Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Trọn bộ thông tin đầy đủ về mô tả công việc Product Manager

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, quy trình sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng để tạo ra sản phẩm chất lượng và đúng tiến độ phục vụ nhu cầu của khách hàng. Và người chịu trách nhiệm lớn nhất trong quy trình này là Product Manager. Vậy bạn đã nắm rõ được công việc của Product Manager cũng như vai trò trách nhiệm của vị trí công việc này. Những thông tin của vị trí này sẽ timviec365.vn được trình bày cụ thể ở bài viết dưới đây.

1. Product Manager là gì?

Product Manager  hay còn gọi là giám đốc sản phẩm  sẽ là người trực tiếp dẫn dắt, điều hành quy trình sản xuất cũng như chỉ đạo các bộ phận liên quan, đảm bảo đúng quy trình, an toàn, chất lượng và đầy đủ về số lượng. Đây là vị trí rất quan trọng trong tổ chức, đặc là những công ty công nghệ hay có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi Product Manager phải có chiến lược, mục tiêu và hiểu rõ đặc điểm sản phẩm trong dây truyền sản xuất. Vị trí này có thể kiêm luôn công việc marketing, dự báo và tính toán nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Ở nhiều khía cạnh khác, giám đốc sản xuất có vai trò tương tự như quản lý thương hiệu trong quá trình đóng gói tiêu thụ hàng hóa.

Product Manager là gì?
Product Manager là gì?

Giám đốc sản xuất cũng là người cung cấp những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm cho các ban lãnh đạo tổ chức và các  phòng ban khác để cùng đưa ra chiến lược tiêu thụ. Họ thường phân tích thị trường và các điều kiện cạnh tranh, đưa ra tầm nhìn sản phẩm khác biệt và mang lại giá trị độc đáo dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Giám đốc sản phẩm là người chịu trách nhiệm xác định “lý do tại sao, khi nào và cái gì” của sản phẩm mà nhóm sản xuất xây dựng.  Điều này có nghĩa là họ dẫn dắt các nhóm đảm nhận những chức năng khác nhau từ khi hình thành sản phẩm cho đến khi ra mắt sản phẩm.

Bật mí: Lương product manager hiện nay là bao nhiêu?

2. Mô tả công việc Giám đốc sản xuất chi tiết

2.1. Giám sát quá trình sản xuất, lên lịch trình sản xuất

Hiệu quả của quá trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác giám sát và lập kế hoạch sản xuất. Giám đốc sản xuất không chỉ chịu trách nhiệm giám sát sản phẩm mà còn phải giám sát con người, và những yếu tố sản xuất khác như máy móc, nguyên vật liệu và sức lao động. Do đó quản lý tốt quá trình sản xuất là chìa khóa đảm bảo thành công cho mọi doanh nghiệp.

 Giám sát quá trình sản xuất, lên lịch trình sản xuất
 Giám sát quá trình sản xuất, lên lịch trình sản xuất

Để lập kế hoạch thì bộ phận sản xuất nói chung phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận tiếp thị, bộ phận bán hàng, kho…Điều quan trọng nhất là phải thống kê và phân tích rõ ràng, cụ thể các trường hợp có thể xảy ra.

Một Product Manager phải thu thập được các dữ liệu như dự báo tiêu thụ sản phẩm, đơn đặt hàng, lịch giao hàng, số lượng hàng hóa tồn kho hay sản xuất dở dang, nguồn lực con người và máy móc. Từ đó có thể lên kế hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất cũng như những phương án dự phòng.

Việc làm giám sát sản xuất

2.2. Đảm bảo rằng sản xuất có hiệu quả về mặt chi phí

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Nếu không cân nhắc tính toán một cách hợp lý việc sản xuất vượt chi phí nguồn vốn là điều rất dễ xảy ra. Chính vì vậy quản lý chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu của giám đốc sản xuất, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu lợi nhuận của công ty.

