Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ - Nghề quý giá của dân tộc Việt Nam

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Ngày cập nhật: 05/10/2020

Nghề dát vàng Kiêu Kỵ được coi là một làng nghề truyền thống lâu đời ở làng nghề Kiêu Kỵ. Đây là một làng nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Có thể nói, đây là làng nghề mà có sự phát triển theo thời gian chứ không bị mai một đi theo năm tháng. Vậy, nghề dát vàng Kiêu Kỵ có gì đặc biệt? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn về nghề dát vàng Kiêu Kỵ - làng nghề dát vàng duy nhất tại Việt Nam.

 

1. Nghề dát vàng Kiêu Kỵ - Nghề truyền thống 300 năm

Nghề dát vàng Kiêu Kỵ là nghề thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đây là làng nghề chuyên làm ra những sản phẩm dát vàng chất lượng cao giữa sự kết hợp từ sự khéo léo của những người thợ lành nghề và sự nhịp nhàng của một dây chuyền sản xuất khép kín hiện nay. 

Theo như tìm hiểu thì nghề dát vàng có từ 300 năm trước ở dưới thời Hậu Lê. Câu chuyện được kể rằng, thuở ấy, có ông Nguyễn Quý Trị, quê ở Hải Dương, là một người có tài, học rộng tài cao và được cử đi xứ ở bên Trung Quốc. trong thời gian sang đó, Nguyễn Quý Trị đã học được nghề dát vàng, bạc vào các đồ cúng cũng như hoành phi câu đối. Sau khi trở về nước, ông đã truyền lại nghề này cho người dân của làng Kiêu Kỵ và sau này, khi làng nghề đã mở rộng và phát triển hơn thì Nguyễn Quý Trị được xưng là ông tổ nghề, người dân đã chọn ngày mất của ông làm ngày Giỗ Tổ nghề. 

Nghề dát vàng Kiêu Kỵ
Nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Nếu như các làng nghề khác trên đất Thăng Long xưa đều sẽ được truyền dạy cho cả những làng ở bên cạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển thì làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ lại không như vậy. Theo như người dân truyền lại rằng thì ông Nguyễn Quý Trị chỉ truyền dạy nghề dát vàng này cho những người trong làng mà thôi. Hơn hết, những người được truyền dạy cần phải có sự trung thực và nhận được sự tin tưởng, biết giữ kín được bí quyết nghề là yêu cầu nghiêm ngặt với họ. 

Một tục lệ khác được giữ cho tới ngày nay chính là nếu như ai muốn theo nghề thì đều phải cúng Tổ nghề. Người dân làng Kiêu Kỵ quan niệm rằng, nếu như Tổ nghề cho phép họ làm nghề thì sản phẩm làm ra mới đẹp và có thể phát triển được. Còn nếu không nhận được sự cho phép của Tổ nghề thì sản phẩm làm ra sẽ xấu, thường bị chê và còn thường xuyên bị đánh vào tay nữa. 

Cũng giống như các làng nghề truyền thống khác ở Việt Nam, nghề dát vàng Kiêu Kỵ cũng đã trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử. Từ sự phát triển hưng thịnh cho tới sự mai một tưởng chừng như biến mất khi số lượng hộ gia đình còn theo nghề này chỉ còn có từ 3 - 5 hộ. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế hiện nay, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao. Đặc biệt là sự quan tâm cũng như các chính sách nhằm mục đích trùng tu, tôn tạo lại các công trình văn hóa, di tích lịch sử và các làng nghề truyền thống của đất nước thì nghề dát vàng Kiêu Kỵ đã được hồi sinh và phát triển một cách mạnh mẽ cho tới ngày nay.

Nghề truyền thống độc đáo
Nghề truyền thống độc đáo

Một điều đặc biệt hiện nay chính là việc làng Kiêu Kỵ hiện là ngôi làng duy nhất còn làm nghề dát vàng này trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta. Do vậy, người dân làng Kiêu Kỵ luôn tự hào về làng nghề cũng như các sản phẩm của mình. 

Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội

2. Quy trình làm nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Để có được những sản phẩm bắt mắt, đẹp đẽ là những bức hoành phi câu đối, các sản phẩm tượng được dát vàng, dát bạc một cách hoàn chỉnh thì những người thợ làng Kiêu Kỵ phải thực hiện gần 40 công đoạn mới tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Các quy trình thực hiện của nghề dát vàng cũng giống như những nghề truyền thống khác, đều cần có sự khéo léo, cẩn trọng và công phu trong từng khâu thực hiện. Điều đáng nói là các công đoạn đều phải làm một cách tỉ mẩn bằng chính đôi bàn tay của những người thợ lành nghề làng Kiêu Kỵ và không có một thứ máy móc nào có thể thay thế được.

Để dát vàng, bạc vào các sản phẩm hiện nay thì người thợ sẽ phải thực hiện theo 3 quy trình công đoạn chính. Các công đoạn đó là: làm quỳ mới, Đập diệp và làm quỳ cũ, Thiếp lên sản phẩm.

Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện

Ở công đoạn làm quỳ mới, người thợ phải làm giấy giống và làm mực. Giấy làm giấy giống sẽ là giấy gió, loại giấy mà được người dân làng Kiêu  Kỵ cẩn thận lựa chọn từ những làng nghề làm giấy truyền thống như Yên Thái, chỉ những loại giấy có chất lượng tốt thì mới đảm bảo được chất lượng của quỳ vàng như độ dai và độ sáng bóng.  

Công đoạn tiếp theo chính là đập diệp. Đây được coi là một công đoạn khó, đòi hỏi sự công phu cũng như tay nghề của người thợ và cần được thực hiện một cách cẩn trọng. Bắt đầu từ một mảnh vàng hoặc bạc nguyên chất, người thợ sẽ dùng dụng cụ của mình là chiếc búa để đập mảnh vàng, bạc đó. Kết quả của việc đập này chính là mảnh vàng, bạc được đập phải thật mỏng và thật dài. nếu trong quá trình đập mà mảnh đó bị cứng quá và không được như ý thì người thợ sẽ cho vào trong lò ủ cho mềm ra và tiếp tục đập tiếp đến khi đạt yêu cầu thì thôi.

Sau khi đập diệp xong sẽ là công đoạn làm quỳ cũ. Lúc này, mảnh vàng, bạc mà người thợ đã đập đạt được kích thước như dài 1m và rộng 0,7cm thì người thợ sẽ chia nhỏ sợi đó ra thành 100 mảnh. Các mảnh được chia sẽ để nong vỡ, tức là nong các mảnh diệp vàng đó vào từng mảnh giấy vỡ hình vuông có kích thước 5,5cm. Các mảnh giấy vỡ vuông này đã được lướt mực nho sấy khô và được sấy trong lò qua một đêm rồi mới chuyển sang đập vỡ. 

Các bước đòi hỏi sự khéo léo
Các bước đòi hỏi sự khéo léo

Với công đoạn đập vỡ này thì cần phải thực hiện trong khoảng 1 giờ đồng hồ, cho đến khi lá vàng ở trong nong đã đạt đến hình vuông đều với kích cỡ khoảng 5cm thì lúc này mới chuyển sang để cắt vỡ. Những chiếc lá vàng này sẽ tiếp tục được những người thợ cắt nhỏ hơn nữa, tầm khoảng từ 9 -12 miếng hình vuông. những lá được cắt sẽ để ở giữa là quỳ mới và cũ, sau đó tiếp tục được đập mỏng hơn nữa.

Để xác định được các công đoạn trên đã chuẩn và chất lượng làm thì người thợ đánh quỳ sẽ phải thực hiện công đoạn của kình và thấy được bụi vàng, bạc nay ra như xám thì chứng tỏ vàng đã “giừ” và đạt chuẩn độ mỏng cần thiết. Lúc này, sẽ chuyển sang để thợ trại thực hiện công việc của mình. 

Trại quỳ chính là công đoạn cuối cùng trong khâu làm quỳ trước khi được chuyển sang cho thợ sơn để họ thực hiện các công đoạn thếp lên các sản phẩm sơn mài đồ gỗ hay hoành phi, câu đối,...

Yêu cầu kỹ thuật cao
Yêu cầu kỹ thuật cao

Việc thực hiện công đoạn làm quỳ cũng như đập các mảnh vàng bạc mỏng đạt đến mức độ cần thiết là cả một quá trình rèn luyện của người thợ làng Kiêu Kỵ. Công đoạn này được coi là không thể có một máy móc nào thay thế được và nó cần phải được thực hiện bởi người thợ có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao. 

Lá quỳ khi được hoàn tất và dùng để sơn son thếp vàng thì cần đạt đến độ mỏng nhẹ, nếu bóp trên tay thì sẽ tan ra thành những mảnh vụn mịn màng, khiến người ta cảm giác như lá vàng đó tan thành bụi vậy. Tất nhiên, để có thể thực hiện được điều đó thì người thợ đã phải trải qua 40 công đoạn và tất cả những bước thực hiện đó cần tuân theo một quy trình nhất định, nghiêm ngặt và không được phép có sự nhầm lẫn giữa các khâu thực hiện. Một điều lưu ý và cũng là điều cấm đối với những người thợ trong khâu này là tuyệt đối không được ăn bớt hay làm tắt bất kỳ một công đoạn nào. Bởi nó sẽ ảnh hưởng, trực tiếp tới chất lượng của lá quỳ.

Quy trình không hề đơn giản
Quy trình không hề đơn giản

Công đoạn làm quỳ không chỉ công phu, tốn sức mà nó còn đòi hỏi ở sự kiên trì và sự tinh xảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ với các thao tác có kỹ thuật cao. Có lẽ, chính vì lý do này, mà việc làm quỳ trở nên độc đáo và không phải ai cũng có thể làm được. Sau khi hoàn thành thì người thợ sẽ dùng lá quỳ để thiếp lên các sản phẩm. không chỉ vậy, họa sĩ cũng có thể sử dụng lá quỳ để vẽ tranh sơn mài bằng cách dùng đầu bút vẽ dầu sơn chấm vào quỳ vàng.

Có thể nói, các công đoạn của nghề dát vàng tại làng Kiêu Kỵ không hề được thực hiện một cách dễ dàng. Hầu hết, người thợ đều cần phải thật khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận một cách tuyệt đối. Bởi chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng sẽ ảnh hưởng khá to lớn đến chất lượng lá quỳ và sau đó là ảnh hưởng đến sản phẩm sau này. 

Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh

Sai lầm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng
Sai lầm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng

3. Ứng dụng của nghề dát vàng Kiêu Kỵ 

Hiện nay, đây được coi là nghề truyền thống khá phát triển hiện nay, và vẫn giữ được sự ổn định. Nhờ có nghề dát vàng truyền thống này mà vấn đề việc làm tại làng Kiêu Kỵ đã được giải quyết một cách ổn thỏa.

Một điều đặc biệt là việc chỉ truyền nghề cho người trong làng, nên hầu như mỗi cơ sở làm nghề tại làng Kiêu Kỵ hiện nay đều có khá nhiều nhân công thực hiện, và nguồn nhân lực chủ yếu là ở trong làng. Điều này đảm bảo được số lượng người theo nghề không bị mai một và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đảm bảo được việc giữ gìn nghề truyền thống cũng như chất lượng cuộc sống của nhân, giảm bớt sự thất nghiệp và đói nghèo do không có công việc.

Ứng dụng ra sao?
Ứng dụng ra sao?

Bên cạnh đó, việc sơn son thếp vàng vào các sản phẩm đồ cúng luôn là một điều rất cần thiết trong văn hóa của người Việt. Các công trình văn hóa lịch sử lớn hay các lĩnh vực hội họa khác đều có chịu sự tác động của nghề dát vàng. Bởi nghề dát vàng Kiêu Kỵ được đánh giá là rất phù hợp với các công việc sáng tạo với các sản phẩm tạc tượng, khắc hoành phi, câu đối hay tranh sơn mài. Các làng nghề nổi tiếng như Sơn Đông, Mai Động, Liên Ninh,...đều nhập sản phẩm từ làng Kiêu Kỵ mà thôi. 

4. Xu hướng phát triển và việc bảo tồn nghề truyền thống

Có thể nhận thấy hiện nay, nghề dát vàng Kiêu Kỵ hiện nay được phát triển thành hai loại chính. Đó chính là làm quỳ vàng bạc cựu và làm quỳ vàng bạc tân. 

Xu hướng phát triển
Xu hướng phát triển

Với cách làm quỳ vàng, bạc cựu tức là lá quỳ được tạo ra từ vàng và bạc thật. Còn với quỳ vàng, bạc tân thì được làm từ những mảnh thiếc là chính. Có một điều đặc biệt là làm quỳ vàng sẽ khó hơn so với quỳ bạc và không phải hộ gia đình hành nghề nào cũng làm được. 

Ngày nay để gìn giữ được nghề truyền thống này thì những người nghệ nhân đang phải truyền nghề dát vàng Kiêu Kỵ thông qua các buổi học và các lớp dạy nghề. Chính vì lý do này mà nghề dát vàng Kiêu Kỵ vẫn còn tồn tại và phát triển tới ngày nay. 

Tìm việc

Mặc dù đây là nghề đòi hỏi sự công phu, kỹ thuật cao và khéo léo nhưng lại là nghề có sự ổn định và phát triển hơn hẳn. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về nghề dát vàng Kiêu Kỵ cũng như các bước thực hiện. và hy vọng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ sẽ giữ được đặc sắc của mình và phát triển hơn nữa.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý