Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 07 năm 2024
Các bạn có bao giờ thắc mắc: Vinamilk lớn mạnh được như ngày nay là nhờ công sức của ai không? Tất nhiên, đứng đằng sau thành công của một thương hiệu là công sức của cả tập thể “hiệp sĩ bóng đêm” rồi. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của người lãnh đạo là bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Doanh nhân Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp. Nguyên quán: Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang. Bà là người dân tộc Kinh. Cha mẹ đều là bác sĩ nặng lòng yêu quê hương nên đã vui vẻ chấp nhận mọi gian nan khi đưa cả gia đình trở về Việt Nam vào năm 1957.
Bà từng học tại trường Trưng Vương - Hà Nội. Nhưng do chiến tranh quá khốc liệt, phải sơ tán về nông thôn, bà học giữa bãi sông Hồng.
Năm 1967, bà tốt nghiệp Đại học, có bằng Kỹ sư về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Từ tháng 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, cũng ở Liên Xô.
Ngoài ra, bà còn có chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty và Chứng chỉ Quản lý chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
Chồng bà là ông Nguyễn Hiệp, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Từ tháng 8/1976 – 8/1980: bà Mai Kiều Liên là Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam).
Từ tháng 8/1980 – 2/1982: bà là Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
Từ tháng 2/1982 – 9/1983: bà trở thành Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
Từ tháng 7/1984 – 11/1992: bà thăng chức thành Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), phụ trách lĩnh vực kinh tế.
Từ 12/1992 - 2024: bà giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Không chỉ tham gia kinh doanh, bà Liên còn thử sức với chính trị. Cụ thể, từ năm 1996 - 2024: bà nắm chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII.
Từ tháng 11/2024 - 7/2024: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Đầu thập niên 1990, ba nhà máy của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, công ty phải đưa sản phẩm vượt gần 2.000 cây số từ TP.HCM ra thị trường phía Bắc. Bà Liên lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Đề xuất lên cơ quan chủ quản, lãnh đạo hỏi: “Bán một hộp sữa giá hai ngàn bằng giá một gánh cà chua. Ai mua?” Bà trả lời: “So sánh như thế nào tôi không biết nhưng ngoài Bắc có nhu cầu. Không bán được sao Vinamilk đưa sản phẩm ra?”
Phải mất hai năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên chấp thuận dự án. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó một nửa vốn tự có, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994. Nhà máy sản xuất ra không đủ hàng để bán, người mua xếp hàng dài mua sữa. “Chưa bao giờ mà bán hàng thích như vậy,” bà Liên nhớ lại. Vinamilk mở hàng trăm đại lý, trở thành một trong các thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhất tại Việt Nam.
Đó là câu chuyện của 20 năm trước. Giờ đây công ty có vốn hóa thị trường 5 tỉ USD, tăng khoảng 50 lần so với năm 2024, khi bắt đầu cổ phần hóa. Năm 2024 doanh số dự kiến đạt 36.300 tỉ đồng với lợi nhuận sau thuế gần 6.000 tỉ đồng. Bà Liên cho rằng việc Vinamilk đạt tăng trưởng cao gấp đôi ngay sau năm cổ phần hóa là vì có quyền tự chủ nhiều hơn. “Quan trọng nhất khi cổ phần hóa là tháo bỏ cơ chế, doanh nghiệp chủ động không phải xin phép, được trao quyền tự chủ kinh doanh miễn là làm đúng luật. Cổ phần hóa tiếp nhận thêm kiến thức mới, quản trị mới,” bà Liên nói.
Từng ấy năm công tác và lãnh đạo, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên đã có nhiều đóng góp to lớn giúp Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Vinamilk cũng tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sữa của người Việt và phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành sữa Việt Nam. Chính vì thế mà tạp chí Forbes đã đề cao rằng: “Doanh nhân Mai Kiều Liên không những đã xây dựng Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.
Sự thành công của Vinamilk có sự đóng góp rất lớn của CEO Mai Kiều Liên, người phụ nữ đã có gắn bó lâu năm với thương hiệu sữa nổi tiếng Việt Nam. Theo bà, Vinamilk phát triển và đứng vững chính là sự lao động sáng tạo của hơn 4000 người là việt tại công ty.
Trong chiến lược sản xuất, bà Mai Kiều Liên luôn hướng đến mục tiêu Vinamilk phải tìm ra những sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh thị trường. Và thực tế đã chứng minh, năm 1993, khi lần đầu tiên Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm sữa chua và kem đã ngay lập tức tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, đến mức có người đã ví von rằng: “Việt Nam đã qua thời bao cấp nhưng có hai thứ vẫn phải “xếp hàng”, đó là đứng chờ công chứng giấy tờ và đi mua kem - sữa chua của Vinamilk”.
Hoặc như việc năm 1987 Vinamilk đầu tư xây dựng Nhà máy Dielac, nhà máy sữa bột đầu tiên tại Việt Nam, cũng đã nhanh chóng thành công. Thời gian đầu người tiêu dùng chưa tin lắm vào sản phẩm Dielac vì đã quen sử dụng sữa bột ngoại, nhưng đến nay, sữa bột trẻ em của Vinamilk đã chiếm khoảng 30% thị phần trong nước và mục tiêu tiếp theo là 50% thị phần. Hiện doanh số xuất khẩu từ sữa bột trẻ em Dielac của Vinamilk luôn đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk cho hay ngày 24/7/2024, cơ quan này đã tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2024 thông qua việc tách Chủ tịch Hội đồng Quản trị không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc.
Theo đó, bà Mai Kiều Liên sẽ rời vị trí này kể từ ngày 25/7/2024 để chuyên tâm đảm nhiệm vai trò CEO doanh nghiệp. Bà Lê Thị Băng Tâm - thành viên Hội đồng quản trị độc lập được bầu là người kế nhiệm.
Việc nữ tướng Mai Kiều Liên thôi làm Chủ tịch Vinamilk là sự tiếc nuối với các cổ đông, nhưng đã được báo trước. Chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, bà Liên cho hay không còn là người đại diện phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp vì theo quy định đã quá tuổi làm việc. Ngoài ra, bà đã kiêm nhiệm 2 chức vụ trên nhiều năm. Do vậy, đây là năm bản lề để công ty đào tạo thế hệ người kế nhiệm mới nhằm đưa công ty phát triển. Song, tân Chủ tịch của Vinamilk còn hơn bà Liên 6 tuổi.
Là một nữ doanh nhân bản lĩnh, đầy quyền lực nhưng cũng rất nữ tính, chân chất, giản dị và rất đời thường. Sau những ngày làm việc căng thẳng bà trở về chăm sóc gia đình và làm những công việc của… ô sin. “Buổi tối, bên cạnh việc nhà thì tôi cũng vẫn trả lời email công việc. Ông xã tôi cũng có thể nấu cơm, tôi lau nhà rất vui vẻ, thoải mái. Nhà tôi không thuê người giúp việc mà tất cả các thành viên tham gia vào công việc gia đình” - bà Liên chia sẻ.
Bà cũng cho biết thêm, xong công việc về nhà tôi vẫn là một bà nội trợ chính với việc nấu nướng, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa… May mắn là vợ chồng tôi là bạn học từ hồi phổ thông, sau đó tôi đi học ở bên Nga còn chồng tôi học ở Ba Lan. Chúng tôi hiểu nhau, chia sẻ và đồng cảm với nhau, ngay cả trong những việc nhà. Thường các buổi tối sau khi việc nhà xong, khoảng 22 giờ tối tôi thường mở mail xem có mail nào gửi cần xử lý không, tôi có thể liên hệ được tất cả các anh em ở tất cả các vùng miền khác nhau, bất cứ lúc nào. Hơn nữa chính gia đình là chốn bình yên để tôi nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, giúp tôi lấy lại năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.
Nói về bà Mai Kiều Liên, một CEO cũng được tạp chí Forbes bình chọn là 50 nữ doanh nhân châu Á quyền lực nhất, bà Phạm Thị Việt Nga Tổng Giám đốc Dược Hậu Giang nhận xét: “Khi tiếp xúc với bà Mai Kiều Liên, tôi thấy bà quá bình dân, mặc dù bà đứng ở tầm cao. Bình dân từ cách nói chuyện, có sao nói vậy, nói những gì suy nghĩ từ tận đáy lòng, không dùng những từ hoa mĩ, bóng bẩy. Bình dân cả trong cách đối nhân xử thế với người đối diện”. Bà Nga cũng cho biết bà cũng coi Mai Kiều Liên là thần tượng của mình.
Mỗi ngày vị CEO Vinamilk đến cơ quan lúc 8h và về lúc 5h như bao nhân viên khác, nếu có công việc phát sinh, bà có thể xử lý ở bất cứ nơi đâu nhờ các thiết bị di động công nghệ cao. Mặc dù là người quản lý cấp cao nhưng bà rất tỉ mỉ, nắm công việc ở những chi tiết rất nhỏ, sâu sát từng sản phẩm của Vinamilk. Có lẽ nhờ vậy mà bà Liên luôn có sức thuyết phục đối với anh em cán bộ công nhân viên, thống nhất được mọi người thành một khối để phát huy sức mạnh của tập thể, cùng Vinamilk gặt hái những thành công ngày hôm nay.
Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba đã từng nói: “Khi bạn giàu, bạn nói gì cũng đúng". Quả thật là như vậy. Nhưng phải công nhận, bà Mai Kiều Liên có những phát ngôn rất thấm và đáng để học hỏi. Dưới đây là một vài ví dụ:
"Tôi rất khâm phục các chị em tự xây dựng doanh nghiệp. Ngoài ý tưởng, họ cần có người hỗ trợ và rất nhiều thứ. Nếu mình làm đúng thì cứ tiến về phía trước. Không cần đi nhanh, có thể đi chậm, từng bước một. Những người có ý chí, kiến thức, có đam mê thì nhất định sẽ thành công".
"Làm sao cho mọi người cảm thấy rằng 5 giờ chiều thích về nhà và 8 giờ sáng thích lên công ty, đó là một công ty thành công".
"Không có người giúp việc với riêng hoàn cảnh gia đình tôi là do tôi không muốn có. Vì tôi không muốn con cái ỷ lại, không muốn con cái có ý định sai khiến, làm phiền người khác. Vợ chồng tôi sẽ cùng con cái tìm cách phân chia, giải quyết".
"Chúng tôi phân tích và tranh luận với nhau rất nhiều lần trong suốt một năm rồi cuối cùng đồng thuận không liên doanh. Chúng tôi nghĩ thôi chịu khó là đối thủ, vất vả hơn nhiều nhưng là điều tốt để tất cả mọi người cùng vận động, cạnh tranh lành mạnh để thị trường sữa càng phát triển".
“Cứ khó là tôi lại phải nghĩ. Ngay như việc tận dụng đầu vào và đầu ra trong sản xuất sữa đặc độ khô không đảm bảo để làm ra sữa chua đem bán và lập quỹ công đoàn cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên cũng là kỷ niệm đáng nhớ. Tôi luôn trăn trở làm sao để có sản phẩm, công nhân có việc làm, thu nhập phải tăng lên”.
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2024)
- Anh hùng Lao động Thời Kỳ Đổi Mới (năm 2024)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2024)
- Ba lần được tạp chí Forbes Asia bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á
- Hai lần được Tạp chí Quản trị doanh nghiệp châu Á bình chọn 1 trong 51 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất châu Á, CEO xuất sắc châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư.
Trong bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10-10-1959, Bác Hồ đã từng chia sẻ như thế này: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên đúng là một người phụ nữ Việt Nam điển hình, xứng đáng được tặng 8 chữ vàng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đất nước đổi mới. Hy vọng qua bài viết này, nhiều bạn nữ sẽ được truyền thêm cảm hứng để phát triển sự nghiệp hơn nữa trong tương lai.
Đọc thêm về nữ doanh nhân Phạm Thu Hương
Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại, tư tưởng nam nữ bình đẳng đã dần cởi mở hơn. Sau nhiều năm, phái nữ cũng đã chứng minh bản thân cũng có thể kinh doanh giỏi như cánh đàn ông. Ngoài nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, chúng ta còn có nữ CEO Phạm Thu Hương, phu nhân của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Nhấp vào liên kết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về quý bà bí ẩn này nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng YênHotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc