Tác giả: Phạm Thu Phương
Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 07 năm 2024
Phát thanh viên là những người sử dụng chính giọng nói của mình để có thể truyền đạt tin tức đi mọi nơi, mọi lúc và thường làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam. Vậy để có bạn có thêm thông tin về công việc này thì bài viết mô tả công việc phát thanh viên dưới đây sẽ mang đến cho bạn trọn bộ thông tin đầy đủ nhất.
Ngày nay, sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, chúng ta có thể cập nhật và nắm bắt được mọi thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Bên cạnh việc theo dõi các chương trình qua tivi, điện thoại, di động, máy tính bảng,...tiếp nhận thông tin bằng các giác quan nghe nhìn thì còn có một cách để tiếp nhận thông tin quan trọng thứ yếu khác thông qua đài phát thanh - truyền đạt thông tin bằng giọng nói - phát thanh viên.
Nếu bạn có một giọng nói đặc biệt, khả năng sử dụng ngôn ngữ và cách truyền đạt tốt, và đặc bạn có niềm đam mê với báo chí - yêu thích công việc biên tập - tìm kiếm - khai thác và tổng hợp thông tin thì có thể bạn sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho công việc phát thanh viên này đấy. Vậy quy trình làm việc của một phát thanh viên như thế nào? Phát thanh viên phải làm những công việc gì? Ngay sau sẽ là các câu hỏi trả lời chi tiết nhất cho từng công đoạn làm việc của phát thanh viên. Cụ thể, họ phải làm những công việc như sau:
Thời gian về trước, thông thường phát thanh viên là những người chỉ thực hiện việc truyền đạt thông tin bằng giọng nói của mình khi đến giờ phát sóng. Điều này có nghĩa kịch bản đã được chuẩn bị sẵn và được thực hiện bởi các biên tập viên trước đó.
Ở thời điểm hiện tại, một phát thanh viên sẽ kiêm luôn vị trí của một biên tập viên. Việc làm này vừa dễ mà cũng là một điều khó khăn cho các phát thanh viên. Cái dễ ở đây đó là: Vừa là người khai thác và thực hiện thông tin nên thông tin có sự thống nhất về quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề, hiểu sâu và họ có thể truyền đạt một cách dễ dàng hơn.
Cái khó ở đây là khối lượng công việc sẽ lớn hơn, cụ thể là việc đi tìm kiếm và khai thác thông tin tại các nguồn thông tin uy tín trên các trang mạng xã hội và cả trong thực tế thông qua các buổi phỏng vấn, khảo sát, và săn tin tức để hoàn có thể hoàn thiện kịch bản và đem đến cho độc giả nguồn thông tin chính xác nhất.
Mục đích chính của phát thanh viên là truyền đạt tin tức và cung cấp thông tin đến với các thính giả nghe đài, chính vì vậy mà việc chuẩn bị kịch bản sẽ phải đảm các yếu tố như sau:
- Đáp ứng được nhu cầu của độc giả về các vấn đề mà họ đang quan tâm
- Mang đến các thông tin được cập nhật mới nhất dựa theo xu hướng và tình hình phát triển chung của các lĩnh vực đó để có thể thu hút được độc giả.
- Đưa ra các thông tin có độ chính xác tuyệt đối và phải được kiểm duyệt trước khi phát sóng
- Đảm bảo được tính thời lượng phát sóng, phân bổ nội dung một cách hợp lý cho từng chuyên mục nội dung tương ứng với các mục đã được chuẩn bị sẵn trong kịch bản.
Để làm được điều này các phát thanh viên - dựa vào những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ để có thể tìm kiếm và khai thác thông tin thông từ nhiều nguồn khác nhau như: Qua tài liệu, sách, báo, mạng xã hội, các nhân chứng thực tế trong đời sống - xã hội,...
Nhiệm vụ chính của phát thanh viên là tìm kiếm, khai thác và tổng hợp lại tất cả các thông tin đó - có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề được bàn luận tới trong kịch bản, sắp xếp thông tin một cách hợp lý đối với từng mục, truyền đạt và diễn giải lại các thông tin đó đến độc giả một cách rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu nhất.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi đã chuẩn bị xong kịch bản rồi thì việc kiểm tra lại các thông tin và chỉnh sửa là công đoạn hết sức quan trọng mà một phát thanh viên phải làm.
Trước giờ phát sóng, phát thanh viên cần phải đến sớm để có thể làm những công việc sau:
- Chuẩn bị nội dung - thuộc - nắm được các thông tin chính nhất cần truyền đạt trong buổi phát sóng đó.
- Chuẩn bị các thiết bị kỹ thuật về âm thanh như mic, tai nghe,..và một số thiết bị âm thanh ánh sáng khác.
- Chuẩn bị trong việc kết hợp làm việc giữa các nhân viên khác(nếu có)
Đó chính là công tác chuẩn bị ngay trước giờ phát sóng mà phát thanh viên phải thực hiện. Để gây ấn tượng với độc giả thì vũ khí độc nhất của phát thanh viên đó chính là giọng nói. Chính vì vậy, một phát thanh viên chuyên nghiệp cần thể hiện làm sao cho thính giả có thể thấm nhuần ý mà phát thanh viên muốn truyền đạt chỉ bằng giọng nói.
Chuẩn bị là một chuyện, kết quả ra sao lại nằm ở chính quá trình làm việc thực tế - trong quá trình phát sóng này. Vậy, phát thanh viên phải làm những công việc gì trong quá trình phát sóng?
Có thể phân chia một chương trình phát sóng thành ba phần mở thân kết, công việc của phát thanh viên đó là giới thiệu - dẫn dắt vấn đề - phỏng vấn trực tuyến trong quá trình phát sóng - giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình phát sóng chương trình - đưa ra các thông tin khẳng định - kết luận vấn đề.
Việc làm phát thanh viên radio
Dựa vào các thông tin về quy trình làm việc như trên các bạn có thấy mình phù hợp với công việc này hay không? Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về bản thân thì hãy theo dõi phần nội dung tiếp theo để có niềm tin chắc chắn hơn trước khi đưa ra các quyết định theo hay không theo nghề phát thanh viên này bạn nhé.
Xem thêm: Làm thế nào để tra cứu lương nhanh chóng và dễ dàng?
Phát thanh viên nghe chừng có vẻ là một công việc dễ dàng. Nhưng trong thực tế đây là công việc không hề đơn giản như bạn tưởng tượng. Ngoài các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để có thể làm được công việc này thì bạn còn vần thêm các tố chất khác nữa. Cụ thể, để trở thành một phát thanh viên bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn đối với phát thanh viên: Nếu bạn đã có định hướng sẵn để theo nghề thì việc được đào tạo tại các khoa báo chí và truyền thông tại các trường đại học hoặc cao đẳng như: Đại học khoa học xã hội và nhân văn, cao đẳng truyền hình, học viện báo chí và tuyên truyền, cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Nam,...
Phát thanh viên cần có một lượng kiến thức lớn về các vấn đề và lĩnh vực có liên quan, hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, họ cũng cần nắm được các kỹ năng nghiệp vụ về việc tìm kiếm và khai thác các thông tin.
Yêu cầu về giọng nói: Đây chính là một trong những yêu cầu chính nhất của một phát thanh viên, họ cần phải có một giọng nói hay - độc - lạ, cách diễn đạt rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, có ngữ điệu, không nói ngọng - giọng địa phương, nói lắp,...
Yêu cầu về phẩm chất: Để làm được công việc này bạn cần có sự đam mê với nghề, ham học hỏi, năng động và sáng tạo để có thể tìm ra được các hướng đi mới - phù hợp và có thể áp dụng được trong quá trình làm việc.
Kỹ năng giao tiếp - phỏng vấn là không thể thiếu được đối với công việc này. Như đã bàn ở trên kỹ năng này có thể áp dụng cho quá trình chuẩn bị kịch bản và cả trong quá trình phát sóng trong sự tương tác với thính giả và cả trong các buổi phỏng vấn thực tế khai thác thông tin.
Việc làm Báo chí - Truyền hình tại Hà Nội
Tạo dựng cho mình một phong cách riêng biệt để khi chỉ cần cất giọng nói lên, chưa cần giới thiệu tên là thính giả cũng có thể nhận biết được bạn. Chính điểm nhấn về phong cách cá nhân này cũng chính là điểm thu hút các độc giả theo dõi và lắng nghe các chương trình đó.
Vậy sau khi đọc xong thông tin về các yêu cầu cần có để trở thành phát thanh viên, bạn có thể tự đánh giá khả năng và năng lực của bản thân đang ở mức độ nào? Thiếu những thứ gì? rồi từ từ khắc phục, hoàn thiện và phát triển tiềm lực của bản thân để ngày một tiến bộ hơn.
Tùy vào khả năng, kinh nghiệm và năng lực làm việc của mỗi người mức lương có sự thay đổi khác nhau. Khoảng lương phổ biến mà một phát thanh viên có thể nhận được là từ 7 triệu đồng cho đến 9 triệu đồng.
Ngoài ra nếu bạn làm việc tại các công ty truyền thông, làm việc dựa trên các thiết bị kỹ thuật và nền tảng số thì mức lương có thể cao hơn và dao động trong khoảng từ 8 triệu cho đến 10 triệu đồng.
Việc làm Báo chí - Truyền hình tại Hồ Chí Minh
Mức lương là thứ chắc chắn mà bạn có thể nhận được, nhưng chưa dừng lại ở đó, dù cho bạn có làm việc ở bất kỳ đâu thì việc xem xét các thông tin về quyền lợi được hưởng là vô cùng cần thiết. Một phát thanh viên có thể được hưởng các quyền lợi như sau:
- Được làm việc trong môi trường cực kỳ năng động - nơi bạn được khai thác - khám phá và trau dồi - rèn luyện bản thân
- Có cơ hội được học hỏi thêm các nguồn kiến thức mới từ các lĩnh vực khác nhau.
- Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật và công ty
- Có cơ hội thăng tiến và tiến xa trong công việc
Mỗi ngành nghề đều có cái hay của nó phát thanh viên cũng là một công việc hết sức thú vị để bạn có thể thử sức mình. Nếu đây là công việc bạn thích thì đừng chần chừ gì mà hãy chủ động tìm kiếm một vị trí tại một công ty hay làm việc cho đài tiếng nói Việt Nam cùng các địa chỉ làm việc uy tín khác.
Thông qua bài viết mô tả công việc phát thanh viên, hy vọng bạn đã trả lời được các câu hỏi về quy trình làm việc của một phát thanh viên, mức lương, yêu cầu công việc và quyền lợi được hưởng của phát thanh viên. Hãy cố gắng để tìm được được môi trường làm việc đúng theo như ý bạn mong muốn, chúc các bạn sớm có được thành công trong công việc cùng với đam mê của mình.
Bạn có thể tham khảo và tải tài liệu về mô tả công việc phát thanh viên tại đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc