Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kỹ năng thuyết trình là gì? Tip xây dựng kỹ năng thuyết trình hoàn hảo

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Kỹ năng thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò như thế nào trong nâng cao hiệu quả công việc và làm thế nào để sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt? Hãy cũng timviec365.vn khám phá câu trả lời trong bài viết sau nhé. 

 

Ngày mới bước chân vào đại học, tôi đã từng ngơ ngác khi thầy cô phân nhóm  chia chủ đề bài tập về nhà và còn nhấn mạnh phải chuẩn bị slide đầy đủ, luyện nói trước về bài thật kỹ  để trả bài thuyết trình vào tuần tiếp theo. Quả thực, trong thời điểm đó, thuyết trình với tôi chỉ đơn thuần cầm tờ giấy lên đọc hay nhìn theo Slide để lấy nội dung. Đó cũng là lần đầu bài thuyết trình của nhóm bị chê “nhạt”. Tôi nhận ra rằng, ngoài khoản nói tốt, nghe tốt, để thuyết trình tốt, cần có kỹ năng, được trau dồi một cách bài bản. 

Trong bối cảnh, công nghệ phát triển, nhu cầu trao đổi, phản biện, trình bày ý kiến diễn ra nhiều hơn trong công việc, kỹ năng thuyết trình trở thành chiếc chìa khóa để thành công. Nhưng bạn đã hiểu cụ thể, kỹ năng thuyết trình là gì và làm thế nào để có một bài thuyết trình tốt? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

1. Bạn đã hiểu kỹ năng thuyết trình là gì chưa?

Bạn đã hiểu kỹ năng thuyết trình là gì chưa?
Bạn đã hiểu kỹ năng thuyết trình là gì chưa?

Tôi tin rằng, sau 4 - 5 năm dùi mài kinh sử trên giảng đường đại học, ngoài những kiến thức chuyên ngành, môi trường học tập tốt, những người bạn mới, vài ba mối tình sinh viên, vài thành tựu nho nhỏ về kỹ năng như tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn...một điều mà có lẽ ít người mang ra bàn luận, đó là kỹ năng thuyết trình. 

Thứ mà ngay từ những bài tập nhóm về nhà từ ngày đầu tiên đã phải ứng dụng. Chắc bạn đã quen dần với cảm giác đứng trước đám đông và cũng quen với việc giao tiếp, gặp gỡ những người mới. Nhưng đó chỉ là những điều cơ bản chúng ta hằng gặp trong cuộc sống. Song với công việc, bạn cần đến khả năng giao tiếp cao hơn.

Để phỏng vấn suôn sẻ, dự án nhóm hiệu quả, để trình bày ý tưởng khoa học nhất, dễ hiểu nhất...bạn cần đến kĩ năng thuyết trình. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? 

Trước khi hiểu về kỹ năng thuyết trình là gì, bạn cần hiểu thuyết trình là gì đã nhé. Thuyết trình được chiết tự trong tiếng Hán. Thuyết là “nói” (Diễn thuyết), trình là trình bày(bày tỏ). Chúng ta có thể đây là một hình thức giao tiếp. Trong đó, chúng ta trình bày quan điểm, ý tưởng trước đám đông và tạo ra đồng điệu về mặt thông tin. Những lần bạn lên bảng và diễn tả những nội dung bài tập nhóm trên Slide hay những người nổi tiếng xuất hiện trên show ted-talk.

Đó là họ đang thuyết trình. Nếu chỉ hiểu thuyết trình là loại hình giao tiếp thì có vẻ không quá khó để bạn và tôi cùng thực hành mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thuyết trình được xếp vào kỹ năng - một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong công việc, chúng ta phải nhìn một cách nghiêm túc về vai trò của nó lẫn phương án thực hành hiệu quả nhất. Kỹ năng thuyết trình là khả năng kết hợp hoàn hảo giữa 3 thành tố: hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ hình thể và lời nói...để diễn đạt ý tưởng của mình về một vấn đề, chủ đề nhằm truyền đạt thông điệp đến người đối diện.

Kỹ năng thuyết trình là gì
Kỹ năng thuyết trình là khả năng kết hợp hoàn hảo giữa 3 thành tố: hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ hình thể và lời nói...để diễn đạt ý tưởng của mình

Trong đó, hình ảnh, sơ đồ được gọi là những phương tiện để giúp người thuyết trình dễ dàng minh họa và làm sáng tỏ quan điểm. Nếu ví bài thuyết trình của bạn như một bài văn nghị luận thì cách nói và liên kết các câu từ sao cho hút khán giả bên dưới là những lý lẽ còn những hình ảnh hay sơ đồ được xem là những dẫn chứng để làm bài nói đó trở nên thuyết phục hay đủ khả thi. Ngày nay, với sự hỗ trợ đặc biệt các kỹ thuật hiện đại, một bài thuyết trình sẽ diễn ra trơn tru hơn, thu hút hơn.

Dĩ nhiên, tất cả chúng ta chỉ bị ấn tượng bởi những thứ đủ sức để nổi bật. Không một nhà tuyển dụng nào hài lòng” với một ứng viên mà ngay trong buổi phỏng vấn đã không tự ti để trình bày quan điểm của mình. Không một khán thính giả nào thích việc ở lại ngồi nghe một ai đó đứng trên sân khấu huyên thuyên rót vào tai họ những câu chữ y chang trên Slide hoặc chăm chăm nhìn vào giấy. Đó là điều tạo nên  sự khác biệt giữa một người nói trước đám đông và một người sở hữu kỹ năng thuyết trình siêu đẳng.

2. Muốn có một bài thuyết trình tốt, bạn cần những gì?

 Muốn có một bài thuyết trình tốt, bạn cần những gì?
Muốn có một bài thuyết trình tốt, bạn cần những gì?

Một bài thuyết trình hoàn hảo không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mặt người nghe mà còn nâng cao hiệu quả công việc tối đa. Nhưng một điều là không phải ai cũng có khả năng thuyết trình tốt. 

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một quy chuẩn nào để tính điểm cho một bài thuyết trình hoàn hảo. Song, bằng cách theo dõi chăm chú, người nghe có thể phát hiện ra rằng, đâu là một bài thuyết trình chất lượng. Thứ nhất,  bài thuyết trình đó phải phù hợp và hữu ích với người nghe. 

Bạn thấy đấy, mỗi nhóm công chúng sẽ có một gu chủ đề khác nhau. Bạn có chỉ có thể truyền đạt thông điệp của mình 100% khi bạn tin chắc rằng, bạn có thể làm cách nào đó hành động, cử chỉ, lời nói của bạn dễ để họ tiếp nhận.

Nếu đứng trước một đám đông là sinh viên và hội cựu chiến binh, cách diễn đạt cùng một ý tưởng song khác biệt nhau về phong thái và ngôn ngữ. Gia vị cho những bài nói hấp dẫn thường là những ví dụ minh họa sinh động, nhưng câu chuyện hay tiếng cưới. Tất nhiên, sẽ dựa vào từng  chủ đề cụ thể để lựa chọn những chủ đề cho phù hợp. Nhìn chung, ở góc độ của người nghe, kỹ năng thuyết trình tốt sẽ được đánh giá ở 3 khía cạnh sau đây:

2.1. Phong cách tự tin 

Phong cách tự tin
Phong cách tự tin 

Các bạn thân mến! tôi tin rằng, không phải ai cũng được mọi người tán thưởng ngay từ lần thuyết trình đầu tiên đâu. Do vậy, nếu bạn vẫn bị ám ảnh bởi những cơn ngắn ngáp dài hay tiếng đám đông râm ran trong khán phòng vì một gương mặt không nổi bật hay cách thuyết trình vụng về, thì hãy bình tâm và xem đó chỉ là một trải nghiệm khó quên. Tôi hiểu cảm giác của bạn lúc đó thế nào.

Quan trọng nhất là bạn phải rèn luyện cho mình được phong cách tự nhiên nhất. Bạn sẽ nói và di chuyển, dùng ngôn ngữ hình thể của mình để diễn đạt thông điệp.Đừng sợ hãi hay run sợ vì trước áp lực của đám đông, nó sẽ làm bạn quên béng mất những gì nên nói và “hành xử” khá giống Robot. Trước hết, bạn cần thay đổi tư duy về vấn đề gặp gỡ hay nói trước đám đông này chỉ là bước tập dượt nhỏ cho hành trình xin việc sau này. Nếu chưa từng thuyết trình bao giờ, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ bằng cách luyện nói trước gương nhiều lần. Đến khi nào,bạn thấy ổn với phong cách của mình, chắc chắn người nghe sẽ hài lòng với bài nói của bạn. 

2.2. Ngôn từ logic, truyền cảm hứng 

Một bài thuyết trình tốt không chỉ là truyền được đúng ý đồ của người nói đến người nhận một cách hiệu quả mà phải có khả năng thay đổi nhận thức của người nhận như tiếp nhận một kiến thức mới, một suy nghĩ tích cực hơn hay động lực hơn.

 Đối với những bài thuyết trình trong việc làm, cách diễn đạt của bạn cần phải dễ hiểu, ý trên liên kết với ý dưới và trả lời cho đối tác những thắc mắc xoay quanh chủ đề bạn muốn nhắn gửi. Việc đưa ra quyết định đầu tư vào công ty bạn, phụ thuộc rất lớn những dẫn chứng minh họa trực và cách dẫn dắt thuyết phục của người nói. Đó là lý do vì sao, ở những vị trí quan trọng như Thư ký - quân sư của Giám đốc hay nhân viên thường xuyên gặp gỡ khách hàng hay dân chuyên làm dự án nhóm như dân kỹ thuật bắt buộc khả năng thuyết trình tốt trong yêu cầu tuyển dụng. 

2.3. Cách diễn đạt dễ hiểu, lôi cuốn 

Thông điệp của bạn có thể rất hay, bạn có thể rất tự tin, giọng nói ổn nhưng cách diễn đạt dài dòng có thể là kẻ thù phá hỏng cả bài thuyết trình bởi lẽ, không ai có thể theo dõi một bài thuyết trình học thuật, khô cứng từ đầu đến cuối mà không bị làm phiền bởi sự buồn ngủ d nó có bổ ích đến mức nào.

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho bài của mình một chút gia vị để giúp người nghe dễ hiểu hơn cũng như làm nội dung của mình bớt phần khô khan. Đó có thể là những câu chuyện vui, ví dụ liên quan, những hình ảnh minh họa có màu sắc trên Slide đan xen với chữ viết, đó là cách đặt câu hỏi với người đối diện hay cách tương tác với người đối diện…

Đó là cách hay để xóa nhòa đi khoảng cách giữa người thuyết trình với khán thính giả và giúp họ thực hiện tốt hơn mục tiêu truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. 

3. Lật mở bí quyết xây dựng một bài thuyết trình tốt

 Lật mở bí quyết xây dựng một bài thuyết trình tốt
 Lật mở bí quyết xây dựng một bài thuyết trình tốt

Một bài thuyết trình tốt là tấm  gương phản chiếu của một người sở hữu kỹ năng thuyết trình hoàn hảo. Có lẽ sẽ mất thời gian để luyện tập xây dựng khả năng thuyết trình tốt để chinh phục nhà tuyển dụng hay làm  khán giả gật đầu ưng lòng ngay trong bài thuyết trình của bạn. Điều này là hoàn toàn bình thường. Ngay cả ở những chuyên gia phải thường xuyên đứng trước đám đông để thu về những thành quả hiện, không cách nào khác ngoài luyện tập. Để có một bài thuyết trình thuyết phục người nghe, timviec365. vn giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất những bước then chốt sau đây:

3.1. Xác định mục đích của buổi thuyết trình của bạn là gì

Muốn buổi thuyết trình diễn ra suôn sẻ, bạn cần nắm rõ mục tiêu của mình trong bài nói đó là gì đã, vấn đề cốt lõi hay nội dung thông điệp bạn muốn truyền đến người dùng là gì và chỉ tập trung xoay quanh chủ đề tránh bị lạc sang một chủ đề khác, đặc biệt khi nhận được những câu hỏi từ phía người tiếp nhận. Chỉ khi nào, bạn xác nhận chắc chắn rằng, thông điệp của bạn là gì thì khi đó bạn mới có thể định hướng rõ ràng cho bài nói. 

3.2. Có một sự chuẩn bị tốt

Có một sự chuẩn bị tốt
Có một sự chuẩn bị tốt

Chỉ một phong cách tự tin thôi và nội dung đầy đủ thôi thì chưa đủ để làm nên một bài thuyết trình tốt. Trong thời buổi ứng dụng Internet và các thiết bị khoa học kỹ thuật rộng rãi, bạn nên kiểm tra lại các trang thiết của mình thật kỹ. Trang phục cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của bài nói bởi bạn lúc này là “trung tâm của vũ trụ”. Vậy nên hãy chú ý vào những điều này nhé. 

Trên đây là một số thông tin xoay quanh chủ đề kỹ năng thuyết trình là gì và một số số tip hữu ích để xây dựng kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Đừng quên ứng dụng ngay kỹ năng này để tìm việc nhanh chóng trên timviec365.vn nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;