Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô tả công việc chỉ huy trưởng - Bí quyết xin việc thành công

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi đăng tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ phải chuẩn bị bản mô tả công việc chỉ huy trưởng một cách rõ ràng và chi tiết nhất để ứng viên hiểu được nhiệm vụ cũng như những quyền lợi mà họ được hưởng. Vậy để làm rõ những vấn đề ấy hãy cùng timviec365.vn khám phá bài viết dưới đây nhé!

1. Bạn hiểu gì về nghề chỉ huy trưởng?

Theo bạn những ngành nghề nào có chức vụ chỉ huy trưởng? Theo điều tra và tìm hiểu của timviec365.vn thì vị trí này được sử dụng chủ yếu trong ngành kiến trúc và xây dựng. Vậy hôm nay tôi sẽ bật mí cho các bạn về vị trí chỉ huy trưởng công trình để bạn hiểu thêm về một nghề trong xã hội nhé.

Chỉ huy trưởng công trình hay còn được gọi là quản lý xây dựng có trách nhiệm quản lý và điều hành các dự án xây dựng được thực hiện bởi công ty. Vị trí này có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thi công.

Bạn hiểu gì về nghề chỉ huy trưởng?
Bạn hiểu gì về nghề chỉ huy trưởng?

Hiện tại ngành xây dựng đang trở thành xu hướng tìm việc làm của các bạn trẻ bởi tính thực tế mà nó đem lại, trong đó vị trí chỉ huy trưởng công trình lại là mục tiêu đặt ra để các bạn ấy phấn đấu và giành nó về tay mình. 

Để có được vị trí mơ ước này, trước hết hãy cùng tìm hiểu về bản mô tả công việc mà tôi đưa ra sau đây, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Xem thêm: Hiểu rõ hơn về lương chỉ huy trưởng công trình xây dựng!

2. Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả

Bản mô tả công việc chỉ huy trường mà tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây chắc chắn sau khi đọc xong các bạn sẽ nhận ra rằng công việc tương lai của mình sẽ cần thực hiện những gì và hơn nữa bạn sẽ thấy rằng mình đang còn thiếu những gì để có thể thực hiện những công việc ấy.

Một người lãnh đạo nhất là phải quản lý những công trình dự án xây dựng tiền tỷ chắc chắn chỉ huy trưởng sẽ phải gánh trên vai rất nhiều nhiệm vụ và trọng trách, vậy đó là những nhiệm vụ cụ thể nào cùng tôi theo dõi tiếp nhé!

2.1. Giám sát các dự án xây dựng của công ty

Chỉ huy trưởng cũng sẽ có trách nhiệm giám sát các dự án được đưa vào thi công, họ giống như cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc và thay mặt họ kiểm tra, giám sát tất cả những gì liên quan đến dự án đó.

Từ việc theo dõi tiến độ làm việc, thái độ làm việc của công nhân xây dựng cho đến đảm bảo chất lượng đầu ra của công trình ấy cũng do chỉ huy trưởng thực hiện. 

Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả
Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả

Kiểm tra xem công nhân có thực hiện đúng theo yêu cầu về tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật mà khách hàng đưa ra hay không, việc xảy ra sai sót chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu bạn là chỉ huy trưởng.

Thường xuyên kiểm tra và giám sát bất ngờ để năm được tinh thần cũng như thái độ làm việc của công nhân tại công trường, việc này chắc chắn sẽ giúp chỉ huy trưởng kiểm soát chất lượng tốt nhất.

Tuyển chỉ huy trưởng

2.2. Phối hợp cùng với các bộ phận liên quan và khách hàng

Để có một công trình hoàn hảo, chắc chắn người chỉ huy trưởng không thể tự mình thực hiện điều đó. Họ cần phải phối hợp chặt chẽ cùng với những bộ phận liên quan khác để hỗ trợ công việc cho nhau lúc gặp khó khăn.

Chỉ huy trưởng cũng sẽ là người thay mặt cho công ty đàm phán và làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng với khách hàng đưa ra những định hướng chúng, đưa ra những tiêu chuẩn và quy tắc áp dụng vào với dự án của mình. 

