Tác giả: Phạm Thu Phương
Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024
Phó quản đốc - người trợ thủ đắc lực cho quản đốc để thực hiện các công việc quản lý, điều hành, triển khai công việc một cách nhanh chóng đối với các công việc trong xưởng sản xuất. Các bạn có đang làm trong lĩnh vực sản xuất chắc không còn xa lạ gì đối với vị trí này. Tuy nhiên môi trường làm việc trong xưởng sản xuất có gì khác biệt so với các công việc khác thì bài viết mô tả công việc phó quản đốc dưới đây sẽ là một câu trả lời đầy đủ nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Phó quản đốc - trợ thủ đắc lực cho quản đốc làm việc trong các xưởng tại các nhà máy sản xuất. Tùy vào từng bộ phận mà phó quản đốc có thể làm việc tại các bộ phận khác nhau như phó quản đốc sản xuất, phó quản đốc đóng gói,..
Công việc chính của phó quản đốc là đi thực hiện các công việc được giao và được phân công từ quản đốc xưởng, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát, hoạt động sản xuất trong xưởng và đảm bảo hiệu suất công việc luôn đạt được ở mức độ tốt nhất. Quản lý, giám sát công việc của nhân viên trong xưởng và thực hiện các công việc khác có liên quan đến nhân sự như: Phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo công việc và việc chấp hành nội quy cũng như các quy định, luật, lệ trong công ty để họ có thể nghiêm chỉnh chấp hành và làm việc để đạt kết quả cao nhất.
Hé lộ: Điều bạn chưa biết về lương quản đốc. Đừng bỏ lỡ!
Theo bạn các công việc chính mà một phó quản đốc phải thực hiện là gì? Thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của quản đốc xưởng? Hay chịu trách nhiệm hướng dẫn đào tạo nhân sự? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua sự mô tả về các công việc chính mà một phó quản đốc phải làm như sau.
Phó quản đốc là một vị trí công việc chịu sự quản lý trực tiếp của quản đốc, chính vì vậy mà mọi công việc đều được thực hiện và triển khai theo sự chỉ đạo của cấp trên - quản đốc xưởng. Theo đó quản đốc xưởng là người hỗ trợ quản lý, điều hành triển khai và thực hiện các kế hoạch đã được đề ra trước đó.
Tham mưu, hỗ trợ cung cấp thông tin cho quản đốc về tình hình sản xuất và đề bạt các kế hoạch, hướng đi mới cho sự phát triển chung của nhà máy sản xuất.
Thực hiện các công việc quản lý, giám sát và vận hành công việc đi vào nề nếp trật tự, thực hiện theo đúng quy trình quy định và mục tiêu đã đề ra đối với các đội, nhóm công nhân viên tại xưởng sản xuất.
Theo dõi, giám sát quá trình hoạt động sản xuất để có thể kịp thời phát hiện các lỗi sai, và thực hiện công việc phân tích, đánh giá sự cố đó để có thể tìm ra các hướng khắc phục và hướng giải quyết mới phù hợp, thực hiện giải quyết vấn đề trong phạm vi quyền hạn cho phép.
Làm công tác báo cáo về hoạt động và tình hình sản xuất, cũng như các sự cố, vấn đề còn tồn đọng trong quá trình sản xuất đến quản đốc để tìm ra hướng giải quyết mới.
Như vậy, có thể khẳng định được một điều rằng vai trò quan trọng như một trợ thủ đắc lực đối với quản đốc xưởng từ việc triển khai và thực hiện công việc cho đến việc giải quyết các vấn đề xảy ra tại xưởng sản xuất. Vậy ngoài các công việc được chỉ định từ cấp trên như vậy thì phó quản đốc còn làm những công việc nào khác nữa không?
