Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tải và viết mẫu đơn xin từ chức để lại những kỷ niệm đẹp

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Từ chức là một trong những hoạt động chiếm phần thiểu số ở các cơ quan, đơn vị hành chính hay doanh nghiệp. Một người cảm thấy rằng họ không thể đảm nhiệm trọng trách của mình ở một vị trí nào đó. Chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như vi phạm quy định, bị khiển trách,... việc vẫn giữ chức vụ đó có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập thể. Mẫu đơn xin từ chức là một trong những thủ tục không thể thiếu trong văn hóa từ chức tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn biểu mẫu đơn xin từ chức mới nhất và những thông tin xoay quanh nó!

Việc làm

1. Mẫu đơn xin từ chức là gì?

Mẫu đơn xin từ chức là gì?
Mẫu đơn xin từ chức là gì?

Anh với tôi hai người không quen biết
Chạm mặt nhau đều chung ảnh làm thuê.
Anh gắn bó đã bao mùa quýt chín
Mà với tôi, mọi thứ mới bắt đầu.

---

Cuộc sống giàu nghèo ai biết trước
Chuyện ngày mai rồi sẽ thế nào.
Nhưng chắc chắn một điều tôi biết
Giữa mênh mông ai là bạn là bè.

---

Nay anh nghỉ bầu trời như xám lại
Thôi chúc anh vạn sự bình an.
Tay gác kiếm nhưng ý chí hiên ngang
Ngày trở lại, mong anh đừng từ chức.

Trách nhiệm luôn đi kèm với chức vụ, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, đó là một điều không thể chối cãi. Một người sẽ phải bỏ ra nhiều hơn quỹ thời gian của mình, năng lực, sự tâm huyết và công sức cá nhân thì mới có thể chinh phục được những nhiệm vụ trong vai trò hiện tại. Mặc dù vậy, dòng chảy thăng tiến không mãi êm đềm, đôi khi bạn sẽ gặp phải những cám dỗ, thách thức hay nhiều yếu tố khách quan như gia đình, sức khỏe,... tác động đến công việc và đến một lúc nào đó bạn sẽ không thể gánh vác nổi. Việc viết mẫu đơn xin từ chức để thôi giữ chức vụ hiện tại, và chuyển nhượng cho một cá nhân khác sẽ khiến tâm tình của bạn được thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Cũng phải nói rằng, việc từ chức có thể bắt nguồn từ những bê bối riêng tư như vi phạm hành chính, ngoại tình,.. hay bê bối liên quan đến chính trị như nhận hối lộ, tham nhũng,... mà người đứng đầu thường gặp phải. Do đó ở những trường hợp này, nếu cá nhân vi phạm không chủ động viết mẫu đơn xin từ chức thì họ chắc chắn sẽ phải đối diện với những cưỡng chế điều tra hay các rủi ro khác về mặt pháp lý như bị miễn nhiệm, bị khiển trách kỷ luật,.... Đó cũng chính là lý do từ chức được xem là một văn hóa thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu.

Đơn từ chức
Đơn từ chức

Như vậy mẫu đơn xin từ chức là một biểu mẫu, một văn bản hành chính thường được sử dụng cho những cá nhân giữ chức vụ cao có mục đích chủ động xin thôi giữ chức vụ. Mẫu đơn xin từ chức như một thông điệp và một quyết định mang tính cá nhân cần được xem xét, có ý nghĩa lớn trong việc thể hiện thái độ và trách nhiệm của cá nhân đang giữ chức vụ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Tham khảo thêm: Đơn xin việc

2. Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn xin từ chức

Việc làm mẫu đơn này có thể khá khó khăn đối với những cá nhân “chưa có kinh nghiệm” từ chức. Do đó, cách thực hiện đảm bảo đúng luật định cùng là một điều đáng quan tâm. Dưới đây, timviec365.vn sẽ giúp bạn thực hiện đúng quy chuẩn nội dung của một mẫu đơn xin từ chức.

Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn xin từ chức
Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn xin từ chức

2.1. Mẫu đơn xin từ chức có nội dung gì?

Trước hết, hãy cùng xác định lại một lần nữa những nội dung bên trong mà một mẫu đơn xin từ chức cần phải có. Cụ thể là những nội dung như sau:

- Thứ nhất, thông tin về đơn vị, cơ quan, tổ chức mà bạn muốn gửi đơn xin từ chức: Đó có thể là thông tin về cá nhân quản lý, thủ trưởng cơ quan hoặc ban giám đốc của một doanh nghiệp.

- Thứ hai, thông tin của cá nhân người thực hiện đơn xin từ chức: Bao gồm những thông tin như họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc CCCD kèm đơn vị và ngày cấp, thông tin về chức vụ đang nắm giữ (nhân viên, chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc,...), Email, số điện thoại và địa chỉ nơi ở.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

 Mẫu đơn xin từ chức có nội dung gì?
 Mẫu đơn xin từ chức có nội dung gì?

- Thứ ba, yêu cầu cá nhân người xin từ chức: Phần này thể hiện rõ lý do mà cá nhân người đang giữ chức vụ phải từ chức. Bao gồm lý do cá nhân (tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, di chuyển chỗ ở), lý do năng lực (năng lực thiếu, không phù hợp với những nhiệm vụ được phân công, không sắp xếp được thời gian hợp lý, kết quả thực hiện công việc yếu kém,...). Vì những lý do trên nên cá nhân người giữ chức vụ phải viết đơn này để từ chức, mong cơ quan, ban giám đốc, thủ trưởng, ban lãnh đạo có thể xem xét.

- Thứ tư, kính ngữ và lời cảm ơn sau cùng.

Trên đây là những nội dung cơ bản của biểu mẫu này. Nắm được những nội dung này, cá nhân viết đơn sẽ biết mình cần phải soạn thảo và thực hiện đơn như thế nào cho hợp tình hợp lẽ, hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

2.2. Chi tiết và ví dụ về cách viết mẫu đơn xin từ chức

Chi tiết và ví dụ về cách viết mẫu đơn xin từ chức
Chi tiết và ví dụ về cách viết mẫu đơn xin từ chức

Ở nước ta, do chính trị có đặc thù khác biết cho nên việc thực hiện mẫu đơn xin từ chức dường như là một việc làm khá hiếm gặp hoặc thậm chí là khiến người khác có thể rất ngạc nhiên. Ngoài ra, từ chức ở nước ta không chỉ đơn thuần ở việc gửi đơn cho lãnh đạo hay thủ trưởng của cơ quan mà còn phải gửi trực tiếp đến các cơ quan Đảng từ trên cho đến dưới để được xem xét chỉ đạo hoặc phê duyệt.

Do vậy, cần dựa trên cơ sở về các chức vụ, cương vị mà cá nhân người đang kiêm nhiệm hoặc đảm nhiệm nắm giữ để thực hiện mẫu đơn này. Đôi khi, trong một số trường hợp, đơn phải được gửi lên cả sở hoặc bộ nội dung để theo dõi, cập nhật và lưu trữ.

Cách viết đơn xin từ chức
Cách viết đơn xin từ chức

Ở mục kính gửi, đối với những lãnh đạo giữ chức vụ cao có thể bao gồm thông tin về nơi nhận như sau: Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Nội vụ và văn phòng tổ chức CP. Ngược lại với những chức vụ cán bộ chuyên môn cấp thấp, thì phần kính gửi ghi thông tin của các thủ trưởng hay lãnh đạo các đơn vị là hợp lý.

Lý do xin từ chức là một trong những nội dung được các cá nhân quan tâm nhất khi thực hiện mẫu đơn này. Tất nhiên như đã nói, lý do được chọn để viết trong đơn từ chức có thể xuất phát từ từng trường hợp hay hoàn cảnh nhất định. Mặc dù vậy, có thể thấy được lý do được sử dụng phổ biến trong văn hóa từ chức của nước ta là do tình hình sức khỏe cá nhân không được tốt, do đó không thể đảm bảo công tác tốt và hoàn thành các nhiệm vụ đã được phân công.

Chi tiết và ví dụ về cách viết
Chi tiết và ví dụ về cách viết

Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến một cá nhân có thể viết đơn xin từ chức. Nhưng ngoài lý do khách quan, rất ít ai có đủ can đảm và tự tin để đưa ra một lý do cá nhân mang tính chủ quan. Chẳng hạn như năng lực quản lý, trình độ chuyên môn yếu kém, hay yếu về đạo đức - phẩm chất chính trị,... Với những người công tác trong bộ máy địa phương, cơ quan hành chính, Nhà nước, Đảng thì việc viết lý do như thế cũng là điều dễ thông cảm.

Khác với những cá nhân làm việc Nhà nước, với người làm trong các tổ chức công ty, doanh nghiệp thì từ chức có thể viết những lý do như sau. Lấy một ví dụ: Một Trưởng phòng kiểm toán không muốn giữ chức vụ này nữa do thiếu năng lực tính toán, hay lo sợ những rủi ro tài chính về mặt pháp lý. Lúc này, khi viết đơn xin từ chức, cá nhân đó sẽ viết như sau: “Trong thời gian tới, tôi đã dự định theo học một chương trình đào tạo Tiến sĩ về chuyên môn kiểm toán tài chính để trau dồi thêm nghiệp vụ. Do đó, tôi không thể sắp xếp được thời gian để đảm nhiệm tốt nhất trách nhiệm ở vai trò Trưởng phòng kiểm toán của Công ty ABC. Tôi viết đơn này.....”

Xem thêm: Việc làm trưởng phòng kế toán

2.3. Những điều cần lưu ý khi viết mẫu đơn xin từ chức

Những điều cần lưu ý khi viết mẫu đơn xin từ chức
Những điều cần lưu ý khi viết mẫu đơn xin từ chức

Tốt nhất trước khi đặt bút để viết mẫu đơn xin từ chức, bạn nên cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ về vấn đề và quyết định từ chức. Tại sao? Bởi vị khi công việc bỗng dưng bị thay đổi đột ngột, cuộc sống cá nhân và gia đình ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Trừ khi lý do liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nào đó,... hoặc thực sự bản thân đang còn nhiều thiếu sót thì mới quyết định từ chức.

Bởi khi được tin tưởng và bổ nhiệm một chức vụ mới, chúng sẽ đi kèm với trách nhiệm to lớn hơn. Bạn có thể sẽ bị chán nản, cảm thấy khó khăn trong những ngày đầu. Tất nhiên, ai ai cũng trải qua cảm giác này, và chắc chắn bạn cần có thời gian để làm quen và thích nghi với chúng. Đi đôi với chức vụ lớn, trách nhiệm nặng nề vẫn là những quyền hạn, lợi ích cá nhân nhiều hơn. Do đó, viết mẫu đơn xin từ chức chỉ nên khi bạn đã thực sự cân nhắc rất nhiều lần rồi mới đưa ra quyết định.

Quy định về từ chức đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị các cấp Nhà nước hay Đảng thì phải thực hiện chính xác từng bước trong quá trình từ chức. Mẫu đơn xin từ chức được đính kèm trong hồ sơ từ chức của cá nhân đang giữ chức vụ, được gửi đồng thời cho người đứng đầu cơ quan và các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền quản lý, chờ đợi để được xem xét và phê duyệt.

Những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý 

Việc gửi đơn nên được thực hiện sớm, với những cá nhân giữ chức vụ càng cao, càng quan trọng thì càng phải chú ý. Bởi thông thường, doanh nghiệp, công ty phải có một thời gian cân nhắc và sắp xếp được cá nhân mới thay thế ở vị trí của bạn. Thời gian quy định thực hiện mẫu đơn xin từ chức tùy vào chức vụ mà cá nhân đang nắm giữ. Chẳng hạn như đơn thường phải được gửi đi trong 1 - 3 tháng với những chức vụ như thành viên ban giám đốc, trưởng phòng, quản lý,... Ngoài ra, có thể gửi trước 6 tháng với những chức vụ đặc biệt.

Mẫu đơn xin từ chức cần được viết với văn phong và cách trình bày nghiêm túc, đúng quy chuẩn trong văn bản hành chính.

3. [Download] Mẫu đơn xin từ chức mới nhất

[Download] Mẫu đơn xin từ chức mới nhất
[Download] Mẫu đơn xin từ chức mới nhất

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn xin từ chức mới nhất được tổng hợp và cập nhật bởi timviec365.vn:

don-xin-tu-chuc.docx

don-xin-tu-chuc.pdf

mau-don-xin-tu-chuc.docx

Trên đây là những chia sẻ của timviec365.vn về thông tin xoay quanh mẫu đơn xin từ chức. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và cân nhắc kỹ càng hơn về những quyết định trong công việc của mình!

Đơn xin nghỉ việc, top mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn nhất 2020

Bạn có nhu cầu được nghỉ công việc hiện tại để đổi sang một công việc mới phù hợp hơn? Viết đơn xin nghỉ việc chưa bao giờ là dễ dàng. Cùng khám phá cách viết và các mẫu đơn xin nghỉ việc tại timviec365.vn nhé!

Đơn xin nghỉ việc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;