Đảm bảo rằng sản xuất có hiệu quả về mặt chi phí
Đảm bảo rằng sản xuất có hiệu quả về mặt chi phí

Trước tiên giám đốc sản xuất cần nắm rõ được các loại phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí , có như vậy doanh nghiệp mới tiết kiệm, chi tiêu hiệu quả hơn   và sau cùng là lợi nhuận tăng, các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng năng xuất hơn. Sau khi nhận diện được các loại chi phí, nhà quản lý sẽ đề ra biện pháp kiểm soát chi phí phù hợp và nên bỏ qua nhưng chi phí không cần thiết hay không thuộc phạm vi kiểm soát của mình, nếu không việc kiểm soát sẽ không đem lại nhiều hiệu quả.

2.3. Dự thảo thời gian thực hiện công việc

Các khâu trong chu trình sản xuất đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau . Vì vậy, để quá trình sản xuất diễn ra trơn tru thì bộ phận sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt về mặt thời gian. Và lập một bản dự thảo ghi rõ ràng về ngày tháng bắt đầu và hoàn thành trong từng công đoạn là điều thiết yếu để việc sản xuất diễn ra hiệu quả nhất.

 Dự thảo thời gian thực hiện công việc
 Dự thảo thời gian thực hiện công việc

 Ngày nay thị trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu sản phẩm không hoàn thành đúng chất lượng và đủ về mặt số lượng để cung cấp cho khách hàng đang có nhu cầu thì doanh nghiệp dễ bị mất uy tín, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và lớn đang sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý sản xuất phải lên kế hoạch lịch trình, sắp xếp các hoạt động, ước lượng nguồn lực để xác định thời gian hoàn thành.

Việc làm nhân viên quản lý sản xuất

2.4. Kết nối với các bên liên quan sản xuất

Mục tiêu của sản xuất là cung cấp một lượng hàng hóa cho khách hàng hay các đại lý có như cầu. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm được tạo ra phải đúng với tiêu chí mà khách hàng mong muốn. Bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, có thể lấy ý kiến đánh giá của họ qua phiếu thăm dò hay hạn gặp trực tiếp để trao đổi, nếu có gì sai sót có thể kịp thời thay đổi.

Kết nối với các bên liên quan sản xuất
Kết nối với các bên liên quan sản xuất

Không chỉ kết nối với khách hàng, các nhà cung cấp các loại vật liệu cho sản xuất cũng là đối tượng bạn cần quan tâm. Nếu giá trị vật liệu không đúng như cam kết khi mua hàng, bạn cần phải khiếu nại ngày, yêu cầu giải quyết hay bồi thường để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, kịp tiến độ.

2.5. Quản lý đội ngũ nhân sự sản xuất

Sở hữu một nguồn lực dồi dào và luôn hết mình trong công việc luôn là điều mà mọi nhà giám đốc mong muốn, đặc biệt với giám đốc sản xuất, khi công nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.

Quản lý đội ngũ nhân sự sản xuất

Hệ thống quản lý và cơ cấu hoạt động cần phải quy củ, nề nếp. Để nhân công làm việc khoa học và đúng trách nhiệm,  Product Manager sẽ là người đề ra những quy định trong sản xuất. Từ đó có những chính sách  thưởng phạt hợp lý và tuyên dương những cán bộ, công nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Bên cạnh đó, giám đốc sẽ phải có những ý tưởng về chính sách đãi ngộ, chế độ quyền lợi phù hợp để giữ chân nhân tài và chiêu mộ những nhân viên tiềm năng về công ty của mình.

Việc làm tổ trưởng sản xuất

3. Yêu cầu trình độ, kỹ năng đối với Product Manager

Để có thể đảm nhiệm được vị trí này, các  ứng viên phải sở hữu rất nhiều kĩ năng và kiến thức về quản lý, cũng như chịu được áp lực cao khi phải giám sát nhiều hoạt động cùng một lúc.Cụ thể:

Tác phong quản lý chuyên nghiệp: Vì bạn phải xử lý một núi công việc trong một ngày, vì vậy sự chậm trễ sai sót sẽ gây trở ngại và làm gián đoạn trong công việc, ảnh hưởng xấu đến quy trình sản xuất. Vì vậy, giám đốc quản lý rèn luyện cho mình tác phong chuyên nghiệp như xử lý nhanh, chính xác, luôn tập chung vào công việc. làm việc một cách khoa học, không mất bình tĩnh khi xảy ra vấn đề và luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu.

Kĩ năng lập kế hoạch tổ chức: Để điều hành quy trình sản xuất thuận lơi, bạn cần dự thảo các công việc sẽ làm và thời gian sản xuất phải chính xác, rõ ràng. Việc phác thảo kế hoạch còn giúp bạn nhìn ra những thiếu sót cũng như đảm bảo tuần tự các hoạt động diễn ra mà không bỏ lỡ hoạt động nào.

Kỹ năng quản lý con người: Giám đốc sản xuất phải quản lý rất nhiều nhân công và các phòng ban liên quan đến sản xuất. Điều này khiến bạn dễ bị sao nhãng và không thể khái quát được tất cả nguồn nhân lực hiện có. Hãy học cách làm chủ và quản lý họ, làm sao để đội ngũ nhân công hiểu được trách nhiệm và ý nghĩa công việc mình đang làm.

Trách nhiệm với công việc: Để thực hiện tốt công việc bạn cần có trách nhiệm và tình yêu đối với nó, nhất là những vị trí phức tạp và dễ căng thẳng như các nhà quản lý, giám đốc. Hãy luôn nhìn vào điều tích cực và lí do bạn muốn gắn bó với nghề này mỗi khi bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi nhé.

Yêu cầu trình độ, kỹ năng đối với Product Manager
Yêu cầu trình độ, kỹ năng đối với Product Manager

Trên đây là những kĩ năng cơ bản mà  một giám đốc sản xuất cần có. Để tiến xa hơn với nghề này bạn cũng có thể học thêm các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ thông tin..để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của máy móc, thiết bị sản xuất. Trong trường hợp xảy ra sự cố có thể kịp thời nhận ra vấn đề và ứng phó .

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội

4. Những quyền lợi được hưởng từ vị trí Product Manager

Với những tiêu chuẩn và trách nhiệm của một Product Manager như đã nêu trên, thì mức lương cho vị trí này cũng rất xứng đáng cùng với chế độ đãi ngộ bậc nhất. Đây là vị trí đòi hỏi sự khắt khe về kĩ năng cũng như kiến thức chuyên môn mà bạn cần phải trau dồi học hỏi trong một quá trình dài và đây là điều không phải ai cũng là được.

Những quyền lợi được hưởng từ vị trí Product Manager
Những quyền lợi được hưởng từ vị trí Product Manager

Ngoài ra ở cương vị giám đốc sản xuất đảm đương khá nhiều công việc lớn, vì vậy công ty sẽ có những ưu đãi đặc biệt khác dành cho bạn. Cụ thể bạn sẽ nhận thêm được tiền phụ trách chức vụ, tiền quản lý, tiền doanh thu, tiền thưởng nếu công ty phát triển tốt….

Giám đốc sản xuất là bước đệm tốt cho bạn phát huy hết khả năng và rèn luyện được khả năng quản lý, sắp xếp công việc. Mức lương cho vị trí này còn tùy thuộc vào quy mô công ty và kinh nghiệm của ứng viên, nhưng sẽ dao động vào khoảng 20tr-35tr/ tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể có cơ hội được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài, được học hỏi và tiếp xúc với những người thành công và kĩ năng xuất trúng trong ngành này.

 Trên đây chính là bản mô tả công việc Product Manager đầy đủ nhất. Hi vọng chúng sẽ hữu ích với bạn trên còn đường chinh phục công việc hấp dẫn này. Hãy thường xuyên cập nhập những thông tin hữu ích trên website timviec365.vn để tìm thấy cơ hội nghề nghiệp cho mình. Tải về ngày bản mô tả công việc Product Manager chi tiết ngay sau đây nhé.

 Mô tả công việc Product Manager.docx

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;