Tại các xưởng sản xuất, các dây chuyền sản xuất được phân chia nhỏ ra thành các đội, nhóm khác nhau tùy thuộc vào công đoạn và loại thành phần, bộ phận của một sản phẩm được sản xuất. Chính vì vậy, để công việc được hoạt động một cách hiệu quả hơn không thể thiếu được vai trò làm việc của người quản đốc trong việc thực hiện các công việc sau:
- Triển khai và sắp xếp tổ chức các kế hoạch sản xuất và điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng.
- Điều hành và phân công công việc đến từng đội nhóm và đảm bảo sự phối kết hợp làm việc giữa các đội nhóm trong xưởng một để đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc.
- Quản lý các dây chuyền sản xuất theo sự phân công trước đó.
- Đảm bảo hoạt động của xưởng sản xuất làm việc theo đúng tiến độ công việc trong việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát về việc thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc tốt nhất trong từng đơn vị tại xưởng sản xuất.
- Thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc tại xưởng sản xuất và đảm bảo sự vận hành, hoạt động ổn định của các loại máy móc thiết bị đó.
Tìm việc làm giám sát sản xuất
Bên cạnh các công việc điều hành, quản lý, giám sát công việc của các đơn vị từ to đến nhỏ trong xưởng sản xuất, phó quản đốc cũng thực hiện các công việc về quản lý, hướng dẫn và làm các công việc có liên quan đến nhân sự như sau:
- Chịu trách nhiệm phân công và hướng dẫn công nhân trong xưởng sản xuất làm việc đúng thao tác, theo quy trình cụ thể.
- Thông báo đến toàn bộ công nhân nắm được các nội quy, chấp hành các quy định làm việc trong xưởng sản xuất để đảm bảo sự an toàn và vệ sinh trong quá trình lao động. Dọn dẹp sạch sẽ khu vực làm việc sau khi đã hoàn thành công việc.
- Tham gia vào quá trình vận hành công việc trong việc kiểm tra, giám sát công đoạn làm việc và thúc đẩy công nhân làm việc đúng tiến độ.
- Đánh giá chất lượng công việc của công nhân và đề xuất khen thưởng/kỷ luật phù hợp. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên.
Báo cáo công việc: Phó quản đốc sau khi thực hiện các công đoạn và quy trình làm việc trên sẽ phải báo cáo lại tình hình và hoạt động sản xuất tại xưởng đến ban giám đốc. Trong trường hợp quản đốc vắng mặt thì phó quản đốc được sự ủy quyền sẽ thực hiện thay các công việc tại xưởng như: Họp giao ban giữa các tổ, nhóm trưởng tại xưởng sản xuất; Xử lý và giải quyết các vấn nếu có phát sinh.
Đó là toàn bộ các công việc mà một phó quản đốc phải thực hiện và chịu toàn bộ trách cho những công việc mình làm. Như vậy bạn có thể thấy được vai trò là trợ thủ đắc lực của phó quản đốc đối với phó quản đốc chưa?
Để thực hiện được công việc này thì đòi hỏi phó quản đốc phải là một người đa năng có thể làm các công việc có tính bao quát, kinh nghiệm về quản lý và điều hành công việc là yếu tố cần thiết cho công việc này. Vậy yêu cầu để trở thành phó quản đốc là gì? thì phần nội dung tiếp theo trong bài sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn và bằng cấp đối với vị trí phó quản đốc là tốt nghiệp từ Đại Học trở lên, được đào tạo các ngành, chuyên ngành như: Kỹ thuật, quản trị kinh doanh, Kinh Tế, Sinh Học,...và các ngành đào tạo khác có liên quan đến lĩnh vực làm việc.
Kinh nghiệm làm việc yêu cầu ít nhất có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc trong các xưởng sản xuất với vị trí giám sát hoặc các vị trí làm việc tương đương.
Yêu cầu về các kỹ năng như: Ngoại ngữ thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ B trở lên. Bởi trong thực tế các máy móc, thiết bị và cả hàng hóa được sản xuất cũng sẽ được in bằng tiếng anh vì vậy mà kỹ năng ngoại ngữ cũng là một trong những công cụ giúp ích, hỗ trợ cho công việc rất nhiều.
Kỹ năng tổ chức, quản lý và sắp xếp triển khai công việc đối với phó quản đốc là điều vô cùng cần thiết, đây là những kỹ năng chính yếu giúp phó quản đốc không chỉ phát huy khả năng lãnh đạo của mình, đó còn là một cơ hội để rèn luyện cho mục tiêu thăng tiến trong công việc sau này của phó quản đốc.
Khả năng sắp xếp thời gian hợp lý và điều hành công việc và nhân sự cũng rất cần có và sẽ được ưu tiên nếu bạn có các kỹ năng làm việc này.
Bên cạnh các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên môn như trên thì yêu cầu về phẩm chất đối đáp ứng công việc này đó là: Tính trách nhiệm, tính cầu tiến trong công việc là các phẩm chất rất quý giá đối với vị trí phó quản đốc này.
Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh
Làm việc trong môi trường sản xuất tại các xưởng trong nhà máy tiếp xúc trực tiếp với các loại hàng hóa, máy móc thiết bị vì vậy mà rất có thể công việc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe ít nhiều. Vậy mức lương của một phó quản đốc có thể nhận được là bao nhiêu?
Theo như một số khảo sát về mức lương của một phó quản đốc cho thấy mức lương của một phó quản đốc có thể rơi vào khoảng từ 10 cho đến 15 triệu đồng- đây là mức lương khoảng phổ biến đối với vị trí phó quản đốc mà bạn có thể tham khảo.
Đối với những người đã có kinh nghiệm đi xin việc thì phần thông tin về mức lương và quyền lợi được hưởng được xem xét một cách rất kỹ lưỡng. Bởi vì, đây chính là một trong những yếu tố quyết định đến việc người lao động/ các ứng viên có muốn làm việc tại vị trí công việc đó hay không cũng phục thuộc rất lớn vào mục chính sách và chế độ đãi ngộ của công ty.
Vậy cụ thể vị trí quản đốc với yêu cầu công việc và khối lượng làm việc như trên thì có thể được hưởng những quyền lợi như thế nào từ chính sách và chế độ của công ty?
Phó quản đốc có cơ hội được xét tăng lương trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm/ lần, được làm việc theo giờ hành chính, và nghỉ phép và nghỉ lễ theo quy định của công ty mà vẫn được hưởng nguyên lương. Ngoài ra, họ còn được hưởng thêm tháng lương thứ 13 theo như chính sách của công ty đối với nhân viên.
Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội
Chưa hết, Phó quản đốc cũng được hưởng thêm một số phụ cấp khác nữa như phụ cấp đi lại - có xe đưa đón đối với nhân viên nội bộ công ty đến nơi làm việc, phụ cấp ăn trưa và được phát đồng phục công ty một cách miễn phí. Đặc biệt là chế độ bảo hiểm được đóng theo quy định của công ty và pháp luật.
Làm việc trong môi trường sản xuất có thể là môi trường tốt để bạn có thể học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm làm việc khác nhau. Đây cũng chính là cơ hội để bạn có thể tự đặt ra mục tiêu cho con đường thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
Vậy, với toàn bộ thông tin trong bài viết mô tả công việc phó quản đốc các bạn đã nắm được số lượng các công việc mà vị trí này cần phải thực hiện là gì rồi chứ? Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể xác định được những thứ bạn cần để có thể đạt được vị trí này, đồng thời việc đưa lý thuyết vào hành động ngay từ thời điểm này sẽ là quyết định đúng đắn nếu bạn thật sự đang có ý định thay đổi công việc. Vị trí phó quản đốc đang chờ đợi bạn hãy bắt đầu ngay hôm nay.
Bạn có thể tải bản mô tả công việc phó quản đốc ngay tại đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc