Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024
Dù là một ứng viên giỏi với bảng vàng thành tích hay thành thục những kỹ năng nằm trong tốp yêu cầu của nhà tuyển dụng, thậm chí có đầy mình kinh nghiệm phỏng vấn đi chăng nữa, thì bạn cũng dễ dàng phạm phải một số lỗi “chết người” khi phỏng vấn ngay sau đây. Không chỉ “nhấn chìm” bạn trong mớ suy không mấy thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng, các lỗi phỏng vấn chết người này, nếu quá nghiêm trọng có thể tước đoạt đi cơ hội bước chân vào tương lai tươi sáng của bạn ngay lập tức. Nào hãy cùng khám phá những lỗi chết người đó ngay trong bài viết dưới đây của timviec365.vn để tránh phạm sai lầm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình nhé.
Trên thực tế, mẫu CV xin việc chính là một bản tóm lược những thông tin cá nhân liên quan trực tiếp đến công việc, những đặc điểm đặc sắc nhất của bạn thân để thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng, bạn sinh ra để dành cho vị trí này chứ không phải là ai khác. Và dĩ nhiên là đúng đắn nếu bạn trích dẫn những kinh nghiệm và kỹ năng của mình đã trình bày qua buổi phỏng vấn. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc bạn vận dụng câu cửa miệng “Như tôi đã trình bày trong CV” để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng và trình bày quan điểm cá nhân.
Bởi lẽ, nó sẽ là nguồn cơn làm cho buổi phỏng vấn của bạn trở nên mất tự nhiên, thậm chí trở thành một buổi “tường thuật” và “sao chép” những nội dung trong CV. Điều mà nhà tuyển dụng không hề mong muốn. Thêm vào đó hãy dùng ngôn ngữ nói nhiều hơn vận dụng Body languages nhiều hơn, đặc biệt là khéo léo chèn vào những nội dung về thế mạnh của bạn, những trải nghiệm và những thành tựu của bạn một cách nổi bật nhất.
Không phải chỉ các nhà tuyển dụng mà ngay trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, việc huyên thuyên và nói quá dài, lan man có thể ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của cuộc hội thoại. Và trong một sự kiện quan trọng như buổi phỏng vấn, sự dài dòng, lan man đặc biệt là lạc chủ đề có thể dẫn đến hiệu quả của buổi phỏng vấn bị giảm sút.
Nhất là khi trả lời những câu hỏi có dạng chia sẻ hay hồi tưởng và kể lại. khi những công việc từng trải trong quá khứ, điều gì làm bạn cảm thấy yêu thích ở việc cũ, môi trường làm việc công ty cũ như thế nào?
Thực sự, dụng ý của nhà tuyển dụng không phải là nghe bạn chia sẻ huyên thuyên, kể lể dài dòng mà muốn lắng nghe những điểm mấu chốt trong những chia sẻ ấy để nhận ra được những điểm mạnh hoặc sự phù hợp của họ với công ty. Bạn lắng nghe thật kỹ và tập trung trả lời đúng trọng tâm của nhà tuyển dụng nhé. Ví dụ, khi được hỏi về những khó khăn mà bạn đã gặp trong công việc này ở công ty cũ, bên cạnh liệt kê một số nguyên nhân quan trọng nhất, đừng quên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc kể đến những giải pháp, những điều bạn đã làm được trong quá khứ. Việc này không chỉ làm hài lòng nhà tuyển dụng về kỹ năng của bạn mà còn cho phép bạn thể hiện khả năng xử lý tình huống của mình đấy.
Còn một lỗi cực kỳ phổ biến để ứng viên trở thành vô hình trong nhà tuyển dụng, đó là khi bạn cố gắng tỏ ra khác biệt quá mức với mong muốn của nhà tuyển dụng. Khi tham gia phỏng vấn, việc quá tỏ ra quá tự tin hay tự ti thái quá về bản thân không phải là một điều tốt. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thái độ, cách cư xử của bạn để “chẩn đoán” thái độ của ứng viên với những người xung quanh hoặc trong quá trình làm việc.
Sự tự tin quá đà sẽ nói với họ rằng, bạn là người xem mình là nhất, tự cao tự đại, thiếu khiêm tốn. Trong khi sự tự ti khi nhắc đến những gì mình đã làm trong quá khứ hay năng lực bản thân sẽ khiến họ ngầm định rằng, bạn là con người thiếu hòa đồng, luôn tiêu cực và thiếu tự chủ trong công việc. Nói về sự đồng điệu trong buổi phỏng vấn, sẽ là “lạc quẻ” nếu bạn cố tình tạo ra màu sắc một màu sắc tương phản hoàn toàn với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
Bạn tỏ ra quá sôi nổi hồ hởi và thản nhiên đùa vui với những câu hỏi khó và thái độ đọc câu hỏi nghiêm túc của nhà tuyển dụng hay tỏ ra lo sợ, e dè, ngập ngừng với những câu hỏi và thái độ của nhà tuyển dụng muốn khai thác khả năng phản xạ với tình huống của bạn. Thay vào đó hãy chủ động liên hệ giữa thái độ và ngôn ngữ của nhà tuyển dụng trong cách đặt câu hỏi và trao đổi với bạn để lựa chọn ra phương pháp chiến lược phù hợp nhất trả lời hợp lý nhất.
Đặc biệt là hãy biết định hướng câu trả lời của mình tương đồng với văn hóa và tiêu chuẩn đặt ra của doanh nghiệp hoặc những thông tin mà công ty chia sẻ trên mô tả công việc - tin tuyển dụng. Cùng với đó là theo dõi và lắng nghe câu trả lời của nhà tuyển dụng thật kỹ để nắm bắt được ý đồ và phản hồi thật chuẩn nhé.
Tham khảo ngay: Danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Ai rồi cũng sẽ phải trải qua một buổi phỏng vấn để tìm việc như ý cho bản thân mình. Ai cũng có những lần đầu tiên, và những lần này bao giờ cảm giác lo sợ, tâm lý cũng lấn chiếm. Chỉ khi nào có một bước chuẩn bị thật kỹ càng lẫn kinh nghiệm từng trải, tâm lý của bạn mới ổn định.
Tuy nhiên, cũng phải nhận mạnh rằng, dù là khó khăn song việc rèn luyện tâm lý thoải mái trước phỏng vấn là một điều cần thiết, bởi lẽ, tâm lý có thể là kẻ thù không đội trời chung và cướp mất cơ hội có được một vị trí công việc mơ ước của bạn. Sự lo lắng khiến bạn quên mất việc tập trung trả lời vào câu trọng điểm của nhà tuyển, quên đi những câu trả lời mẫu ở nhà và gần như trở nên “lơ tơ mơ” trước những câu hỏi tình huống. Đặc biệt là tạo ra một cách trả lời gượng gạo thái độ giao tiếp. Đôi khi chính tâm lý lo sợ làm cho ứng viên trở nên lịch sự thái quá.
Việc áp dụng những lời khuyên rằng, không nên ăn mặc trang phục thiếu chỉnh tề, cách nói năng phải nhỏ nhẹ, “gọi dạ, bảo vâng”...cũng là một trong những nguyên nhân làm cho buổi phỏng vấn của bạn trở nên mất tự nhiên, vì chỉ một phía nhà tuyển dụng nói và ứng viên trở nên bị động. Thay vào đó, hãy cố gắng bình tĩnh nhất có thể, học cách thở sâu trước khi phỏng vấn và đến sớm hơn để làm quen với không gian phỏng vấn tránh việc quá vội vàng.
Cùng với đó, hãy để buổi phỏng vấn của bạn diễn ra một cách tự nhiên nhất có thể với những cử chỉ bạn dễ dàng làm được như ngồi thẳng lưng hơn chút, trả lời rõ ràng, dõng dạc, thở đều, sử dụng nhiều hơn ngôn ngữ hình thể thay vì ngồi khoanh tay, tránh việc lặp đi lặp lại những thông tin đã nói hay trình bày quá lan man dài dòng.
Trên đây là tổng hợp một số lỗi “chết người” khi phỏng vấn cùng với đó là những giải pháp đính kèm cho từng lỗi để giúp bạn có thể khắc phục hiệu quả giúp bạn có một buổi phỏng vấn chất lượng hơn. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi công việc mơ ước của bạn là gì
Bên cạnh về những chia sẻ về những lỗi chết người khi phỏng vấn, bạn có thể tham khảo thêm cách trả lời câu hỏi công việc mơ ước của bạn là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng YênHotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc