nhân viên giỏi

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Soft skills là gì? Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn thiện của một nhân viên dù ở bất kì công việc, vị trí hay lĩnh vực này. soft skills có một tầm quan trọng ngang ngửa với kỹ năng chuyên môn. Vậy bạn đã biết gì về soft skills và những từ vựng nào trong nhóm chủ đề này? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!

Tìm việc

1. Khái quát về chung về soft skills là gì?

1.1. Soft skills là gì? 

Khái quát về chung về soft skills là gì?
Khái quát về chung về soft skills là gì?

Soft skills là một từ tiếng Anh có nghĩa là kỹ năng mềm ( soft ( adj ) : mềm và skill ( noun ) : kỹ năng ). Kỹ năng mềm là đặc điểm tính cách và kỹ năng giao tiếp, đặc trưng cho mối quan hệ của một người với người khác. Tại nơi làm việc, các kỹ năng mềm được coi là sự bổ sung cho các kỹ năng cứng, trong đó đề cập đến kiến ​​thức và kỹ năng nghề nghiệp của một người. Các nhà xã hội học có thể sử dụng thuật ngữ kỹ năng mềm để mô tả chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) của một người trái ngược với chỉ số thông minh (IQ).

Kỹ năng mềm có liên quan nhiều hơn đến con người, hơn là những gì họ biết. Như vậy, chúng bao gồm các đặc điểm tính cách quyết định mức độ tương tác của một người với người khác và thường là một phần xác định trong tính cách của một cá nhân. Kỹ năng cứng có thể được học và hoàn thiện theo thời gian, nhưng kỹ năng mềm thì khó tiếp thu và thay đổi hơn. Các kỹ năng mềm cần thiết cho một bác sĩ, ví dụ, sẽ là sự đồng cảm, thấu hiểu, lắng nghe tích cực và cách cư xử tốt với bệnh nhân. Ngoài ra, các kỹ năng cứng cần thiết cho bác sĩ sẽ bao gồm sự hiểu biết sâu rộng về bệnh tật, khả năng diễn giải các kết quả và triệu chứng xét nghiệm, và sự hiểu biết thấu đáo về giải phẫu và sinh lý học.

1.2. Vai trò của soft skills

Nhà tuyển dụng tìm kiếm sự cân bằng giữa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Ví dụ, nhà tuyển dụng đánh giá cao những người lao động có kỹ năng với hồ sơ theo dõi về việc hoàn thành công việc đúng hạn. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao người lao động có kỹ năng giao tiếp - communication skills mạnh mẽ và hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Khi giao tiếp với khách hàng tiềm năng, người lao động có kỹ năng nhân viên có thể tập hợp các bài thuyết trình hấp dẫn ngay cả khi công việc cụ thể của họ không phải là bán hàng hay tiếp thị. Một kỹ năng mềm có giá trị khác là khả năng huấn luyện đồng nghiệp trong các nhiệm vụ mới.

Lãnh đạo công ty thường hiệu quả nhất khi họ có kỹ năng mềm mạnh mẽ. Ví dụ, các nhà lãnh đạo được kỳ vọng sẽ có kỹ năng nói tốt, nhưng các nhà lãnh đạo giỏi cũng giỏi lắng nghe người lao động và các nhà lãnh đạo khác trong lĩnh vực của họ. Đàm phán là một phần lớn của công việc cho nhiều lãnh đạo công ty. Khi đàm phán với nhân viên, khách hàng hoặc cộng sự, các nhà lãnh đạo cần có kỹ năng quan tâm đến những gì người khác muốn trong khi vẫn tập trung vào việc thúc đẩy những gì họ muốn. Các nhà lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách làm cho công việc của mình hiệu quả nhất bằng cách giao nhiệm vụ chiến lược cho công nhân.

Kỹ năng mềm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp khi chúng được thực hành trên cơ sở toàn công ty. Ví dụ, một tinh thần hợp tác giữa các công nhân là quan trọng. Hiệu quả và đầu ra được cải thiện khi người lao động hợp tác bằng cách chia sẻ kiến ​​thức và công cụ để hoàn thành công việc. Khả năng học các phương pháp và công nghệ mới cũng là một kỹ năng mềm mong muốn cho tất cả người lao động. Các công ty coi trọng việc học như một kỹ năng mềm nhận ra nhiều cách học khác nhau và khuyến khích người lao động theo đuổi các phương pháp phù hợp nhất với họ. Xử lý sự cố tốt là một kỹ năng mềm cũng có giá trị đối với các công ty. Ví dụ, các công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn khi tất cả công nhân biết cách khắc phục sự cố phần mềm thay vì dựa vào bộ phận công nghệ thông tin (CNTT) cho mọi sửa chữa.

>> Xem thêm: Kỹ năng sống là gì

2. Một số soft skills quan trọng trong công việc

Trong công việc, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn ( hay còn gọi là kỹ năng cứng ) thì chúng ta luôn luôn cần đến các soft skills để có thể làm tốt nhất công việc của mình. Dưới đây là một số kỹ năng mềm mà dù bạn làm việc ở bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào cũng phải cần đến. 

Một số soft skills quan trọng trong công việc
Một số soft skills quan trọng trong công việc

2.1. Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên từ khi bạn chỉ là một cô cậu sinh viên, cho đến khi bạn trở thành sếp lớn của một doanh nghiệp. Giao tiếp chính là tiền đề của việc gây dựng quan hệ, không chỉ vậy nó còn đem lại những lợi thế nhất định cho bạn ở một phạm vi giao tiếp nào đó. Đặc biệt với những người làm kinh doanh, giao tiếp còn là công cụ để kiếm tiền. Kỹ năng mềm là một điều không thể thiếu, đó là lý do vì sao dân gian ta có câu “học ăn học nói học gói học mở”. Thậm chí ở một số ngành nghề như tư vấn viên, hay doanh nghiệp tuyển nhân viên telesale, giao tiếp còn được nâng cấp cả thành một trình độ chuyên môn bắt buộc. Tại môi trường công sở kỹ năng mềm giao tiếp được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Việc làm telesales

2.2. Kỹ năng quan sát 

Công sở là môi trường đa dạng của các mối quan hệ, không chỉ vậy còn là tổng hợp của các ứng xử văn phòng con người với con người, con người với vật chất. Nếu bạn thấy rằng một nhân viên nào đó luôn được đánh giá cao vì sự phát hiện nhanh nhạy thì rõ ràng đó là một nhân viên sở hữu kỹ năng quan sát tốt. Kỹ năng quan sát giúp bạn làm chủ được tình huống và có thể kiểm soát được các hệ lụy của một vấn đề nào đó. Nhanh chóng phát hiện ra điều bất ổn, nhanh chóng xử lý. Không những vậy quan sát còn tương thích với kỹ năng mềm về giao tiếp nhằm phán đoán tâm lý cảm xúc của sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Điều này sẽ hỗ trợ bạn tăng năng suất công việc từ yếu tố con người. 

2.3. Kỹ năng làm việc nhóm 

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” câu tục ngữ này là một minh chứng rõ nhất cho việc kỹ năng làm việc nhóm cần thiết đến như thế nào. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ cần bạn có chuyên môn tốt thì bạn chẳng cần phải quan tâm đến điều gì. Suy nghĩ này quá là sai lầm kể cả khi bạn đang ngồi ở vị trí cao nhất của cấp quản lý thì bạn vẫn cần teamwork khi làm việc. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ thể hiện ở việc tất cả mọi người cùng làm chung một dự án, kế hoạch mà nó còn thể hiện ở sự tương tác ngay cả khi làm việc độc lập trong cùng một môi trường làm việc. Ví dụ như bạn làm việc tại phòng coding thì bạn phải thực hiện kỹ năng làm việc nhóm của mình với một người ở phòng nội dung để có được những ý tưởng phù hợp cho vấn đề về kỹ thuật của mình. 

2.4. Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc 

Một kỹ năng mềm nữa mà bạn phải có khi đi làm đó chính là sự tự quản lý và sắp xếp công việc của mình. Có rất nhiều người bị rơi vào áp lực công việc không phải công việc của họ quá dày đặc mà do họ không biết cách sắp xếp cho kế hoạch làm việc của mình. Bạn đang tự hỏi tại sao trưởng nhóm của mình có thể vừa làm tốt công việc chuyên môn nhưng vẫn thực hiện được công tác quản lý của mình. Bởi với những người leader, họ vốn có cho mình một kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc logic. Nếu bạn không muốn ở trong trạng thái lúc nào cũng phải chạy theo công viêc thì hãy tự rèn luyện ngay cho mình kỹ năng mềm này. Dù bận rộ công việc đến đâu, các bạn vẫn có thể tự quản lý thời gian và sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. Đó cũng chính là tiền đề để một nhân viên bình thường có thể có cơ hội đứng lên là một nhà lãnh đạo. 

>> Xem thêm: Kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

3. Cách viết soft skills trong các CV bằng tiếng Anh 

Cách viết soft skills trong các CV bằng tiếng Anh
Cách viết soft skills trong các CV bằng tiếng Anh 

Như đã giải thích ở trên soft skills là một từ tiếng Anh cho nên trường hợp mà chúng ta cần sử dụng nhiều nhất đến từ này là khi viết CV bằng tiếng Anh. Khi viết soft skills bằng tiếng Anh, bạn cần chú trọng đến việc dùng các từ ngữ ngắn gọn, tránh sự rườm rà. Một số từ mà bạn có thể sử dụng trong nhóm từ vựng của soft skills là 

  • Teamwork ( làm việc nhóm )
  • Communication ( giao tiếp )
  • Responsibility ( tự chịu trách nhiệm )
  • Problem Solving ( giải quyết vấn đề )
  • Leadership ( lãnh đạo )
  • Self-Motivation ( tự tạo động lực )
  • Positive Attitude ( Thái độ tích cực )
  • Creativity ( sáng tạo )
  • Deal making ( thương lượng, đàm phán )
  • Listening ( lắng nghe )
  • Emotion management ( Quản lý cảm xúc )

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các tính từ về tính cách, cảm xúc để viết trong phần soft skills của mình như :

  • Assertiveness: Sự quyết đoán
  • Ethical: Đạo đức
  • Functions well under pressure: chịu áp lực tốt
  • High Emotional Intelligence: Trí tuệ cảm xúc cao
  • Honest: Thật thà
  • Independent: Độc lập
  • Integrity: Chính trực
  • Meets deadlines: Đáp ứng thời hạn
  • Memory Skills: Kỹ năng ghi nhớ
  • Personal Development: Phát triển cá nhân
  • Outgoing: Hướng ngoaị
  • Quick-witted: Nhanh trí
  • Troubleshooting: Xử lý sự cố
  • Willing to accept feedback: sẵn sàng chấp nhận phản hồi
  • Willingness to learn: sẵn sàng học hỏi

Với những từ ngữ về soft skills sẽ cho bạn một vốn từ vựng đầy đủ nhất để viết một CV thuyết phục. Hãy nhớ rằng đôi khi soft skills lại là yếu tố mà nhà tuyển dụng sẽ đọc đầu tiên trong CV của bạn. Đó cũng là lý do bên cạnh các kỹ năng chuyên môn tất cả các doanh nghiệp công ty đều đòi hòi và yêu cầu thêm về các kỹ năng mềm. Và trên thực tế không có ai có chuyên môn giỏi lại kém về soft skills. Hai yếu tố này sẽ hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện kỹ năng làm việc đầy đủ của mỗi người. 

Bạn đã sẵn sàng áp dụng những soft skills và chúng tôi vừa nêu trên vào trong công việc của bạn chưa? Hãy tìm kiếm ngay một cơ hội việc làm tốt, một môi trường làm việc hiệu quả để bạn bộc lộ hết soft skills của mình qua website timviec365.vn. Vậy bạn đã hiểu “soft skills là gì” chưa? 

Việc làm nhân viên kinh doanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;