Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024
Hiện nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh mới phát triển trên nền tảng công nghệ online và trở thành trung tâm ứng dụng của mọi ngành. Và marketplace là một thuật ngữ khá mới mẻ trong thương mại điện tử, tuy nhiên lại nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Vậy marketplace được hiểu là gì? Cơ hội phát triển của marketplace hiện nay và trong tương lai như thế nào?
“Marketplace” được hiểu đơn giản là một hình thức thương mại điện tử tạo sự kết nối giữa người mua và người bán tiềm năng nhất để giúp cho việc thuê, mua hay trao đổi và thương lượng giữa họ. Nếu như trước kia, khi bạn cần bán hàng trong các nhóm thì phải đăng ký và những người mua hàng phải trở thành thành viên của nhóm đó mới có thể thấy được cũng như mua hàng thì hiện nay, với hình thức marketplace, bạn chỉ cần đăng mặt hàng lên một cách đơn giản là người mua có thể tìm kiếm ra và mua được hàng dễ dàng, nhanh chóng.
Mô hình B2C trước đây rất phát triển và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì sẽ không có đủ nguồn kinh phí để có thể đầu tư cho các vấn đề liên quan khác trong hoạt động kinh doanh. Do đó, chuyển từ B2C sang marketplace đã được rất nhiều đơn vị lựa chọn nhằm mục đích giải quyết được những mối lo về kinh phí. Thực tế có thể thấy, từ khi ra đời, marketplace đã tạo ra rất nhiều những lợi ích đối với doanh nghiệp cũng như người mua hàng. Marketplace cho phép người mua hàng có thể nhắn tin trực tiếp, trả giá mặt hàng cho người bán. Đây là một hình thức thường được sử dụng trong các ngành liên quan đến thương mại điện tử cũng là mô hình rất phổ biến với các thương hiệu nổi tiếng hiện nay. Do đó, bản chất của marketplace sẽ khiến cho các doanh nghiệp có được lợi thế rất lớn trong hoạt động kinh doanh, giúp họ có thể tiếp cận với các đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ngày nay, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử từ khi chuyển sang mô hình marketplace đã giảm được đáng kể những chi phí về kho bãi, mua hàng,... cũng như vốn lưu động được quản lý một cách chặt chẽ, ổn định hơn. Sau khi thực hiện đăng tải các mặt hàng lên các trang mạng xã hội thì hàng hóa vẫn nằm ở kho và thuộc quyền sở hữu của các nhà cung cấp. Và khi có đơn từ khách hàng họ mới tiến hành liên hệ để đóng gói và gửi đi. Vậy người bán sẽ được lợi gì khi tham gia mô hình này và cách tham gia bán hàng trên facebook marketplace như thế nào?
Với việc áp dụng mô hình marketplace như hiện nay, các bên bán hàng sẽ được cung cấp một cách đầy đủ nhất những công cụ hữu ích để có thể mở các cửa hàng trực tuyến của mình để kinh doanh. Tại đây, họ sẽ phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề kiêm tra chất lượng của sản phẩm, tạo niềm tin với khách hàng. Điều này sẽ mang đến cho người mua hàng có cảm giác an tâm hơn và cũng đảm bảo được quyền lợi của khách hàng khi mua các sản phẩm qua mô hình marketplace. Và quá trình giao dịch qua hình thức này cũng diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Cụ thể, trước đây, để có thể tham gia chào bán một mặt hàng nào đó, người bán phải đăng ký tham gia vào các hội nhóm trên facebook hay tạo một fanpage, đăng bài lên trang cá nhân để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách này cũng không mang lại hiệu quả bởi lượng khách hàng tiếp cận không cao. Khách hàng khi muốn tìm kiếm và mua một sản phẩm nào đó cũng phải tham gia vào các hội nhóm đó hay thông qua bạn bè mới có thể tìm được những sản phẩm mình cần. Hiện nay, vấn đề đó đã không còn là mối lo ngại với người bán hàng cũng như người mua hàng nữa khi xuất hiện mô hình marketplace. Với hình thức này, bạn có thể dễ dàng sử dụng các thanh công cụ để tìm kiếm và lựa chọn các sản phẩm hay địa điểm, khu vực mình mong muốn mua hàng. Việc có thể lựa chọn được địa điểm mua hàng cũng giúp khách hàng hay người bán hàng có thể giảm bớt được chi phí giao hàng. Và khi đã tìm được sản phẩm mình cần, khách hàng chỉ cần click vào xem hình ảnh của sản phẩm là có thể thấy được những thông tin đầy đủ của sản phẩm đó, bao gồm giá cả, kích thước hay chất liệu và lưu lại các sản phẩm đó để xem lại sau nếu cần.
Việc thực hiện bán hàng trên facebook theo mô hình marketplace khá đơn giản. Bạn chỉ cần vài thao tác tải hình ảnh và điền đầy đủ những thông tin về sản phẩm như tên, giá cả, mô tả,... là đã có thể đưa các mặt hàng lên và quảng bá mà không cần phải tham gia các hội nhóm nào khác.
Vào khoảng nửa cuối năm 2024, mô hình thương mại điện tử marketplace ra đời và đã cung cấp đến những lợi ích lớn đối với cả bên bán hàng và mua hàng, giúp họ có những cơ hội để có thể tiếp cận với sản phẩm một cách dễ dàng và an toàn hơn dựa trên cơ sở thừa kế, phát huy những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử đã có sẵn. Đi đầu mô hình marketplace phải kể đến chính là ông trùm Lazada với sự phát triển ngày càng lớn mạnh. Về bản chất thì khái niệm về marketplace cũng không hề mới đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một sàn giao dịch mà người bán và người mua có thể tập trung lại và dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận được với nhau. Thực hiện cho mục tiêu đó, các đơn vị trung gian sẽ cung cấp dịch vụ marketplace và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng khách hàng. Ví dụ như Lazada đã xây dựng nên một website thương mại điện tử B2C rất chuyên nghiệp và tích hợp toàn bộ những yêu cầu của người mua để họ có thể mang đến cho khách hàng sự tin tưởng cũng như ủng hộ doanh nghiệp lâu dài.
Mô hình marketplace sau một thời gian triển khai đã khẳng định ưu thế của mình trên thị trường. Marketplace đã giúp cho các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời và phát triển của hàng loạt các trang thương mại điện tử. Cụ thể ưu thế của marketplace chính là:
- Marketplace giúp đơn giản hóa quá trình mua bán các mặt hàng. Người bán có thể đăng tải các hình ảnh, người mua thì chỉ cần chọn các sản phẩm ưng ý và marketplace sẽ giúp bạn trong việc đóng gói cũng như giao hàng tận nơi.
- Marketplace giúp giảm đáng kể những chi phí của doanh nghiệp cho một số vấn đề liên quan như kho bãi, quản lý hàng hóa,...
- Doanh nghiệp nhờ có marketplace cũng đã quảng bá được thương hiệu và tiếp cận với các đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Với mô hình marketplace, khách hàng có thể thỏa thích lựa chọn các mặt hàng theo giá cả, chất lượng mà mình mong muốn.
Lazada được xem là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình marketplace trong kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Với mô hình này, lazada đã hợp tác đã thực hiện việc hợp tác đa chiều với 3 khía cạnh khác nhau là nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ và đơn vị cung cấp các dịch vụ. Chính việc áp dụng mô hình marketplace này đã giúp họ mang đến những lợi ích to lớm cho người tiêu dùng trực tuyến cũng như toàn bộ những đối tác của lazada, từ đó góp phần quan trọng trong thúc đẩy mạnh mẽ sự thành công của mô hình marketplace trong thương mại điện tử. Mặt khác, nếu mô hình marketplace đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải đầu tư khá nhiều cho các chủng loại và số lượng hàng hóa cũng như các vấn đề về kho bãi, giao nhận hàng thì mô hình C2C sẽ giúp giảm bớt những gánh nặng này. Do đó, khi mô hình marketplace được ra đời và triển khai trên lazada, nhanh chóng chiếm đến 80% tổng giá trị của các sản phẩm và hàng hóa.
Marketplace ra đời đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử dù trước đó họ chưa có định hình và xác định rõ ràng về thị trường này. Việc tham gia vào marketplace, các doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng toàn bộ những lợi thế của một sàn giao dịch thương mại điện tử như có được lượng khách hàng ngày càng lớn, ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại, có các chiến lược marketing hiệu quả,... Và lazada đến cuối năm 2024 cũng đã mang đến cho các đối tác những tài khoản riêng để họ có thể tiếp cận được thông tin về khách hàng một cách dễ dàng nhất. Từ đó, các doanh nghiệp bán hàng có thể nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng tiềm năng và tính toán cũng như đưa ra các chiến lược sản phẩm cho phù hợp để mang đến hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, lazada cũng thường xuyên đưa ra các chiến lược quảng cáo trực tuyến rất mạnh mẽ cũng như liên tục tung ra những chương trình khuyến mại lớn kèm các mã giảm giá cho khách hàng, mang lại niềm tin đối với người dùng và nhận được sự ủng hộ lâu dài của khách hàng.
Việc làm chuyên viên quảng cáo
Tiki là một trong những đơn vị trước đây cũng từng áp dụng hình thức B2C để hoạt động kinh doanh, có nghĩa là các sản phẩm sẽ được họ nhập về một lượt và lưu lại kho để bán. Họ cũng chính là những người sẽ phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng, cách thức giao hàng cũng như hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan. Và mặc dù các sản phẩm của Tiki đều đảm bảo được chất lượng hay hỗ trợ đổi trả cho khách hàng nhưng các mặt hàng của Tiki thường sẽ không đa dạng và phong phú so với một số trang thương mại điện tử khác. Và đến cuối năm 2024, khi Tiki chuyển từ B2C sang mô hình marketplace thì các sản phẩm, dịch vụ của họ cũng ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển mạnh mẽ hơn.
Trước đây, tất cả các sản phẩm được đăng tải và bán trên Tiki đều sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng nên khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi mua hàng. Tuy nhiên, khi chuyển sang mô hình marketplace thì sẽ có rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bán hàng nên các bạn cần phải hết sức cẩn thận và xem kỹ những thông tin cũng như các đánh giá về sản phẩm để tránh xảy ra các vấn đề khiếu nại làm tốn thời gian và ảnh hưởng đến cả hai bên. Cụ thể là cần lưu ý những vấn đề sau:
- “Tiki trading” – nghĩa là các sản phẩm có xuất hiện dòng “được cung cấp bởi Tiki” là sẽ được bán bởi Tiki nên mọi người có thể an tâm khi mua hàng.
- “Đơn vị thứ ba” – có nghĩa là các sản phẩm được bán ra không có dòng Tiki trading thì sẽ không được bán bởi nhà cung cấp Tiki mà sẽ do một đơn vị khác đăng ký bán hàng trên Tiki để thông qua đó tiếp cận, mang đến cho khách hàng những sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện và hoạt động trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên mô hình marketplace đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu và nắm rõ về marketplace là gì cùng những thông tin có liên quan đến marketplace. Từ đó áp dụng thật tốt vào kinh doanh cũng như mua hàng nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc