Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Trả lời câu hỏi phỏng vấn] Mức lương mong muốn là bao nhiêu!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn đã có một buổi phỏng vấn hoàn hảo với kịch bản câu hỏi như chuẩn bị và sắp sửa cảm ơn và chào tạm biệt nhà tuyển dụng thì đột nhiên, câu hỏi về về đàm phán lương- mức lương mong muốn là bao nhiêu rơi ập xuống đầu bạn. Bạn vò đầu và bứt tại không biết xử trí như thế nào? Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, một số mẹo chuẩn bị nho nhỏ được timviec365.vn nêu ra ngay sau đây có thể cần thiết cho bạn để trả lời câu hỏi hóc búa này nhanh nhất.

Ngay cả bạn là người đã có kinh nghiệm phỏng vấn đi chăng nữa, thì câu hỏi đàm phán lương bổng bao giờ cũng là một vấn đề ý nhị, nhạy cảm và cần thận trọng để đưa ra quyết định. Hầu hết tất cả chúng ta đều không muốn người khác thăm dò về mức lương của mình. Nhưng không phải ai cũng có thể đưa ra một trả lời chính xác, đúng đắn trong trường hợp được nhà tuyển dụng hỏi trực diện. Trả lời cụ thể hay dùng kế hoãn binh, nâng mức thu nhập mong muốn của mình lên hay hạ xuống, tất cả chúng đều nằm trong diện phải cân nhắc. 

Mức lương mong muốn là bao nhiêu và câu trả lời đầy đủ nhất!
Mức lương mong muốn là bao nhiêu và câu trả lời đầy đủ nhất!

Đưa ra một mức lương thấp trong thỏa thuận phỏng vấn có nghĩa rằng, bạn sẽ bị “hớ”. Tuy vậy, khi nói thách quá cao về mức lương mong muốn là bao nhiêu, lại làm gia tăng nguy cơ ứng viên sớm bị gạch khỏi danh sách trúng tuyển vì rất có thể nhà tuyển dụng đánh giá rằng, bạn đang quá huyễn hoặc về năng lực của mình. Họ cũng khó lòng để chấp nhận “lỗ” để bỏ ra mức lương cao chót vót để chiêu mộ bạn về. 

 Trong tình huống này, lời khuyên chung cho ứng viên, đó chính là hãy trả lời chính xác nhưng không quá chi tiết, tỉ mỉ. Hãy chứng tỏ rằng, bạn thật sự hứng thú với vị trí công việc và năng lực, kinh nghiệm của bạn đủ để có thể đảm nhiệm được vị trí mà họ đang tuyển dụng. Thay vì chứng tỏ rằng, bạn là một người quá khôn khéo trong việc đàm phán lương, hãy thành thật với họ về năng lực của bản thân mình.

Một số mẹo ngay sau đây, hướng dẫn đầy đủ về cả quy trình đàm phán lương sẽ hữu ích cho bạn. 

1. Chuẩn bị hành trang trả lời câu hỏi về đàm phán lương trước thềm phỏng vấn 

Phần lớn những ai đã đọc đến bài viết này, đều đã ít nhất một lần trải qua sự cố đàm phán lương không thật sự như ý. Trong khi những người trẻ lần đầu dấn thân vào công cuộc phỏng vấn thì vẫn đang còn “đam mê” chuẩn bị những câu trả lời mẫu cho hệ thống câu hỏi truyền thống, câu hỏi tình huống và đang khao khát nhà tuyển dụng gửi một mức lương tốt và vào địa chỉ email cùng với thông báo trúng tuyển.

Chuẩn bị hành trang trả lời câu hỏi về đàm phán lương trước thềm phỏng vấn
Chuẩn bị hành trang trả lời câu hỏi về đàm phán lương trước thềm phỏng vấn 

Lương là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, những câu hỏi về lương bởi lý do này mà rất khó trả lời. Dù bạn đã dự phỏng câu hỏi này trong list những câu mà tuyển dụng sẽ hỏi, những không có một sự chuẩn bị kỹ càng thì khả năng bạn lóng ngóng, hoảng hốt sau khi nghe nhà tuyển dụng đọc câu hỏi là rất cao. Thay vì “ngồi yên đợi giặc”, bạn hoàn toàn “phong tỏa”sự lo sợ của mình bằng những kiến thức cụ thể về mức lương cũng như rèn luyện tác phong trả lời cho mình:

1.1. Nghiên cứu kỹ lưỡng về mức lương trên thị trường

Thật ra, dù là câu hỏi hóc búa nhưng giải pháp của nó cũng không quá khó để bạn làm. Bước đầu rất quan có thể giúp ứng viên đưa ra một câu trả lời có thể chấp nhận được, đó là nghiên cứu thăm dò kỹ lưỡng về mức lương của vị trí bạn đang mong muốn ứng tuyển trên thị trường. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của các website tuyển dụng nhân lực trực tuyến như timviec365.vn bạn có thể vào tạo tài khoản trực tiếp trên đó và sử dụng tính năng tra cứu lương. 

Những con số về lương này, khá chính xác tương ứng với những điều kiện cụ thể của ứng viên. Đây là cách khá đơn giản để bạn có thể định vị được một mức lương tối thiểu cho mình. Ngoài ra, ứng viên cũng nên tham khảo về tình hình chi trả lương thưởng vị trí tương tự của bạn tại những bản mô tả công việc hoặc trong báo cáo lương hằng năm của các đơn vị uy tín lẫn tình hình công ty...sẽ giúp bạn nắm thế chủ động hơn trong việc đề xuất mức lương vừa nằm trong khoảng mà doanh nghiệp đủ năng lực để chi trả cũng như bạn thân bạn cũng thấy hài lòng phần nào.

1.2. Luyện tập phong thái lúc trả lời câu hỏi 

Luyện tập phong thái lúc trả lời câu hỏi phỏng vấn
Luyện tập phong thái lúc trả lời câu hỏi phỏng vấn

Dù đã nắm được tinh thần và mục đích của buổi phỏng vấn và ý đồ của nhà tuyển dụng từ trước, nhưng đáp lại họ bằng thái độ nhát gừng, ngập ngừng, thiếu tự tin hoặc để lộ những điểm yếu...thì kết quả cũng không mấy triển vọng.

 Bạn cần phải luyện tập được phỏng thái, cách trả lời câu hỏi đó ở nhà thật tự tin để khi bạn đối mặt trực diện với nhà tuyển dụng, có thể ứng dụng, đường hoàng đàm phán với thái độ tự tin, quyết đoán và sự chân thành. Thêm vào đó,sự chuẩn bị về câu chữ, từ ngữ với sức thuyết phục cao trong quá trình phỏng vấn cũng là cơ hội để bạn ghi điểm thêm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy luyện tập để chứng tỏ rằng, trước mặt họ là ứng viên chững chạc, người có đủ năng lực cân đo đong đếm được giá trị của mình và từng tìm hiểu về cục diện lương thưởng trên thị trường. 

Việc làm lương cao tại Hồ Chí Minh

2. Nên nói gì khi được hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu?

Quá trình chuẩn bị là bước đệm cần thiết để quả trình trả lời câu hỏi về lương của nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng đơn giản hơn. Khi được hỏi về mức lương, bốn chiến thuật trả lời ngay sau đây có thể phù hợp với bạn. 

 Nên nói gì khi được hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu?
 Nên nói gì khi được hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu?

2.1. Tìm kế "hoãn binh"

Một trong những nguyên tắc được khuyên bởi các chuyên gia đó là, ứng viên không nên đề cập đến mức lương trước nếu như nhà tuyển dụng chưa hỏi đến nó. Và dĩ nhiên, nếu chưa thực sự sẵn sàng để trả lời câu hỏi đó thì việc bạn cố gắng tránh xa những câu trả lời hay câu hỏi để “lái” buổi trò chuyện sang chủ đề nhạy cảm cũng không được khuyến khích.

Tốt hơn hết, bạn chỉ nên trả lời vào trọng tâm câu hỏi, tránh việc làm man và đi xa chủ đề để cố gắng dồn câu hỏi nhạy cảm này vào phần cuối của buổi phỏng vấn. Trong trường hợp bạn bị nhà tuyển dụng dồn đến “bước đường cùng” , bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng giải thích cặn kẽ hơn về các vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi của bạn như: độ căng thẳng áp lực của công việc như thế nào, phúc lợi đi kèm với mức lương có hậu hĩnh không, lộ trình thăng tiến tại công ty ra sao...

Tìm kế hoãn binh - chiến thuật đàm phán lương thông minh
Tìm kế hoãn binh - chiến thuật đàm phán lương thông minh

Cùng với đó là bạn dành thêm chút thời gian để nó về những kinh nghiệm và thành quả của mình...và mức độ tương hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Sau khi thực hiện xong quy trình, bạn tổng kết các ý và đưa ra một con số khoảng chừng dựa trên sự tham khảo trước đó và những thông tin vừa mới vừa tìm hiểu và đưa một mức lương ước chừng.

2.2. “Đá bóng” câu hỏi qua cho nhà tuyển dụng

Khi bạn chưa chắc chắn về quyết định của nhà tuyển dụng và mức lương cho những giá trị, kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể lựa chọn giải pháp đặt những câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng cũng về vấn đề này để nghe họ chia sẻ. 

Bạn có thể hỏi về dự định chi ngân sách của công ty cho việc trả lương, chế độ lương thưởng cho một số vị trí mà họ đang tuyển dụng tai công ty. Bạn cũng có thể dùng câu trả lời rằng, vối cùng một vị trí những khối lượng công việc có thể khác nhau, chế độ phúc lợi có thể khác nhau và muốn nghe chia sẻ nhiều hơn từ nhà tuyển dụng.

“Đá bóng” câu hỏi về lương qua cho nhà tuyển dụng
“Đá bóng” câu hỏi về lương qua cho nhà tuyển dụng

 Tác dụng của động thái này chính là cố gắng kéo dài thời gian trước khi trả lời câu hỏi và đưa nhà tuyển dụng vào thế bí tương ứng với bạn để đào sâu thêm những thông tin. Từ đây sẽ giành được lợi thế trả lời. 

2.3. Chứng tỏ rằng, mức lương bạn sắp sửa đưa ra có căn cứ khoa học

Ứng viên chỉ giữ thế chủ động khi chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng, họ đã có tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng dựa trên những con số, gắn liền với những tiêu chi tuyển dụng khác nhau. Đây cũng là một cách tốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng, bạn là người chu đáo, kỹ càng. 

Tìm việc làm chuyên viên tiền lương

2.4. Đưa ra quyết định dứt khoát

Đưa ra quyết định khi được hỏi về mức lương mong muốn
Đưa ra quyết định khi được hỏi về mức lương mong muốn 

Dù hoãn binh hay né tránh hay chứng minh năng lực thì cuối cùng bạn vẫn phải đưa ra một câu trả lời cuối cùng, hãy chắc chắn rằng, bạn không đưa ra câu trả lời chính xác 100% về mức lương mong muốn là bao nhiêu của mình. Hãy đưa ra một khoảng lương kỳ vọng của bạn. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên lựa chọn khoảng cận dưới của bạn để đề xuất mức lương. Cũng cần lưu ý đừng để nó quá thấp và khoảng lương đó có thể thay đổi ít nhiều khi nhà tuyển dụng đưa ra đàm phán . 

Bạn cũng có thể trả lời như sau : “ Tôi đang tìm kiếm vị trí công việc này với mức lương dao động từ 10 - 13 triệu đồng/tháng. Tôi nghĩ rằng, đây là mức hợp lý mà công ty có thể chi trả cho những kinh nghiệm, thái độ làm việc trách nhiệm của tôi. Đây cũng là mức lương tôi cảm thấy thoải mái nhất và đủ mang lại cho tôi động lực để gắn bó lâu dài với công ty trong tương lai”. 

3. Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi Mức lương mong muốn là bao nhiêu 

 Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi Mức lương mong muốn là bao nhiêu
 Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi Mức lương mong muốn là bao nhiêu 

Bạn có thể thực hiện theo kịch bản trên đây trước câu hỏi khoai của nhà tuyển dụng, nhưng cũng cần lưu ý những điều đặc biệt đưa ra câu trả lời về mức lương để chắc chắn rằng, quyết định trong thời điểm quan trọng không làm bạn bị thất vọng. 

3.1. Không đưa ra mức lương quá thấp 

Việc đề nghị một mức lương thấp đến nỗi không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân bạn đầu có thể làm bạn cảm thấy chắc chân hơn và cạnh tranh được với các ứng viên khác, đặc biệt trong hoàn cảnh bạn không có đủ kinh nghiệm. Tuy nhiên, một mức lương không thể đảm bảo được nhu cầu của cuộc sống có thể làm bạn thấy mất động lực khi làm việc khi đồng nghiệp sở hữu mức lương cao hơn, chất lượng và tinh thần khi làm việc có thể bị ảnh hưởng bởi ý định thất vọng về mình và nhảy việc.

3.2. Không nên đưa ra con số lương bổng cụ thể 

 Không nên đưa ra con số lương bổng cụ thể
 Không nên đưa ra con số lương bổng cụ thể 

Có thể thời điểm nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này, trong đầu bạn đã hình dung ra một con số chính xác, tròn trĩnh nào đó giúp bạn toại nguyện. Ngay cả như vậy đi nữa thì việc đưa ra những con số lương bổng cụ thể cũng không được khuyến khích. Bởi đây chính là cách mà bạn tự chặn đứng cơ hội được đàm phán của mình và ngay lập tức bị nhà tuyển dụng “nắm thóp” và đưa ra quyết định “đi hay ở lại”. 

Việc làm

3.3. Không cố gắng chần chừ

Hãy chắc chắn rằng, trước thềm buổi phỏng vấn của bạn diễn ra, bạn đã có một buổi chuẩn bị chiến lược nghiêm túc. Việc đá bóng câu hỏi hay gác lại và đẩy câu hỏi xuống cuối chỉ là động thái giúp bạn có thêm thời gian để cân nhắc và xem xét về mức lương của mình mà thôi. Việc chính thực khước từ ngay lập tức hoặc lẩn trốn, vòng vo từ đầu đến cuối trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng...sẽ làm họ mất thiện cảm với bạn.

Không cố gắng chần chừ khi đưa ra quyết định về lương
Không cố gắng chần chừ khi đưa ra quyết định về lương

Trên đây chính là những kinh nghiệm có thể trả lời thành công câu hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu từ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Hãy tích lũy những thông tin cần thiết nhất và luyện tập để chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn thành công nhé. 

Có nên nói mức lương ở công ty cũ của mình cho nhà tuyển dụng?

Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn có muôn vàn vấn để để nói đến. Sau khi trả lời cho câu hỏi về mức lương mong muốn của bạn, ứng viên cũng có thể tham khảo thêm bài viết “Có nên nói mức lương ở công ty cũ của mình cho nhà tuyển dụng” để trả lời câu hỏi “khoai” không kém này nhé!

Có nên nói mức lương ở công ty cũ của mình cho nhà tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;