2.3. Chỉ huy trưởng công trình lo các thủ tục về mặt pháp lý

Về cơ bản, chỉ huy trưởng chỉ cần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng do sự hiểu biết sâu rộng của mình về lĩnh vực pháp luật nên họ cần phải đảm nhiệm thêm một trọng trách nữa đó chính là đứng ra lo các thủ tục pháp lý để dự án được đi vào hoạt động hợp pháp.

Toàn bộ những giấy tờ liên quan đến dự án chẳng hạn như giấy phép xây dựng của dự án, hợp đồng thương thảo giữa công ty và chủ đầu tư, hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp,... đều do chỉ huy trưởng thực hiện. Chỉ có người quản lý trực tiếp mới có thể hiểu và đưa ra những giấy tờ cần thiết nhất.

Việc làm chỉ huy trưởng công trình

2.4. Là người quyết định việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của dự án

Bạn nghĩ rằng ai sẽ là người chỉ định nguyên vật liệu đầu vào cho các dự án? Đương nhiên là do chỉ huy trưởng đảm nhiệm rồi, họ là người có kiến thức chuyên môn, am hiểu về xây dựng và là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng của dự án đó chẳng có lý nào lại không kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ này.

Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả
Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả

Mặc dù khối lượng công việc rất lớn nhưng họ vẫn vui vẻ đảm nhận bởi vì chỉ có như vậy mới giúp đảm bảo được chất lượng đầu ra cho công trình một cách tốt nhất.

2.5. Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về quản lý công trình

Mọi nghiệp vụ liên quan đến dự án và công trình xây dựng chỉ huy trưởng sẽ là người nắm rõ nhất. Chính vì vậy chỉ huy trưởng sẽ có trách nhiệm tham mưu và cố vấn cho ban giám đốc về cách quản lý, những tiêu chuẩn nhất định của công trình là gì để ban giám đốc có những hiểu biết chuyên sâu hơn.

2.6. Phụ trách đảm bảo an toàn lao động nơi công trường

Bạn cũng biết môi trường công trường là một môi trường chứa đầy rẫy những rủi ro tiềm ẩn. Trong môi trường đó không ai có thể lường trước rủi ro sẽ xảy ra khi nào và ở đúng vị trí nào? Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động chỉ huy trưởng cần phải đưa ra những quy chế về an toàn lao động để công nhân thực hiện. 

Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả
Những mô tả công việc chỉ huy trưởng bạn cần biết nếu muốn tìm việc hiệu quả

Ví dụ một vài quy chế được đưa ra để giảm thiểu tai nạn lao động:

Khi vào công trường bắt buộc phải mặc quần áo và đội mũ bảo hộ, đeo giày, găng tay được phát từ công ty,...

Con người chính là tài sản vô giá và cũng được công ty đặt lên hàng đầu, chính vì vậy chỉ huy trưởng sẽ phải làm cách nào đưa ra phương án tối ưu nhất vừa có thể đảm bảo được chất lượng lại vừa có thể đảm bảo được an toàn cho toàn thể công nhân tại công trường. Đây là một nhiệm vô cùng khó khăn mà không phải ai cũng làm được, chính vì vậy nó làm tăng sức ảnh hưởng của chỉ huy trưởng đối với doanh nghiệp.

Việc làm giám sát thi công

2.7. Báo cáo kết quả tình hình hoạt động công trình lên cấp trên

Báo cáo công việc lên cấp trên về nhiệm vụ được giao là điều đương nhiên đối với một nhân viên khi làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên báo cao theo hình thức nào thì lại phù thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau. Có doanh nghiệp sẽ yêu cầu báo cáo hàng ngày về kết quả đạt được nhưng cũng có những doanh nghiệp lại yêu cầu bạn báo cáo theo tuần về những gì mình làm được.

Công việc báo cao thì đơn giản tuy nhiên nếu bạn không làm tốt những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình thì bản báo cáo này sẽ trở thành nỗi ám ảnh của bạn.

Trên đây là những công việc cơ bản mà một người chỉ huy trưởng cần phải thực hiện trong quá trình dự án hoạt động. Tất nhiên sẽ có những nhiệm vụ khác được cấp trên đưa ra thì bạn vẫn cần phải thực hiện và hoàn thành nó đúng thời hạn.

Công việc của chỉ huy trưởng tương đối phức tạp và có độ khó nhất định mà không phải ai cũng có thể đảm nhiệm. Vậy nên nếu muốn biết thêm về yêu cầu của vị trí này là gì thì hãy cùng tôi theo dõi phần tiếp theo để nhận ra bạn có phải là một ứng viên tiềm năng không nhé!

3. Những yêu cầu đặt ra để bạn trở thành chỉ huy trưởng thành công

3.1. Yêu cầu cơ bản dành cho chỉ huy trưởng

Một vị chỉ huy trưởng đương nhiên không thể nào thiếu đi kiến thức chuyên môn và sự am hiểu chuyên sâu đối với lĩnh vực mình thực hiện. Về mặt chuyên môn, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên ở vị trí này cần phải tốt nghiệp các trường từ trình độ Đại học trở lên với những chuyên ngành như là kiến trúc, ngành xây dựng, và một số ngành liên quan khác. Việc tham gia và tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp sẽ là điều kiện đầu tiên giúp ứng viên dảm bảo yêu cầu khi ứng tuyển vị trí này.

Những yêu cầu đặt ra để bạn trở thành chỉ huy trưởng thành công
Những yêu cầu đặt ra để bạn trở thành chỉ huy trưởng thành công

Tiếp theo một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết được nhà tuyển dụng đưa ra với vị trí này đó là kinh nghiệm làm việc thực tế. Vậy bạn đã sở hữu kinh nghiệm để sẵn sàng đối mặt với nhà tuyển dụng nói về những gì mình đã có chưa? Chỉ huy trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến các dự án và tình hình phát triển của công ty, chính vì vậy bạn cần sở hữu điều kiện này để đảm bảo rằng những hoạt động xây dựng được xảy ra ổn định hơn.

Việc làm xây dựng tại Hà Nội

3.2. Những yêu cầu về kỹ năng của chỉ huy trưởng

Một chỉ huy trưởng công trình cần phải sở hữu những kỹ năng gì để phát triển hơn trong sự nghiệp? Đây là câu hỏi của rất nhiều ứng viên chuyên ngành gửi về cho timviec365.vn với mong muốn tìm lời giải đáp chính xác nhất. 

Tất nhiên tôi không dám chắc khi bạn thực hiện và sở hữu những yếu tố này thì bạn sẽ thành công trong tức khắc, tuy nhiên thì tôi có thể khẳng định rằng công việc của bạn sẽ gặp suôn sẻ, thuận lợi hơn trong thời gian sớm nhất, điều này còn tùy thuộc vào sự cố gắng và nỗ lực của mỗi người.

Một số yếu tố mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn đó là:

- Trước tiên là khả năng lãnh đạo trong công việc, bạn có thể đi học thêm các khóa đào tạo kỹ năng này nếu nhận thấy khả năng của mình chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu của công việc.

- Thứ hai, bạn cần khả năng giao tiếp tốt để làm việc với nhiều bộ phận khác, như vậy giúp công việc của bạn diễn ra thuận lợi, các bên hiểu nhau và hỗ trợ công việc cho nhau tốt hơn.

- Thứ ba, giải quyết vấn đề cũng là yếu tố giúp bạn thành công hơn trong công việc. Trong mọi tình huống xảy ra nếu bạn nhạy bén và biết cách xử lý khéo léo chúng thì chắc chắn bạn sẽ thu về được kết quả đáng bất ngờ.

Những yêu cầu đặt ra để bạn trở thành chỉ huy trưởng thành công
Những yêu cầu đặt ra để bạn trở thành chỉ huy trưởng thành công

- Thứ tư, kỹ năng ra quyết định cũng hết sức cần thiết đấy nhé. Một người “thủ lĩnh” nắm trong tay toàn quyền quyết định những công trình tiền tỷ thì không có lý nào mỗi khi có vấn đề phát sinh xảy ra bạn lại báo cáo và hỏi ý kiến cấp trên. Nếu có ý định làm vậy thì bạn chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu đâu, bởi vì bạn chẳng có tác dụng gì đối với họ cả.

- Cuối cùng, kỹ năng làm việc nhóm. Người ta thường nói “Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chắc hẳn là người Việt Nam ai cũng đã hiểu hết ý nghĩa của câu nói này, chính vì vậy bạn không thể dùng sức của mình bạn mà tạo nên cả “cơ ngơi” đồ sộ cho khách hàng được đâu, những vấn đề nào khó khăn mà chưa biết cách giải quyết bạn có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc có thể nhờ đến sự trợ giúp của những thành viên trong nhóm, điều đó không có hại gì cho bạn cả ngược lại bạn còn có thể thu về kết quả cao hơn, tình cảm đồng đội được gắn kết bền chặt hơn.

Nghe thì có vẻ nhiều nhưng thực chất không nhiều nhặn gì đâu, đó chỉ là một số những yếu tố chủ chốt mà tôi muốn giới thiệu cho bạn để bạn trở nên thành công hơn. Đương nhiên trong công việc thực tế sẽ có những yêu cầu khác mà bạn bắt buộc phải tìm hiểu cần kỹ năng gì để làm tốt nhiệm vụ được giao.

Việc làm xây dựng tại Hồ Chí Minh

4. Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí chỉ huy trưởng cho bạn

4.1. Bạn cần lật lại phần mô tả công việc chỉ huy trưởng trong bản tin tuyển dụng

Mục đích mà tôi muốn bạn lục lại mô tả công việc ở tin tuyển dụng bạn nhìn thấy đối với vị trí chỉ huy trưởng chính là để tìm lại những điểm ưu tiên mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên là gì.

Thông thường những bản tin tuyển dụng sẽ đưa ra những phần ưu tiên mà nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng, dựa vào những lưu ý đó bạn sẽ xác định cho mình rằng đây có phải là công việc phù hợp dành cho mình hay không. Nếu đã sở hữu những yêu cầu đặc biệt ấy thì chắc chắn bạn sẽ biết cách cần chuẩn bị những gì cho phần ứng tuyển của mình.

Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí chỉ huy trưởng cho bạn
Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí chỉ huy trưởng cho bạn

Ví dụ: Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra yêu cầu đặc biệt với ứng viên cho vị trí chỉ huy trưởng đó là yêu cầu bằng tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành xây dựng hệ cử nhân. Vậy nếu bạn sở hữu một tấm bằng như vậy rồi thì hãy đưa nó vào bộ hồ sơ của mình để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một nhân tố tiềm năng và họ có thể lựa chọn bạn về doanh nghiệp làm việc.

Với nhiều doanh nghiệp khác họ có thể yêu cầu về kinh nghiệm chuyên môn là 5 năm đối với vị trí tương đương, vậy nếu bạn cũng sở hữu yêu cầu này thì chắc chắn bạn cũng sẽ lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng thôi.

4.2. Tìm việc làm và ứng tuyển tại timviec365.vn - Lựa chọn sáng suốt dành cho bạn

Tại timviec365.vn đang có nhiều bản mô tả công việc chỉ huy trưởng mà còn sở hữu rất nhiều bản tin tuyển dụng vị trí này từ các nhà tuyển dụng uy tín khác nhau. Tất nhiên không phải tin tuyển dụng nào cũng phù hợp với bạn và nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra yêu cầu quá dễ dàng nhưng dựa vào đây bạn có thể so sánh và lựa chọn cho mình một nhà tuyển dụng phù hợp nhất. 

Tuyển dụng

Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí chỉ huy trưởng cho bạn
Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí chỉ huy trưởng cho bạn

Bản mô tả công việc chỉ huy trưởng càng chi tiết và rõ ràng sẽ khiến cho ứng viên càng dễ xác định được khả năng và trình độ của mình đối với công việc này. Với cơ hội mỏng manh như hiện nay thì tìm việc tại timviec365.vn là cách tốt nhất giúp bạn nâng cao khả năng tiếp cận và ứng tuyển việc làm với vị trí mình mong muốn. 

Chúc bạn sớm tìm được việc làm và hẹn gặp lại ở bài viết sau.

Tham khảo và tải về File bản mô tả công việc mẫu dưới đây mà timviec365.vn đưa ra:

ban-mo-ta-cong-viec-chi-huy-truong-moi-nhat.docx

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;